Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Có gì nơi sự từ biệt?

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,365
  • Ngày đăng: 21/06/2022 09:36:02

CÓ GÌ NƠI SỰ TỪ BIỆT?

 

Khi từ biệt là điều tự nhiên vượt quá vòng tròn cuộc sống, thì cái chết thật sự chỉ là một phần của bí nhiệm nghịch lý, phong phú và khôn tả của tình yêu.

 

 

Từ biệt có thể rất khó khăn. Khi người chúng ta yêu thương đi xa, luôn có nỗi buồn, nhất là khi người thân yêu ra đi trong cái chết.

 

Nhưng từ kinh nghiệm, chúng ta biết rằng, đến cuối cùng, từ biệt không hẳn là cái chết nhưng là sự chuyển biến. Nó chấm dứt một cách hiện diện với người khác và mở đường cho một cách hiện diện khác, chỉ vừa mới khởi đầu và về lâu dài sẽ có lợi hơn cho yêu thương.

 

Chuyện này có vẻ hơi mơ hồ. Nhưng không phải thế. Chúng ta trải nghiệm chuyện này trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, một cô gái vừa tốt nghiệp trung học, cô dọn ra sống tự lập, cô đi xa nhà. Với cha mẹ, như thế là rất đau lòng. Đứa con gái bé bỏng bây giờ không còn bé bỏng nữa, và lời từ biệt con khi ra xe đi về, sau khi đã giúp con ổn định chỗ ở mới sẽ ghi khắc trong lòng chúng ta, con không còn bé bỏng và không còn là của mình nữa. Một điều gì đó căn bản đã thay đổi, và có thể thật khó để buông bỏ hình ảnh cô con gái một thời ở trong lòng bố mẹ. Nhưng cô bé nhỏ đó đâu đã chết. Cuộc sống của cô bây giờ mở ra với những chuyện phong phú mới, cô sẽ có bước tiến mới và quan trọng để trưởng thành, dù cho bước tiến đó thay đổi hình ảnh cô bé trong tâm hồn chúng ta.

 

Bây giờ con gái đã rời nhà và sống tự lập, hình ảnh đó sẽ như thế nào trong lòng bố mẹ? Nghịch lý thay, cô bé lại càng hiện diện với bạn hơn bao giờ hết, dù là theo cách khác. Bây giờ là người trưởng thành, cô có thể mang lại cho bạn những gì mà khi còn nhỏ sống chung, cô đã không thể đem lại. Con cái còn nhỏ có thể khơi lên trong lòng cha mẹ một tình thương đặc biệt, nhưng con cái lớn tuổi có thể khơi lên một điều khác, cũng vô cùng phong phú. Chính vì thế mà mọi cô bé cậu bé cuối cùng cần nói với bố mẹ mình những lời mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trong đêm trước khi tử nạn, “Thầy đi thì tốt hơn cho các con” – Nếu không đi xa, con sẽ luôn là đứa con nhỏ trong nhà, nhưng nếu con đi xa, con sẽ về lại nhà như người trưởng thành, đem lại cho bố mẹ một sự phong phú mới.

 

Cuối cùng sự chia ly lạnh lẽo lúc từ biệt có thể nhường chỗ cho một hội tụ ấm áp hơn, sâu sắc hơn và không còn phụ thuộc vào sự gần gũi về mặt thể lý. Một lời từ biệt chân thành chính là sự chuyển biến, chứ không phải kết thúc.

 

Điều này cũng đúng trong sự chia ly nhói lòng hơn của cái chết. Chúng ta không mất người thân yêu, mà là trải nghiệm một sự chuyển biến trong sự hiện diện của họ. Ở tang lễ, chúng ta cảm nghiệm sự chuyển biến của sự hiện diện và mối quan hệ giống như của người cha người mẹ thấy con mình lớn lên và dọn ra ngoài sống. Ở tang lễ, dĩ nhiên, cảm xúc dâng trào hơn, nhưng động lực vẫn như nhau. Một sự xoay chuyển tận căn đang diễn ra. Trong cái chết, thường phải mất một thời gian, có lẽ vài năm chúng ta mới nhận ra được đây là một chuyến biến, chứ không phải cái chết. Xin cho tôi đưa ra một ví dụ.

 

Năm tôi 23 tuổi, trong vòng ba tháng, cả cha và mẹ tôi lần lượt qua đời. Họ chưa cao tuổi lắm, chỉ mới 62 và 58. Tôi và các anh chị em vẫn còn trẻ, quá trẻ (theo đánh giá của chúng tôi) để chấp nhận nổi chuyện này. Do dó, ban đầu, cái chết của cha mẹ làm cho chúng tôi cảm thấy lạnh lẽo, cay đắng, chứ không thấy được sự chuyển biến. Tuy nhiên, thời gian hàn gắn dần, và cuối cùng, chúng tôi vượt qua được. Trong trường hợp của chúng tôi, thời gian chữa lành là vì cuối cùng chúng tôi bắt đầu nhận ra sự hiện diện của cha mẹ một lần nữa, theo một cách phong phú và sâu sắc hơn cả trước khi ông bà mất. Họ đã đi xa, nhưng họ quay lại, phong phú hơn, nồng ấm hơn và sâu sắc hơn.

 

Trong lời từ biệt ở bữa tiệc ly, Chúa Giêsu bảo các môn đệ đừng sợ, đừng đau buồn quá vì Ngài ra đi. Ngài nhắc đi nhắc lại, “Thầy đi thì tốt cho anh em hơn. Nếu Thầy không đi, Thầy không thể gửi Thần Khí đến”. Chúa Giêsu cũng như cô con gái rời nhà để bắt đầu cuộc sống mới và nói lời từ biệt làm cha mẹ đau lòng, nhưng lời từ biệt đó nằm trong bối cảnh, bây giờ cô sẽ có thể hiện diện với họ theo một cách khác và rất phong phú. Từ biệt không phải là cái chết, nhưng là sự chuyển biến.

 

Từ biệt và tạm biệt, kể cả lời vĩnh biệt ở tang lễ, không phải là những đoạn tuyệt phi tự nhiên đi ngược lại dự định của Thiên Chúa và cách của những mối quan hệ tăng tiến. Dĩ nhiên có thể như thế, khi lời từ biệt hay tạm biệt xuất phát từ giận dữ, thù ghét, xâm hại hay bạo lực. Tuy nhiên, khi từ biệt là điều tự nhiên vượt quá vòng tròn cuộc sống, thì cái chết thật sự chỉ là một phần của bí nhiệm nghịch lý, phong phú và khôn tả của tình yêu.

 

Ronald Rolheiser,

J.B. Thái Hòa dịch

Bài cùng chuyên mục:

4 sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện (22/04/2024 16:29:07 - Xem: 76)

Là Kitô hữu, việc cầu nguyện không xa lạ gì với chúng ta, nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ về bản chất của cầu nguyện và chính xác cầu nguyện là gì chăng?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 117)

Đối với ông bà tổ tiên đã qua đời khi ra thăm mộ, con có nên trò chuyện hay xin họ ban ơn gì không? Con phải làm thế nào khi ra viếng mộ để hợp với tinh thần Kitô giáo?

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 332)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 263)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 241)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 309)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 411)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 405)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 381)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 116 – Vài cách cầu nguyện (29/02/2024 08:18:50 - Xem: 278)

Câu hỏi: Xin chia sẻ giúp con vài cách cầu nguyện phù hợp với môi trường sinh viên? Con cảm ơn nhiều.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7