Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Chúng ta cùng… cổ võ ơn gọi

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,373
  • Ngày đăng: 07/05/2022 06:18:08

CHÚNG TA CÙNG ... CỔ VÕ ƠN GỌI...

 

Mục đích cốt yếu của “ơn gọi chung” được ĐTC nhắn nhủ: “Thiên Chúa đặt một lời kêu gọi cụ thể cho mỗi người chúng ta. Người chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu của Người...

 

 

Mỗi dịp Chúa Nhật IV Phục Sinh sắp đến, bạn sẽ thấy các cộng đoàn dòng tu ráo riết chuẩn bị cho việc cổ võ ơn gọi. Việc làm này thường chỉ tổ chức đặc biệt vào dịp lễ cầu cho ơn Thiên triệu linh mục, tu sĩ mà thôi, còn các dịp khác trong năm thường chỉ được thực hiện trong quy mô nhỏ. Tổ chức đặc biệt ở đây được hiểu là quy mô rộng lớn khắp các nhà thờ Công Giáo, thêm vào đó là những hình thức sáng tạo khác nhau để cổ võ ơn gọi linh mục và tu sĩ nơi người Kitô Hữu. Có người ví von ngày này là “ngày Hội của các Dòng Tu”. Ví von như thế cũng không sai vì đó là dịp mỗi dòng tu giới thiệu về ơn gọi của dòng tu mà họ đang bước theo hầu mong dấy lên nơi lòng khao khát trở nên linh mục tu sĩ mà Chúa mong muốn nơi người trẻ. Tuy nhiên, lối ví von kể trên cũng chưa hẳn là đúng, bởi chỉ mới dấy lên lớp vỏ bên ngoài trong bao nhiêu tầng ý nghĩa sâu xa của ngày lễ này.

 

Thực khi nhắm đến cụm từ “ngày hội” thì người ta có thể tưởng tượng khung cảnh như một ngày hội chợ chẳng hạn, với những gian hàng được đặt ở khắp nơi và trưng bày đủ thứ mặt hàng bắt mắt. Những khung cảnh xung quanh cũng được đầu tư và có nơi cũng không thể thiếu chương trình văn nghệ với sự góp mặt của các ca sĩ Công Giáo. Nghĩ tới khung cảnh ấy thì vui quá! Nhưng “ngày Hội của các dòng tu” có phải được hiểu với vẻ ngoài như mô tả không? Có phải đó là ngày các dòng tu có cơ hội phô bày những bộ tu phục và đồ “hand-made” đẹp? Có phải là ngày thể hiện ơn gọi dòng này có điểm mạnh này, còn ơn gọi dòng kia có điểm mạnh khác? Có phải những cử điệu, tờ bướm hấp dẫn, những lời giới thiệu hùng hồn thuyết phục các bạn trẻ là mục đích của ngày lễ này? Rồi cuối cùng có ai đó suy nghĩ rằng: Có phải ơn gọi tu trì thì tốt đẹp, thánh thiện và cao cả hơn ơn gọi gia đình hay ơn gọi sống độc thân giữa đời? Thật lòng, xin đừng hiểu như vậy vì vô tình sớm muộn suy nghĩ ấy sẽ làm biến chất đời tu, thậm chí còn làm lệch cái nhìn giữa các bậc sống ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội.

 

Trong Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2022[1] được Phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến vào ngày 5/5 vừa qua, ĐTC nhấn mạnh về vai trò của “ơn gọi chung” trong lòng Giáo Hội hiệp hành. Ngài đã nói ngay từ đầu rằng: “Từ ngữ “ơn gọi” không nên hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ dùng để chỉ những ai theo Chúa trên con đường dâng hiến cụ thể. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng của Đức Kitô là quy tụ nhân loại đã phân tán và hoà giải nhân loại với Thiên Chúa.” Chính vì thế, dù bất cứ bậc sống nào trong Giáo Hội cũng đều được mời gọi sống “ơn gọi căn bản là: mỗi người trong chúng ta là một thụ tạo được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương; mỗi người chúng ta đều có một vị trí riêng và đặc biệt trong ý muốn của Thiên Chúa.” Tiên vàn, hãy sống trọn vẹn ơn gọi căn bản ấy của mỗi Kitô Hữu trước khi nghĩ đến bất kỳ ơn gọi đặc thù nào khác.

 

Mục đích cốt yếu của “ơn gọi chung” được ĐTC nhắn nhủ: “Thiên Chúa đặt một lời kêu gọi cụ thể cho mỗi người chúng ta. Người chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu của Người và hướng nó đến mục đích tối hậu, đến sự viên mãn vượt trên cả ngưỡng cửa của cái chết. Đó là cách Thiên Chúa đã muốn và đang nhìn cuộc sống của chúng ta.” Chính vì thế, dù bất cứ bậc sống nào trong lòng Giáo Hội đều được mời gọi hướng đến mục đích cao nhất là để Thiên Chúa chạm vào chúng ta, để nơi đó chúng ta cảm nghiệm được tình yêu lớn lao mà Người dành cho mỗi người cách riêng, sau đó từng người lại giới thiệu Chúa cho những con người quanh mình theo cách mà Chúa đã tác động và cách mà Giáo Hội hướng dẫn. Trong tinh thần chung ấy, ngày cầu cho ơn Thiên triệu linh mục tu sĩ và hành động cổ võ ơn gọi kèm theo cũng chỉ là cách mà các tu sĩ giới thiệu lối nẻo đến cùng Thiên Chúa cho các bạn trẻ trong ơn gọi đặc thù của dòng tu mà họ đang sống và phục vụ mà thôi.

 

Ngang qua việc cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, tu sĩ trong Giáo Hội, Thiên Chúa không bỏ sót ơn gọi gia đình hay ơn gọi sống độc thân giữa đời, nhưng Người vẫn tiếp tục khơi lên “những tiềm năng, đôi khi chính chúng ta chưa biết, và trong suốt cuộc đời của chúng ta”. Thật bất ngờ, Thiên Chúa đã, đang và sẽ “làm việc không mệt mỏi để chúng ta có thể phục vụ lợi ích chung.” Chính vì thế, trách nhiệm của mỗi người Kitô Hữu không chỉ giới hạn trong những ơn gọi đặc thù của mình, mà còn được hướng tới xây dựng một thế giới huynh đệ. Nơi đó có nhiều mảnh ghép của bao nhiêu ơn gọi khác nhau và họ đang chung tay kiến thiết nên bức tranh yêu thương toàn diện như Thiên Chúa mong ước. Vì vậy, ĐTC nhấn mạnh rằng: “khi chúng ta nói về “ơn gọi”, không chỉ là vấn đề lựa chọn hình thức sống này hay hình thức sống khác, cống hiến cuộc đời mình cho một sứ vụ nào đó hoặc được lôi cuốn bởi đặc sủng của một dòng tu, phong trào hay cộng đoàn giáo hội.” Hơn nữa, “mỗi ơn gọi trong Giáo hội, và theo nghĩa rộng hơn trong xã hội, đều góp phần vào một mục tiêu chung: làm vang lên nơi những người nam nữ sự hài hoà của nhiều ân sủng khác nhau mà chỉ có Chúa Thánh Thần làm được.”

 

Vào ngày cầu cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ, nếu bạn có chứng kiến những việc làm cổ võ ơn gọi cách nhiệt tình của mỗi dòng tu, hẳn bạn cũng nhớ lại lời của ĐTC đã nói mà hiểu được điều mà các “cổ võ viên” đang làm. Họ không cố lôi kéo một bạn trẻ nào đó vào dòng tu của mình. Họ không hạ thấp danh dự và giá trị của những dòng tu khác để phô bày nét đẹp riêng của dòng tu mà họ đang sống. Họ không nhằm cho thấy chỉ có bậc sống tu trì là đẹp.

 

Hiểu được điều đó cũng đồng nghĩa với việc ĐTC mời gọi bạn cũng hãy trở nên những “cổ võ viên” để giới thiệu tình yêu Thiên Chúa cho người quanh mình bằng chính bậc sống riêng của mình. Biết đâu qua bạn mà Chúa khơi lên “tiềm năng” ơn gọi của một hay nhiều người nào đó. Bạn hãy vui mừng vì “vườn hoa” Giáo Hội có nhiều loại hoa với nhiều sắc màu, hương vị và đặc thù khác nhau. Và… bạn cũng là một trong những loài hoa ấy. Hãy tỏa sắc hương của riêng mình. Hãy nói về Chúa trong bậc sống của mình. Nhờ đó mà giữa lòng Giáo Hội hiệp hành “Các linh mục, nam nữ thánh hiến, giáo dân bước đi và làm việc cùng nhau để làm chứng rằng một đại gia đình nhân loại hiệp nhất trong tình yêu không phải là viễn tượng không tưởng, mà là chính mục đích mà Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta.

 

Little Stream(dongten.net)

[1] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2022-05/su-diep-cho-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-on-goi-2022.html

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 50)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 273)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 311)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 309)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 116 – Vài cách cầu nguyện (29/02/2024 08:18:50 - Xem: 227)

Câu hỏi: Xin chia sẻ giúp con vài cách cầu nguyện phù hợp với môi trường sinh viên? Con cảm ơn nhiều.

Năm lời khuyên để đạt được và duy trì sự bình an trong tâm hồn (26/02/2024 05:34:39 - Xem: 402)

Có nhiều lý do dẫn đến sự bất an nhưng chẳng có lý do nào là tốt cả. Chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ, nhưng điều này thực sự là không thể.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 115 - Cuộc sống luôn là lời cầu xin Chúa (17/02/2024 05:14:31 - Xem: 357)

Kinh Sáng Soi có nguồn gốc ở đâu và ý nghĩa của từng lời kinh là gì? Xin giúp chúng con hiểu sâu xa lời kinh này.

Ba điểm chính trong Sứ Điệp Mùa Chay 2024 (13/02/2024 16:25:42 - Xem: 777)

Xin cho con hỏi nội dung chính của Sứ Điệp Mùa Chay 2024 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gồm những gì?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 114 - Đạo “gốc cây” cân đạo “tại tâm” (06/02/2024 07:37:20 - Xem: 364)

Tương tự như dụ ngôn thợ làm vườn nho, dụ ngôn tiệc cưới cũng cho thấy tình yêu thương vô bờ bến Thiên Chúa dành cho con người.

Bí mật của những linh mục đứng vững (31/01/2024 08:31:12 - Xem: 552)

Một Sự Hiện Diện làm nhẹ đi mọi gánh nặng. Một Sự Hiện Diện giúp nâng cao những ngọn núi. Một Sự Hiện Diện có thể làm nên những điều kỳ diệu…

Bài viết mới