Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Có còn đi tu được không, nếu đã...

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,571
  • Ngày đăng: 26/07/2022 07:16:14

CÓ CÒN ĐI TU ĐƯỢC KHÔNG, NẾU ĐÃ...

 

Con là đệ tử của một dòng tu. Nghỉ hè, con được về thăm nhà và gặp lại bạn cũ. Khi con còn học cấp 3 ở quê, chúng con có để ý đến nhau. Chúng con gặp lại nhau và không thể chống trả cám dỗ nên đã làm chuyện vợ chồng. Cha ơi, con vẫn tha thiết muốn đi tu, con hối hận lắm. Xin Cha cho con biết con có còn đi tu được nữa không ?
 

Con xin Cha cho phép con được giấu tên và địa chỉ mail. Xin Cha trả lời giúp con trên mục Giải đáp thắc mắc.

 

 

Giải đáp

H. thân mến,

Rất thông cảm với nỗi băn khoăn của con khi trình bầy một chuyện rất tế nhị. Để có thể nói rõ hơn về ơn gọi của con cha nghĩ rằng vị linh hướng của con sẽ giúp con đầy đủ hơn vì ngài sẽ có thể trao đổi và góp ý với con cách cụ thể . Tuy nhiên, qua những điều ngắn gọn con trình bầy ở trên cha muốn cùng với con suy nghĩ một vài điểm.

 

Khi con bắt đầu tìm hiểu ơn gọi nơi một dòng tu như một đệ tử chắc con cũng đã có một ước muốn thiết tha được dâng hiến đời mình cho Chúa. Với tuổi trẻ và sự nghiệp chưa gì lớn lao hẳn là con chưa có gì để trao dâng cho Chúa ngoài trái tim tình yêu của tuổi thanh xuân. Con cũng đã cảm thấy sự mạnh mẽ của tình yêu Thiên Chúa để thấy mọi cái khác đều nhỏ bé và tầm thường. Cha không biết sau một thời gian tìm hiểu, ước muốn ấy của con có còn mãnh liệt nữa không. Nhưng chuyện vừa xẩy ra sẽ buộc con phải suy nghĩ.

 

Với một thiếu nữ bình thường khi chuẩn bị cho đời sống hôn nhân thì việc quan hệ vợ chồng cũng là điều hệ trọng không thể khinh suất, không thể dễ dàng. Phần con vì đã có ý hướng dâng mình cho Chúa nên  lẽ ra con đã không thể coi thường việc này.

 

Để đi đến chỗ « làm chuyện vợ chồng » chắc không phải chỉ sau một lần gặp gỡ hay một phút tình cờ mà hẳn đã có một quá trình xây dựng tình cảm, một quá trình tiếp xúc không chỉ trong thời gian đi học mà cả trong thời gian về nghỉ hè nữa. Để rồi sau nhiều lần gặp gỡ khi tình cảm và nhục cảm đạt tới mức không thể chống trả được thì đã xẩy ra điều đáng tiếc.

 

H. thân mến,

Con nói rằng con vẫn tha thiết muốn đi tu nhưng con tha thiết với điều gì của đời tu ? Phải chăng là ước muốn đi theo Đức Kitô bằng cách sống các lời khuyên của Tin Mừng : khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục hay chỉ tha thiết với cuộc sống bình an thanh thản ? Khi Chúa mời gọi ai Ngài cũng ban cho nguời ấy ơn huệ để sống những đòi hỏi của bậc sống ấy. Con có còn cảm thấy mình có khả năng để sống lời mời gọi hiến dâng không ? Hay qua chuyện vừa xẩy ra con thấy rằng đời tu không hợp với con nữa hoặc con thấy mình không thể đảm nhận những đòi hỏi của đời hiến dâng. Hiện con vẫn mới chỉ ở giai đoạn tìm hiểu nên con cũng chưa bị ràng buộc gì để phải khó khăn khi quyết định.

 

Những khó khăn với con vẫn còn ở phía trước. Những ảnh hưởng của tình cảm và nhục cảm không dễ dàng xóa đi trong tâm tư của con đâu. Nó còn đeo đuổi và khuấy động tâm hồn con rất nhiều và con cũng sẽ khó có được sự bình an sâu thẳm. Nếu con cứ tiếp tục đời tu thì những mặc cảm và lo âu sẽ đè nặng trên cuộc sống của con. Con sẽ phải tìm cách dấu diếm và cứ nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sự kiện sẽ bị phơi bầy và như thế tâm hồn con sẽ khó tìm đuợc sự yên ổn thực sự.

 

Cha không trao đổi trực tiếp với con để hiểu rõ con hơn nhưng qua những gì con trình bầy thì cha thấy dấu chỉ ơn gọi đời tu của con không còn rõ nữa và điều quan trọng không phải là con muốn gì mà là Chúa muốn gì cho con. Vì thế, con nên chọn lựa bậc sống phù hợp với con theo ý Chúa.

 

Một lời khuyên cuối cùng là con đừng bao giờ để điều đáng tiếc xẩy ra một lần nữa vì những hậu quả của nó sẽ để lại nhiều đau buồn và khổ sở lắm.

 

Xin Chúa giúp con thấy rõ hơn con đường mà Chúa muốn con đi.

 Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích CSsR

(dcctvn.org 29.11.2016)

Bài cùng chuyên mục:

4 sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện (22/04/2024 16:29:07 - Xem: 120)

Là Kitô hữu, việc cầu nguyện không xa lạ gì với chúng ta, nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ về bản chất của cầu nguyện và chính xác cầu nguyện là gì chăng?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 126)

Đối với ông bà tổ tiên đã qua đời khi ra thăm mộ, con có nên trò chuyện hay xin họ ban ơn gì không? Con phải làm thế nào khi ra viếng mộ để hợp với tinh thần Kitô giáo?

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 342)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 124 - Độc thân khiết tịnh vì Nước Trời (14/04/2024 06:56:25 - Xem: 21)

Linh mục hay tu sĩ dòng có lời khấn khiết tịnh vậy mức độ nghiêm trọng trong vi phạm lời khấn trong tư tưởng và hành vi khác nhau như thế nào.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 266)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 247)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 312)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 415)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 409)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 387)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7