Văn hóa - Lẽ sống

Điều gì sẽ xảy ra nếu cha mẹ không xin phép con cái trước khi ôm hoặc hôn chúng?

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,009
  • Ngày đăng: 10/10/2022 08:44:37

 

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU CHA MẸ KHÔNG XIN PHÉP CON CÁI TRƯỚC KHI ÔM HOẶC HÔN CHÚNG?

 

Cha mẹ sẽ nhận ra được tầm quan trọng của việc xin phép con cái trước khi thể hiện những cử chỉ âu yếm, thân mật.

 

Mong muốn được ôm hôn con cái là lẽ tự nhiên nhất của cha mẹ. Những cử chỉ âu yếm này được xem là cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, các nhà trị liệu tâm lý chia sẻ một vài câu chuyện đáng phải suy ngẫm xoay quanh những cái ôm hôn này.

 

Gần đây, trong một bài đăng trên trang Twitter được viết bởi chuyên gia truyền thông Rituparna Chatterjee, nó ngay lập tức thu hút các bậc cha mẹ tham gia thảo luận về cách dạy cho trẻ mầm non và học sinh trung học về sự đồng ý.

 

Rituparna viết: “Tôi có biết một cô bé không thích được ôm hôn hoặc bế, trong khi cha mẹ của cô bé thì ngược lại. Đứa con 6 tuổi của tôi thường cố thoát khỏi vòng tay của những người lạ, ngoảnh mặt đi khi được yêu cầu ôm ai đó. Chính vì thế, tôi đã tập cho mình cách xin phép con gái mình: Mẹ có thể ôm con một cái không? Nếu con bé từ chối, tôi sẽ không làm”.

 

Nhiều cha mẹ đã tham gia thảo luận vào chủ đề này và họ nhận thấy có vấn đề trong việc xin phép trẻ trước khi thể hiện sự quan tâm của mình thông qua những cái ôm hay nụ hôn. 

 

 

Ảnh minh họa.

 

Tuy là trẻ con nhưng sự cho phép của chúng cũng quan trọng

Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho rằng, điều quan trọng nhất là làm cho một đứa trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn. Ngay cả khi điều này có thể khiến người lớn cảm thấy thiếu thốn khi không được ôm hôn trẻ con.

 

Nhà tâm lý học lâm sàng Seema Hingoranny nói: “Trẻ em ngay cả khi còn nhỏ vẫn đang học về sự đồng ý. Vì thế, cha mẹ và người lớn tuổi nên xin phép bọn trẻ trước khi thể hiện tình cảm. Nếu trẻ không thoải mái, tốt nhất nên dừng lại”.

 

Seema tin rằng, bằng cảm áp dụng điều này, cha mẹ sẽ dạy cho trẻ về sự tự tin. Trẻ đang học về ranh giới giữa các cá nhân, yêu cầu được cha mẹ tôn trọng và chấp nhận dưới bất kỳ hình thức nói “không” nào.

 

Yêu cầu trẻ đồng ý là cách xây dựng mối quan hệ an toàn giữa cha mẹ và con cái

 

Jessica MacNair, một nhà trị liệu tâm lý ở Virginia, Mỹ có hơn 20 năm kinh nghiệm đã chia sẻ ý kiến của mình về chủ đề này. Cô có nhiều lời khuyên đắt giá giúp cha mẹ xây dựng mối quan hệ an toàn với con cái. Trong số đó có những lời khuyên như “không bao giờ lấy thức ăn làm phần thưởng”, “không nhận xét về cơ thể của người khác”, “cần phải nhận được sự đồng ý trước khi ôm con con mình”.

 

Giải thích về những lời khuyên của mình, Jessica MacNair nói: “Để trẻ có thể độc lập, trưởng thành hơn, chúng cần phải học cách biết từ chối. Trẻ làm được điều này từ nhỏ là điều rất quan trọng. Trong khi đó, nhiều cha mẹ không nhận ra điều này.

 

Việc trẻ từ chối cha mẹ ôm hôn có thể khiến người lớn cảm thấy nó như một lời từ chối có tính xúc phạm. Nhưng cha mẹ cần nhớ rằng, trẻ không nợ nần bạn bất cứ điều kỳ, chúng cần phải độc lập trong suy nghĩ, ngay cả khi đó không phải là điều bạn muốn”.

 

Nhà tâm lý học lâm sàng Seema Hingorann khuyên cha mẹ nên dạy hoặc thảo luận với con mình về sự đồng ý và cách từ chối thông qua các câu chuyện. Cha mẹ có thể làm điều đó bằng cách sử dụng các nhân vật động vật trong các tình huống khác nhau.

 

Heena Ubaid – chủ của một trung tâm giữ trẻ tại Mỹ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc giảng dạy cho trẻ hiểu về sự đồng ý quan trọng như thế nào.

 

Cô nói: “Tôi có 2 đứa con. Trong khi con gái tôi không ngại với việc được ôm hôn vào má, con trai tôi lại tỏ ra không ổn nếu có ai khác ngoài bố hoặc mẹ hôn hoặc âu yếm mình.

 

Tôi tin chắc rằng, việc xin phép một đứa trẻ là cách tốt nhất để bắt đầu bất kỳ một tương tác nào. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy chúng được an toàn và thoải mái.

 

Tôi sử dụng cách kể chuyện như một cách để dạy sự đồng ý, vì bọn trẻ dễ tiếp thu điều đó hơn”.

 

Theo PHAN HẰNG (Theo Brightside)

 

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 206)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 240)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 309)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 344)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 545)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 488)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 637)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 645)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 435)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 439)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7