Suy tư - Cảm nghiệm

Cám dỗ của những việc tốt lành

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,586
  • Ngày đăng: 21/10/2022 05:41:12

CÁM DỖ CỦA NHỮNG VIỆC TỐT LÀNH

 

Sự tự hào về bản thân mình và khinh thường người khác, là cám dỗ rất thường xuyên. Nếu không để ý, chúng ta cũng thường cầu nguyện với Chúa như người Pha-ri-sêu

 

 

Khi giúp đỡ ai, hoặc làm việc từ thiện, chúng ta cảm thấy niềm vui và bình an trong tâm hồn. Đó là niềm vui chính đáng. Niềm vui ấy như là một phần thưởng cho những lúc ta biết sống vì người khác. Niềm vui ấy là động lực tốt, thúc đẩy chúng ta làm nhiều điều tích cực cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây cũng là cám dỗ, nếu không để ý, chúng ta sẽ đánh mất chính mình.

 

Nếu ngồi suy ngẫm và tự hỏi chính mình, tôi làm việc tốt với động lực nào vậy? Thật khó, để tìm ra một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này. Trong mỗi hành động, chúng ta bị chi phối bởi rất nhiều động lực khác nhau. Đôi khi, chúng ta làm việc tốt và điều thiện, để được kính trọng, được ngưỡng mộ, và được nhiều người biết đến… Cho dù, chúng ta không có chủ đích đi tìm tiếng vang cho mình, nhưng những điều ấy tự nhiên đến, và tạo cho chúng ta cảm giác hài lòng, thích thú về những điều tốt lành, mà ta đã thực hiện. Đây là cám dỗ dai dẳng mà người tốt phải đối diện. Làm thế nào để chúng ta có thể vượt lên những điều này, vượt lên những cám dỗ tự hào về những điều tốt lành, để rồi không tự mãn về chính mình?

 

Trong bài Tin mừng hôm nay[1], thánh sử Luca kể về hai nhân vật lên đền thờ cầu nguyện. Dụ ngôn đề cập đến những điều xảy ra ở bên trong của hai người:

Người thứ nhất, thuộc nhóm Pha-ri-sêu. Anh ta liệt kê những thành tích vẻ vang của mình. Anh ta đã giữ trọn và thực hành tốt những gì luật dạy trong kinh Torah[2]. Thậm chí, người Pha-ri-sêu còn làm nhiều hơn, những gì mà luật đòi buộc. Nhưng không may, anh ta tự mãn với những điều đó. Anh ta thấy mình tốt lành, không xấu xa như những người khác. Anh ta đã so sánh với người thu thuế, và hãnh diện về đời sống tốt lành của mình. Cái lỗi của anh ta, là muốn biết mình hơn người khác, và tự biến mình thành tiêu chuẩn, để đánh giá, để khinh thường người khác. Lời cầu nguyện của anh không được Chúa nhận lời.

 

Còn người thu thuế. Anh ta không công khai tạ ơn Thiên Chúa, thay vào đó, anh ta chỉ dâng lời cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta không thấy thánh Luca đề cập gì đến cuộc sống thường ngày của anh ta. Nhưng người cùng thời, có thể biết rõ, anh ta là người cộng tác với người La-mã. Anh ta là một người thu thuế, và chắc chắn công việc thường ngày của anh ta dính bén đến những điều xấu xa và tội lỗi. Nhưng trong lời cầu nguyện, anh ta thể hiện lòng tin tưởng, niềm hy vọng và trông cậy vào Thiên Chúa. Anh ta ý thức rằng, chỉ có Thiên Chúa mới có thể chữa lành được những thương tích trong tâm hồn mình. Và kết quả, anh ta được trở nên công chính.

 

Lời cầu nguyện chân thành của người thu thuế là một lời cầu nguyện được Chúa đoái thương. Lời nguyện ấy đã thánh hóa anh ta, bất chấp tất cả dáng vẻ bề ngoài. Một lời cầu nguyện đưa anh ta đang đứng ở xa, đến gần Thiên Chúa hơn.

 

Trong lời cầu nguyện của người pha-ri-sêu không có sự tôn thờ, sám hối hay xin tha thứ, mà chỉ có lời tạ ơn với cái nhìn tự mãn. Anh ta dùng những lời tạ ơn, nhưng với ẩn ý tự tôn mình lên. Do dó, lời cầu nguyện này không đẹp lòng Thiên Chúa. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra, lời cầu nguyện của anh ta không tập trung vào Thiên Chúa, cũng không nhắm đến người thu thuế, mà chỉ tập trung vào chính mình. Anh ta muốn so sánh với người khác, để chứng tỏ và xác tín, mình sống tốt hơn những người khác. Khi đã thấy mình có đủ mọi thứ và tốt ở mọi điểm. Anh ta không cần cầu xin gì thêm từ Thiên Chúa.

 

Kiêu ngạo là một trong bảy mối tội đầu.[3]  Nó gắn liền với bản chất của chúng ta. Chúng ta sẽ phải chiến đấu với nó suốt đời. Đôi khi, chúng ta tưởng mình đã vượt lên được, thì lòng kiêu ngạo lại ngụy trang dưới những hình thức khác tinh vi và tế nhị hơn. Có những lúc, chúng ta sống khiêm nhường như lời Chúa dạy, nhưng là để được tôn vinh hơn.

 

Sự tự hào về bản thân mình và khinh thường người khác, là cám dỗ rất thường xuyên. Nếu không để ý, chúng ta cũng thường cầu nguyện với Chúa như người Pha-ri-sêu: tạ ơn Chúa, con không bị phạm tội này, không vướng vào tệ nạn kia; đứa con của con không xấu như những đứa khác….

 

Thực ra, đời sống đạo đức là một điều tốt, nhưng tự hào về đạo đức của mình lại là một cám dỗ. Làm việc lành là một điều tốt, nhưng nếu việc lành khiến ta khinh miệt tha nhân, thì thật là nguy hiểm.

 

Dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta có mối quan hệ đúng đắn với Thiên Chúa, để có mối quan hệ đúng đắn với thế giới xung quanh và với chính mình. Hãy bắt chước Thiên Chúa, làm điều thiện và sống tốt lành, nhưng không tự mãn, không khinh thường người khác.[4] Hãy lên tiếng tạ ơn Thiên Chúa, về những điều ta đang có, nhưng không lấy mình làm tiêu chuẩn, mà lên tiếng chỉ trích, chê bai người anh em. Nếu muốn chọn một tiêu chuẩn để đánh giá bản thân, thì hãy nhìn lên cao, để tiến tới gần hơn sự thiện hảo của Thiên Chúa.

 

Dụ ngôn hôm nay cho thấy, lời cầu nguyện chân thành không phủ lấp đi sự cao cả, vẻ đẹp và sự tốt lành của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện chân thành giúp chúng ta hướng về Thiên Chúa và mở lòng, đón Ngài vào trong tâm hồn mình. Yếu đuối và tội lỗi muốn đẩy chúng ta ra xa Thiên Chúa, nhưng những lời cầu nguyện chân thành sẽ kéo ta đến gần Thiên Chúa hơn.

 

Giuse Trần Văn Ngữ, SJ(dongten.net)

[1] Tin Mừng Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm C: Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế (Lc 18,9-14). Dụ ngôn này liên kết chặt chẽ với dụ ngôn trước và sau đó. Dụ ngôn trước đó, nói về quan tòa bất chính và bà góa phụ (Lc 18,1-8). Dụ ngôn sau đó (Lc 18,15-17), đề cập đến sự khiêm nhường của những người nhỏ bé. Nước trời dành cho những người trở nên bé nhỏ như trẻ em – tin tưởng và mở rộng tấm lòng trước Thiên Chúa. Nội dung của các dụ ngôn này đề cập đến mối tương quan của: công lý, công bình và lời cầu nguyện.

[2] Xem Lv 16,29; 23,27; 27,30; Ds 18,21-24.

[3] Bảy mối tội đầu: Kiêu ngạo, hà tiện , dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét, lười biếng.

[4] Theo cái nhìn của đức tin, mọi sự chúng ta có đều là món quà đến từ Thiên Chúa, chứ không phải là do công trạng và do mình xứng đáng.

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 4)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 94)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 557)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 650)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 243)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 500)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 315)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Sự thật là gì? (30/03/2024 10:41:24 - Xem: 295)

Sự thật của Thiên Chúa đi kèm với chống đối và bách hại. Ai muốn sống sự thật này, hãy tự đóng cho mình cây thập giá và lê lết vác nó đi cả kiếp người.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 435)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7