Nến bàn thờ và các loại nến khác trong phụng vụ
- In trang này
- Lượt xem: 672
- Ngày đăng: 14/06/2022 17:39:24
Gần đây, đã có những thực hành nhầm lẫn như: (1) đốt 2 cây nến để bên cây thánh giá nhưng không thắp nến bàn thờ; (2) đốt nến phục sinh và chỉ một cây nến phục sinh trên cung thánh suốt năm phụng vụ mà không sử dụng nến nào khác; (3) vào Mùa Vọng, khi sử dụng vòng hoa với 4 cây nến thì cũng không thấy thắp nến bàn thờ nữa. Như vậy, nến bàn thờ đã bị thay thế bằng nến phục sinh/nến thánh giá hoặc bằng nến vòng hoa Mùa Vọng. Lý do của thực hành nhầm lẫn này là không phân biệt chức năng của nến bàn thờ với chức năng của những loại nến khác. Chúng ta cần tìm hiểu hướng dẫn của Hội Thánh để sửa lại những nhầm lẫn đó.
I. HƯỚNG DẪN CỦA HỘI THÁNH
Đây là những điểm hướng dẫn liên quan đến nến bàn thờ trong văn kiện của Giáo Hội:[1]
- Nến bàn thờ là cần thiết mỗi khi cử hành phụng vụ để tỏ lòng cung kính và mừng lễ;
- Vị trí của nến bàn thờ là được đặt trên bàn thờ hay chung quanh/gần bàn thờ, tùy theo cấu trúc của bàn thờ và cung thánh, miễn sao cho có sự hoà hợp chung và không cản trở giáo dân nhìn thấy cách dễ dàng những hành động phụng vụ đang diễn ra.[2]
- Số lượng của nến bàn thờ trong Thánh lễ có thể là 2, 4 hoặc 6 cây. Việc thay đổi số lượng nến bàn thờ là nhằm phân biệt ngày lễ và mức độ long trọng của cử hành. Tập tục tốt lành đã phát triển ở một vài nơi và được quy định trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma là sử dụng 2 nến bàn thờ cho lễ thường và lễ nhớ, 4 cho lễ kính và 6 nến cho lễ Chúa nhật cùng lễ trọng hay khi đặt Mình Thánh để chầu. Vào những dịp long trọng và trong thánh lễ do Đức Giám Mục giáo phận cử hành, thì phải đặt bảy chân đèn, có thắp nến.
II. SỬA LẠI NHỮNG THỰC HÀNH NHẦM LẪN
1. Thứ nhất, đặt 2 cây nến bên cây thánh giá trong khi không có nến đặt ở trên hay chung quanh bàn thờ.
Thật ra, có thể tùy nghi đặt hay không đặt nến ở hai bên thánh giá. Sau cuộc rước nhập lễ, nếu thánh giá trong đoàn rước được đặt tại cung thánh [ở trên hay gần bàn thờ] như một cây thánh giá duy nhất trong nhà thờ, thì rất nên để kèm theo hai cây nến vừa đi rước ở hai bên thánh giá. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng hai cây nến này không thể thay thế cho nến bàn thờ vốn có thể lên tới 6 hay 7 cây trong những dịp cử hành long trọng hay khi Đức Giám mục giáo phận chủ tế. Hơn nữa, không phải lúc nào thánh giá cũng được xếp đặt ở trên mặt đất hay ở trên bàn thờ để có thể dễ dàng đốt nến hai bên.[3] Trong trường hợp vị trí của thánh giá được treo giữa không trung phía trên bàn thờ hay được gắn trên cao sát vào bức tường phía sau cung thánh thì việc đốt nến hai bên thánh giá hàng ngày là công việc rất khó khăn và bất tiện nếu không muốn nói là bất khả thi. Chính vì thế, Giáo Hội chỉ trù liệu đốt nến bàn thờ và cho bàn thờ chứ không cho đối tượng thánh giá vì những dấu chỉ xinh đẹp của ánh sáng thánh thiêng phải được tỏ cho mọi người thấy mối liên quan của chúng với bàn thờ nhằm lôi kéo mọi cặp mắt hướng về bàn thờ: điểm tập trung của cộng đoàn phụng tự.
2. Thứ hai, dùng nến phục sinh quanh năm thay cho nến bàn thờ.
Nến phục sinh không thể thay thế cho nến bàn thờ vì từ thế kỷ X cũng như theo các tài liệu phụng vụ gần đây, nến phục sinh thường được đặt để tại một nơi vinh dự gần sách Phúc Âm hay gần giảng đài trong Mùa Phục Sinh, từ lễ Vọng Phục sinh cho đến lễ Thăng thiên (nay là cho đến lễ Hiện xuống) như thực hành đã có từ thế kỷ X. Trong suốt Mùa Phục Sinh, cây nến phục sinh tiếp tục được thắp sáng ở vị trí này hay một vị trí thích hợp trong cung thánh, chẳng hạn như gần bàn thờ, ngọn lửa cháy bừng biểu tượng cho tâm hồn Đức Kitô, kết hợp với thân thể của Người trong vinh quang Chúa Cha. Theo “Decreta Authentica” của Bộ Nghi lễ, nến phục sinh không nên chỉ đốt cho việc đặt Mình Thánh chầu (Decree 3479,3). Tuy nhiên, có thể đốt nên nếu trong buổi chầu Thánh Thể đó có cử hành Giờ kinh Phụng vụ hay có ban phép lành lập tức sau Giờ kinh Phụng vụ (Decree 4686,1-2).
Còn ngoài Mùa Phục Sinh, nến phục sinh không được thắp thường xuyên nữa, mà chỉ được đốt lên mỗi khi cử hành nghi thức an táng hay thánh tẩy. Ý nghĩa của thực hành này là ánh sáng phục sinh sẽ không bao giờ lịm tắt trong lòng những anh chị em đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Ngọn nến thắp sáng vừa là dấu chỉ của niềm vui, của sự hiện diện linh thánh, lại vừa là biểu tượng của lời cầu nguyện dâng lên – hay phải dâng lên - Thiên Chúa. Ngoài Mùa Phục Sinh, chỗ thích hợp nhất để nến phục sinh là bên ngoài cung thánh, gần giếng rửa tội hay gần quan tài.
Những gì vừa trình bày phù hợp với hướng dẫn trong Thư Luân Lưu của Bộ Phụng tự và Bí tích “Paschalis Solemnitatis” như sau:
Nến phục sinh đặt một nơi thích hợp, hoặc gần giảng đài hoặc gần bàn thờ, và phải thắp sáng trong tất cả các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống. Sau Mùa Phục Sinh, nến phục sinh đặt ở vị trí trang trọng trong khu vực cử hành bí tích Thánh Tẩy, để mỗi khi cử hành bí tích Thánh Tẩy, thì đốt lên và châm nến cho người lãnh bí tích. Trong nghi thức an táng thì nến phục sinh được đặt ở gần quan tài để nói lên rằng cái chết của người tín hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực. Ngoài Mùa Phục Sinh, không được đặt và đốt nến phục sinh trên cung thánh (số 99).
3. Thứ ba, dùng nến hồng và tím Mùa Vọng thay cho nến bàn thờ.
Đành rằng có thể chưng vòng hoa Mùa Vọng ở trong hay gần cung thánh với 4 cây nến ở giữa vòng hoa này tương ứng với 4 tuần của Mùa Vọng (3 nến tím và 1 nến hồng). Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc sử dụng chúng là do tập tục, chỉ là tùy phụ và nhiệm ý, chúng không phải là nến bàn thờ cũng như không thể thay thế cho nến bàn thờ.
III. KẾT LUẬN THỰC HÀNH
1) Mọi cử hành phụng vụ đều cần thắp nến bàn thờ và không một loại nến nào có thể thay thế cho nến bàn thờ.
2) Loại bỏ thực hành đốt một cây nến phục sinh suốt năm phụng vụ thay cho nến bàn thờ.
3) Có thể sử dụng thêm nến cho vòng hoa Mùa Vọng hay cho cây thánh giá, nhưng vẫn phải đốt nến bàn thờ.
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma, các số 117, 307.
[2] United States Conference of Catholic Bishops’ Committee on the Liturgy, Introduction to the Order of Mass: A Pastoral Resource of the Bishops’ Committee on the Liturgy (Washington, DC: USCCB, 2003), no. 52.
[3] Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma, số 308.
Bài cùng chuyên mục:

Thánh Bênađô Viện phụ, tiến sĩ Hội thánh, (Ngày 20 tháng 08) (19/08/2022 08:41:52 - Xem: 2,857)
Thánh Bênađô sinh năm 1090 tại lâu đài Fontaine gần Dijo trong một gia đình lãnh chúa quyền quý. Thân phụ ngài là ông Tescenlin, lãnh chúa Fontaine

Đại Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời ( ngày 15/08) (14/08/2022 09:52:12 - Xem: 2,924)
Theo truyền thống, cả Giáo hội Công giáo lẫn Giáo hội Chính thống đều cử hành Đại Lễ này vào ngày 15 tháng 08 hằng năm.

Thánh Maximiliano Kolbe (ngày 14 tháng 8) Linh mục tử đạo (13/08/2022 09:10:23 - Xem: 2,700)
Thánh Maximiliano Kolbe sinh ngày 7 tháng 1 năm 1894 tại Zundska Wola, nước Ba Lan. Cha mẹ đặt tên cho ngài là Raymond Kolbe.

Thánh Clara, (St. Clare of Assisi) Ðồng trinh, ngày 11/8 (10/08/2022 09:06:01 - Xem: 3,769)
Thánh Clara được sinh ra trong một gia đình quyền uy, thế giá ngày 16 tháng 7 năm 1194 tại Assise miền Ombrie nước Ý. Mẹ của thánh nhân đã hun đúc con ngay khi Clara còn nhỏ,

Thánh Laurensô, (St. Lawrence) Phó tế tử đạo, Ngày 10/8 (09/08/2022 09:02:54 - Xem: 3,743)
Thánh Laurensô sinh ra trong một gia đình đạo đức: cha mẹ của Ngài là những người rất mực đạo hạnh. Ngài được cha mẹ hạ sinh tại miền Huescô, nước Tây Ban Nha.

Thánh ĐaMinh, Linh mục, ngày 8/8 (07/08/2022 10:55:49 - Xem: 3,794)
Thánh ĐaMinh, người tông đồ của Chúa đã miệt mài loan báo Tin Mừng nước trời, đã hăng say đào tạo các mầm non tu sĩ, linh mục và nong nả truyền bá kinh Mân Côi.

Lễ Chúa Biến hình (Ngày 06/08) (05/08/2022 15:41:08 - Xem: 329)
Lễ Chúa Biến Hình được cử hành nhằm tưởng nhớ về việc cung hiến các thánh đường trên núi Thabor. Người ta chỉ biết rằng, lễ này đã được đón nhận từ cuối thể kỷ VI.

Thánh Gioan Vianey, Ngày 4 tháng 8 Linh Mục (03/08/2022 10:52:59 - Xem: 3,745)
Gioan Vianey sinh ngày 8 tháng 5 năm 1786 tại Dardilly, trong một gia đình thôn quê đạo đức và quảng đại cưu mang nhiều linh mục vào thời cách mạng Pháp.

Thánh Anphongsô, Ngày 01/8 (31/07/2022 10:49:13 - Xem: 3,331)
Một thanh niên tuấn tú 16 tuổi đời. Một luật sư danh tiếng khắp Napoli thời Anphongsô lớn lên. Một trạng sư bách chiến bách thắng.

Thánh Ignatiô Lôyôla, Linh mục, Ngày 31/7 (30/07/2022 10:46:49 - Xem: 3,180)
Thánh Ignatiô sinh tại Lôyôla miền Cantabria nước Tây Ban Nha trong một gia đình giầu sang, phú quí và đầy thế giá vào năm 1493.
-
Thứ Bảy 20/08/2022 – Thánh Bênađô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Luật sĩ và biệt phái giả hình.
Thánh Bênađô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh.
-
Thứ Sáu tuần 20 thường niên.
-
Thứ Năm tuần 20 thường niên.
-
5 Câu Kinh Thánh dành cho những bà mẹ lo lắng khi con lần đầu đến trường
Hãy tìm đến những câu Kinh Thánh đầy an ủi dưới đây để làm vơi đi lo lắng của bạn trong một cột mốc quan trọng đối với cuộc đời của con...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 21 Thường niên C
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 TN năm C
Thật ra, cửa vào sự sống không hẹp nhưng vì cái tôi của mình quá to: to tham lam, to ích kỷ, to kiêu kỳ, nên phải nỗ lực liên tục để giữ...
-
Tin cậy vào Chúa luôn mãi trong mọi sự
Người cậy dựa vào chính mình, hay chỉ tin cậy vào Thiên Chúa khi thuận tiện, trở thành không có sự sống và không có niềm hy vọng trong...
-
Buông bỏ mình cho Chúa Giêsu Kitô
Chính trong sự từ bỏ bản thân mà những ước muốn lớn lao của chúng ta tìm thấy sự thỏa mãn trọn vẹn của chúng.
-
Đức Mẹ hồn xác lên trời & Đức Mẹ ngủ
Tại sao lại có hình Đức Mẹ đồng trinh đang ngủ? Hình ảnh này tương ứng với niềm tin thuở ban đầu của Giáo hội về "Đức Mẹ ngủ".
-
Lời khuyên của Thánh Gioanna Phanxica Chantal dành cho các bậc cha mẹ
Khi chúng ta cảm thấy lo lắng cho con cái và tương lai của chúng, thay vào đó Thánh Gioanna nhắc nhở chúng ta hãy hướng lòng tin cậy vào...
-
Đời tu
Dù được chọn lựa cách đặc biệt, nhưng các tu sĩ vẫn là những con người bình thường với biết bao những yếu đuối, mong manh như bao người...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 20 TN năm C
Khơi lên ngọn lửa tình yêu của Chúa Giêsu từ lòng mình và làm lan tỏa ngọn lửa đó là sứ mạng của đời chúng ta.
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 20 Thường niên C
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Giá trị tâm linh
Chỉ khi nào con người phát triển về hướng tâm linh cao siêu thì mới có giá trị, mới còn có chỗ đứng trong cộng đồng xã hội.
-
Cơ hội luôn dành cho những người...
-
Quà con tặng Bố
-
Con có thể mua một giờ của bố...
-
Người mẹ mù một bên mắt