Năm Thượng HĐGM Thứ 16

Hiệp Hành – 10 Nguyên tắc giúp vạch trần sám hối giả hiệu

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,835
  • Ngày đăng: 01/04/2022 15:16:56

Sám hối giúp chúng ta quay trở về Chúa, để bắt đầu mọi việc từ Chúa, và với Chúa. Vì thế, trước mỗi Thánh Lễ, và trước các việc đạo đức, chúng ta luôn có nghi thức sám hối. Tiến trình Hiệp Hành của Giáo Hội cũng cần khởi đi từ việc sám hối. Có nhiều hình thức sám hối khác nhau, nhưng chỉ có lòng sám hối đích thực mới kéo được ân sủng của Thiên Chúa đến với chúng ta. Trong Vườn Địa Đàng xưa, Satan đã từng ghen ghét, ganh tỵ với loài người, nên kích động loài người kiêu ngạo: muốn bằng Thiên Chúa. Chắc hẳn, Satan sẽ không bao giờ để yên cho chúng ta thực hiện một hành vi sám hối đích thực. Chính vì thế, chúng ta cần phải hết sức khôn ngoan và thận trọng trong khi thực hành các việc sám hối của mình. Sau đây là 10 nguyên tắc giúp vạch trần sám hối giả hiệu:

 

1/ Ta lấy làm thỏa mãn về các việc sám hối của mình và về chính bản thân mình. Ta thích được ca ngợi và luôn tìm cách để được ngợi khen.

 

2/Ta muốn lên mặt dạy bảo người khác, chứ không muốn học hỏi từ người khác. Ta tự tán dương mình, nhưng chỉ trích, kết án, miệt thị những người không làm các việc sám hối như ta.

 

3/ Ta thường bị Satan kích động để tăng thêm lòng nhiệt thành và sự khao khát làm các việc sám hối, bởi vì, ma quỷ biết rõ rằng: những việc làm sám hối này, không sinh ích lợi gì cho ta, nhưng trái lại, còn làm cho ta thêm kiêu căng, tự phụ.

 

4/ Ta mong được đề cao, tán tụng về các việc sám hối của mình. Khi các vị linh hướng không tán thành các việc sám hối của ta, thì ta cho rằng: các vị này kém nhân đức, kém thánh thiện, nên không thể hiểu ta.

 

5/ Ta sẽ trốn chạy, thậm chí, nuôi lòng căm phẫn, đối với những ai muốn can ngăn, hay cảnh báo ta về các việc làm sám hối, mà ta đang thực hiện.

 

6/ Ta cố tạo ra những dấu hiệu bề ngoài, những kiểu cách dị thường để người khác nhận ra là ta đang sám hối, thậm chí, nhờ sự trợ giúp của Satan, ta có được những cơn ngất trí, thị kiến để ta có dịp huyên thuyên với người khác về những chuyện lạ này.

 

7/ Ta không dám vạch trần tội lỗi của mình với các vị linh hướng. Ta thường tô vẽ và bào chữa các tội lỗi của ta hơn là xưng thú chúng.

 

8/ Ta tìm đến xưng tội với các vị linh mục khác, để các vị linh hướng của ta, chỉ thấy nơi ta toàn là các nhân đức, chứ không hề có chút bất toàn nào.

 

9/ Ta tưởng mình đã là thánh, nên khi ta sa ngã, phạm tội, ta thường nổi giận, cau có và thù ghét chính mình.

 

10/ Ta xin Chúa cất đi những bất toàn đó, không phải vì yêu mến Chúa, nhưng vì, để ta có được sự an lòng, và để ta có dịp tự mãn.

 ……………………..

 

 Hiệp Hành – 10 Nguyên Tắc Giúp Phân Định Thần Khí

 

Đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí (x. 1Ga 4,1). Thần Khí nào giúp ta quy hướng về Đức Ki-tô và thập giá Đức Ki-tô, thì đó mới chính là Thần Khí của Thiên Chúa.

 

1/ Trước khi làm việc Phân Định Thần Khí, ta phải xác định rõ thực trạng lương tâm của của mình: (1) một lương tâm chai đá, vô cảm, vô thần, không bị cắn rứt, mặc dù, đã phạm bao nhiêu tội lỗi; hay (2) một lương tâm bối rối, quá nhạy cảm; hay (3) một lương tâm ngay lành. Việc xác định này rất quan trọng: Thứ nhất, nếu không biết điểm xuất phát của mình, thì khó mà đến được đích, chẳng hạn, muốn đi Hà Nội, mà lại ra Bến xe Miền Tây, bắt xe đi về các tỉnh miền phía Nam, thì không biết bao giờ mới đến được Hà Nội? Hay sẽ lạc mất luôn? Thứ hai, tùy theo tình trạng lương tâm của mỗi người, mà Thần Khí của Thiên Chúa sẽ hoạt động khác nhau trong tâm hồn họ; Satan cũng có những lôi kéo, chiêu trò tương ứng với từng loại lương tâm khác nhau. Thứ ba, khi biết rõ thực trạng lương tâm của mình, chúng ta sẽ biết cách mở lòng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa cách phù hợp, chẳng hạn, tâm hồn mình khô khan, nứt nẻ như mảnh đất hoang khô cằn, hay như một cái giếng cạn, mà chỉ hứng một chén nước, thì thấm vào đâu, hay tâm hồn chỉ cần một ly nước để uống giải khát, mà lại uống cả chục ly, thì làm sao không đi cấp cứu cho được? Cũng vậy, khi biết rõ thực trạng của mình, chúng ta sẽ có những phương cách để chống trả lại những lôi kéo, hay những trò phỉnh gạt của Satan, để tránh trường hợp: mình đang kiêu ngạo tột cùng, mà cứ tưởng mình khiêm nhường tột độ; đang ở dưới chín tầng địa ngục, mà cứ tưởng mình đang ở trên chín tầng mây…

 

2/ Nếu lương tâm chai đá, thì đừng dập tắt Thần Khí mà Chúa khơi dậy trong tâm hồn mình (x. 1Tx 5,19), hãy cộng tác với ơn Chúa để đào luyện lương tâm mình: bằng cách nỗ lực học hỏi, tập tành các nhân đức, và xét mình cẩn thận mỗi ngày.

3/ Nếu lương tâm bối rối, thì hãy coi chừng các ngôn sứ giả, sói đội lốt chiên (x. Mt 7,15), họ sẽ không giúp gì, mà còn làm cho ta thêm bối rối để trục lợi, và ăn thịt luôn cả chiên.

 

4/ Nếu lương tâm ngay lành, đã có những tiến bộ trên đường thiêng liêng, thì cũng hãy coi chừng: Satan giả dạng thiên thần ánh sáng, với những chiêu trò tinh vi, nó sẽ kích động, làm cho ta ảo tưởng mình đã là thánh, tự mình nên thánh theo ý riêng của mình.

 

5/ Tiến sĩ bàn giấy: kẻ thù số 1 của việc nên thánh là những kinh sư, các luật sĩ: chất những gánh nặng lên vai người khác, còn mình, không đưa một ngón tay để lay thử. Các thần học gia, các nhà tu đức bàn giấy muốn tự mình nên thánh bằng chính sự hiểu biết, sự tinh thông của mình về các học thuyết cao siêu, huyền bí, mà không cần Chúa.

 

6/ Tiến sĩ bàn tay: kẻ thù số 2 của việc nên thánh là những người Pha-ri-sêu, các nhà tu đức khổ hạnh ra sức làm việc, tuân giữ tỉ mỉ lề luật, nổi tiếng với các nhân đức anh hùng, nhưng, giả hình: lọc con muỗi, nhưng nuốt con lạc đà, tự hào về các việc đạo đức của mình, biến Chúa thành con nợ: phải trả công cho các công trạng của mình, muốn tự mình nên thánh, mà không cần Chúa.

 

7/ Tiến sĩ bàn quỳ: Muốn trở thành tiến sĩ bàn giấy và tiến sĩ bàn tay, trước hết, phải là tiến sĩ bàn quỳ. Những suy tư thần học, các việc làm đạo đức phải xuất phát từ thái độ khiêm nhường, suy phục, tôn thờ Thiên Chúa nơi bàn quỳ. Tuy nhiên, nơi bàn quỳ, Satan vẫn còn có thể lẻn vào và thao túng được ta, nếu, bàn quỳ không được đặt ngay trước mặt, ngay bên cạnh, ngay bên dưới bàn thờ thập giá.

 

8/ Nếu không được đặt cạnh bàn thờ thập giá, thì bàn quỳ rất có nguy cơ trở thành bàn thờ Satan lúc nào mà ta không hay biết, bởi vì, chân bàn giấy, chân bàn quỳ, và bàn tay không đủ khả năng, không đủ trình độ, không đủ sức mạnh, để đạp nát đầu con rắn, chỉ có, chân bàn thờ thập giá mới có đủ uy quyền và thế lực để làm được việc đó mà thôi. Vì thế, chỉ có Thần Khí nào giúp ta quy hướng về Đức Ki-tô và thập giá của Đức Ki-tô, thì đó mới chính là Thần Khí của Thiên Chúa.

 

9/ Ơn thần hiệp, chỉ đạt được trọn vẹn, khi ta kết hợp 100% với Chúa trên Thiên Đàng, nên, khi còn ở đời này, phải thận trọng trước những quỷ kế tinh vi của Satan, 95% sự thật, thì cũng chưa phải là sự thật thật sự, ngược lại, nó còn là sự dối trá đáng sợ nhất, vì hàng giả càng tinh vi, càng giống hàng thật, thì càng lừa được khách hàng… Trên thiên đàng không có 2 vị thánh giống nhau, mỗi người là một nhân vị, được Chúa yêu cách cá vị, không ai giống ai, nên ơn thần hiệp cũng chẳng giống nhau, đừng bắt chước, rập khuôn theo người khác.

 

10/ Lưu ý: Ơn phân định là dành cho những người còn trong giai đoạn mù mờ, như người mù nhìn ánh sáng, chưa thấy ý Chúa rõ ràng, ý mình chưa đồng điệu với ý Chúa, nên cần thận trọng phân định. Khi được ơn thần hiệp, đã thấy được ý Chúa, như người sáng mắt, mở mắt ra nhìn ánh sáng, nhưng, vì còn ở trong thế gian, chưa kết hợp 100% với Chúa, nên, cũng cần phải thận trọng. Thực tập Phân Định Thần Khí là cốt để càng ngày càng nhạy bén với ý Chúa, để khi đứng trước một tình huống, một hoàn cảnh, một sự việc nào đó, mình không cần phải phân định nữa, để rồi, dù có Chúa ở đó, thì Chúa cũng hành xử như mình hành xử. Nghĩa là, thực tập Phân Định Thần Khí làm sao, để đạt tới mức thượng thừa “không cần phải phân định nữa”, mà ý mình vẫn luôn trùng khớp với ý Chúa.

 

Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB.

 

Bài cùng chuyên mục:

Đức Giê-su Ki-tô – Đường cầu nguyện (11/02/2024 09:30:02 - Xem: 168)

Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều từ mang nghĩa ‘cầu nguyện’ với Thiên Chúa, một trong những từ khá phổ biến là ‘פָּלַל/ palal’. Động từ này có nghĩa gốc là ‘phân xử’ (Xh 21,22) hay ‘nghĩ về’ (St 48,11).

Đức Giê-su Ki-tô – Đường Lòng Chúa Thương Xót (19/12/2023 07:12:56 - Xem: 287)

Theo thánh Au-gút-ti-nô (354-430), ‘lòng thương xót’ được hiểu như là sự cảm thông phát xuất từ tâm hồn chúng ta trước sự đau khổ của người khác

Đức Giê-su Ki-tô – Đường hiệp nhất nên một (09/10/2023 10:52:58 - Xem: 667)

Ý niệm hiệp nhất được đề cập trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như sự hiệp nhất về mục đích, sự hiệp nhất về hành động, sự hiệp nhất về nguồn gốc,

Đức Giê-su Ki-tô – Đường giữa thế gian (29/08/2023 13:54:08 - Xem: 673)

Theo các trình thuật Tân Ước, khi tới thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người là Đức Giê-su đến với thế gian, đến với gia đình nhân loại.

Đức Giê-su Ki-tô – Đường tình bạn (03/06/2023 05:25:49 - Xem: 1,131)

Tình yêu và tình bạn là hai chủ đề quan trọng của đời sống con người và nhiều khi con người khó có thể phân biệt rõ ràng đâu là tình yêu và đâu là tình bạn.

Hiệp Hành là điều đơn giản (10/05/2023 07:25:18 - Xem: 1,878)

Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội. Ngài làm sinh động và mang lại sự sống cho Giáo hội, Ngài hướng dẫn và làm sinh động cuộc hành trình này

Đức Giê-su Ki-tô – Đường tạ ơn (05/04/2023 05:43:42 - Xem: 2,073)

Chủ đề tạ ơn được trình bày trong hầu hết các sách Kinh Thánh. Đặc biệt, trong Cựu Ước, tạ ơn được đề cập nhiều ở các Thánh Vịnh.

Thượng Hội Đồng quan tâm gì ở giai đoạn châu lục? (09/03/2023 08:34:50 - Xem: 2,628)

Đâu là 5 ưu tiên cấp bách nhất đối với châu Á cần được gửi tới Đại hội Thượng Hội Đồng vào tháng Mười sắp tới.

Đừng định trước kết quả cho Thượng Hội Đồng (25/02/2023 08:27:18 - Xem: 2,682)

Trên thực tế, có một số người cho rằng đã biết những kết luận của Thượng Hội đồng sẽ là gì. Những người khác muốn áp đặt một chương trình nghị sự lên Thượng Hội đồng

Vai trò của Giám mục trong tiến trình hiệp hành (01/02/2023 14:34:49 - Xem: 3,735)

Tông hiến Episcopalis communio nhắc nhở chúng ta rằng “mỗi Giám mục có trách nhiệm đồng thời và không thể tách rời là chăm sóc mục vụ cho Giáo hội địa phương

Bài viết mới