Văn hóa - Lẽ sống

Một đức tính giúp chúng ta hạnh phúc hơn

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,495
  • Ngày đăng: 12/12/2021 09:08:25

MỘT ĐỨC TÍNH GIÚP CHÚNG TA HẠNH PHÚC HƠN

 

Tính tiết kiệm là một phần quan trọng cho những vấn đề nan giải của cuộc sống và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.

 

 

Tất cả chúng ta đều tìm kiếm hạnh phúc. Nếu chúng ta hỏi ai đó liệu rằng họ có muốn hạnh phúc không, chắc chắn họ sẽ trả lời rằng: “Tất nhiên rồi!”

 

Tính tiết kiệm làm cho những người thực hành nó trở nên cao quý và giúp họ trở nên hạnh phúc. Nó cũng giống như một mảnh rời nhỏ bé nhưng thiết yếu trong những vấn đề nan giải của cuộc sống. Đó là một lối sống sinh sôi nảy nở trong tinh thần đem lại cho chúng ta sự bình an nội tâm. Nhưng để sống tiết kiệm, điều cần thiết là phải biết cách tìm ra sự quân bình nơi những thứ mà chúng ta có được. Chúng ta không nên theo đuổi tính tiết kiệm chỉ như sự phủ nhận bản thân hay như chủ nghĩa rập khuôn theo một mốt nhất thời, mà hãy theo đuổi thứ gì đó mang lại lợi ích cho chúng ta với tư cách là một con người, điều giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta.

 

Nền kinh tế của chủ nghĩa tiêu dùng xoay quanh cảm giác không hạnh phúc. Nó phụ thuộc vào việc chúng ta suy nghĩ, “Tôi cần đôi giày này để có hạnh phúc” hay “Ngày tôi có được chiếc xe đó, tôi sẽ hạnh phúc...”

 

Tuy nhiên, nếu chúng ta đang hạnh phúc và ý thức được về việc thỏa mãn, thì chúng ta sẽ không tìm kiếm một niềm hạnh phúc hời hợt nơi những đôi giày mới hay một chiếc xe hơi mới nào đó, và do đó, chúng ta sẽ trở nên tiết kiệm hơn. Hơn nữa, tính tiết kiệm không hoàn toàn là vấn đề cắt giảm tiêu dùng càng nhiều càng tốt, mà là sống với sự vô tư và lòng biết ơn.

 

Rất dễ dàng để phân biệt được hạnh phúc của những người có được trật tự nội tâm và sự thanh thản, với những người mang vẻ bề ngoài không hài hòa với nội tâm của họ.

 

Tại thời điểm này, có lẽ câu hỏi đầu tiên để tự hỏi bản thân là: “Tôi có muốn mưu cầu hạnh phúc hay không?” Và câu hỏi thứ hai là: “Tôi phải bắt đầu sống tiết kiệm từ đâu nếu tôi muốn cùng gia đình mình thay đổi lối sống?”

 

Để bắt đầu, chúng ta phải xem xét những gì chúng ta cần thay đổi bên trong chính mình để theo đuổi được đức tính này. Sống tiết kiệm đòi hỏi sự tự nhận thức và tự chủ. Chúng ta có sẵn sàng nuôi dưỡng sự điều độ, chừng mực và nhã nhặn hay không?

 

Một khi chúng ta đã thực hiện được bước cam kết này, thì chúng ta mới có thể bắt đầu thực hiện một cuộc hành trình tinh thần qua từng không gian và thói quen trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và mới xác định được những thói quen hay những thứ vật chất nào đã cướp đi sự bình an của chúng ta. Tiếp theo, chúng ta cũng nên phân tích xem chúng ta có thể cẩn trọng hơn trong những lĩnh vực nào của cuộc sống. Ví dụ: chúng ta có thể phân tích về nơi mà chúng ta có thể cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng không cần thiết (xe hơi, hệ thống sưởi, điện), về sản phẩm sử dụng hàng ngày nào bền vững hơn, về cách chúng ta có thể tái chế hiệu quả hơn và liệu chúng ta có cẩn trọng khi thấy cần phải đáp ứng một nhu cầu nào đó.

 

Khi chúng ta chuyển đến một ngôi nhà mới hay thay đổi quần áo cho một mùa mới trong năm, thì đây có thể là một dịp hoàn hảo để suy ngẫm về những nhu cầu thật sự của chúng ta, và do đó, hãy bán hay cho đi những gì chúng ta không cần đến, hãy luôn tìm cách cho đi những thứ vật chất của chúng ta để có được một cuộc sống thứ hai.

 

Điều cuốn hút tôi nhất về đức tính tiết kiệm chính là khía cạnh của việc học cách mang đến cho từng vật dụng giá trị thích hợp của nó. Những hành động, quyết định và việc mua sắm của chúng ta trở thành một thứ gì đó hơn là một phản ứng bốc đồng đối với ước ao được thỏa mãn tức thời, đối với nhu cầu cấp thiết để thỏa mãn ý thích hay đối với ảo tưởng về việc lấp đầy lỗ hổng cảm xúc. Mọi thứ đều có một ý nghĩa, một lý do để tồn tại, đó là vì lợi ích chung và sự tiêu dùng có trách nhiệm.

 

Có rất nhiều lợi ích của việc thực hành tính tiết kiệm:

 

1Việc thực hành tính tiết kiệm giúp chúng ta nhận biết và điều chỉnh bản thân. Nó cho phép chúng ta trở thành người làm chủ của chính mình. Nó sắp xếp cách trật tự độ nhạy cảm và cảm xúc của chúng ta, cũng như sở thích và ước muốn, và những khuynh hướng sâu xa nhất của chúng ta: tóm lại, tính tiết kiệm giúp chúng ta tìm thấy sự cân bằng trong việc sử dụng của cải vật chất, và giúp chúng ta khao khát vươn tới điều tốt đẹp hơn (x. GLHTCG, số 1809).

 

2Việc thực hành tính tiết kiệm làm cho chúng ta trở nên sáng tạo và quân bình hơn. Tính tiết kiệm phát triển đáng kể khả năng sáng tạo của chúng ta, bởi vì nó mời gọi chúng ta tận dụng tối đa tất cả các nguồn lực của mình và khám phá tiện ích thực sự của chúng.Tính tiết kiệm tạo điều kiện cho những thứ cũ kỹ có thêm một cơ hội và đức tính này cũng giúp ích cho việc tìm thấy vẻ đẹp nơi những thứ đơn giản hơn.

 

3Việc thực hành tính tiết kiệm nuôi dưỡng các mối quan hệ của con người ở một phẩm chất cao hơn. Nếu chúng ta thực hành tính tiết kiệm, thì chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn sự tôn trọng và lòng yêu thương của những người xung quanh. Tính tiết kiệm khuyến khích chúng ta sống tích cực hơn trong hiện tại, với lòng biết ơn, có ý thức và được nối kết với tất cả những nét đẹp sẵn có nơi mỗi con người.

 

4Việc thực hành tính tiết kiệm giúp chúng ta chịu đựng tốt hơn khi gặp phải nỗi thất vọng. Tính tiết kiệm về mặt cảm xúc giáo dục chúng ta nhận ra rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thỏa mãn những mong muốn của mình.

 

Hạnh phúc không nằm ở việc có được nhiều thứ hơn hay hoàn thành được tất cả những gì chúng ta mong muốn. Tính tiết kiệm là một chỉ dẫn tốt đẹp giúp chúng ta không bận tâm tìm kiếm cái Vô Hạn trong cái hữu hạn một cách tuyệt vọng và không thành công.

 

Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên Chuyển ngữ từaleteia.org (09/12/2021)

Miriam Esteban Benito

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 167)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 218)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 303)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 335)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 537)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 483)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 629)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 640)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 431)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 435)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7