Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính
- In trang này
- Lượt xem: 1,373
- Ngày đăng: 01/11/2022 07:12:14
“Hãy để cho sự tuân phục chế ngự sự bất tuân trong nhà này, bình an chiến thắng sự bất hòa, lòng quảng đại làm lu mờ đi sự tham lam, lòng sùng kính thắng vượt sự khinh miệt, lời nói chân thành thay cho những câu nói phỉnh gạt.”
YASNA 60:5
1. Thế nào là lòng sùng kính?
Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá. Bạn có thể bày tỏ lòng sùng kính của mình trong giờ cầu nguyện hay giây phút phản tỉnh hay với tài liệu và những vật thánh.
Lòng sùng kính là sự tôn trọng trong cách bạn cẩn trọng tôn vinh món quà sự sống nơi con người mình.
Bạn có thể thể hiện lòng sùng kính của mình mọi nơi, mọi lúc dẫu cho bạn đang trong nơi thờ phượng hay đang dành thời gian thưởng thức một không gian đẹp. Nó cho phép bạn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời đang chiếu soi tâm hồn bạn.
2. Tại sao phải có lòng sùng kính?
Lòng sùng kính cho phép bạn cảm nhận sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa vì lòng sùng kính chính là phẩm chất của tâm hồn. Nếu trong cuộc sống bạn không biết tôn trọng điều thánh thiêng cách xứng đáng thì trong vô thức bạn chẳng còn quan trọng điều gì nữa. Như vậy, bạn có thể tỏ ra bất cẩn với tất cả mọi sinh linh thay vì tôn trọng nó như một phần trong công trình của Đấng Tạo Hóa. Nếu bạn cứ bận bịu luôn hoặc không đủ kiên nhẫn thì không thể trở nên bình tâm để lắng nghe tiếng nói của tâm hồn mình được, và bạn đánh mất một phần quan trọng trong cuộc sống.
Tình yêu của Chúa dành cho nhân loại này giống như một cơn mưa rơi xuống và tưới gội mọi nơi. Thế nên chỉ những ai đưa tay ra và đón nhận thì mới cảm nhận được sự mát mẻ của mưa. Sống lòng sùng kính cho phép bạn cảm nhận được tình yêu ấy.
3. Cách thực hành
Lòng sùng kính được thể hiện trong khi bạn cầu nguyện, suy gẫm hay cả trong giao tiếp. Mọi người đều cần có thời gian phản tỉnh thường xuyên để có thể lắng nghe được sự khôn ngoan từ trong sâu thẳm tâm hồn. Như vậy, trong chính giây phút dành trọn con người mình cho điều thiêng liêng cao quý, bạn đang bày tỏ lòng sùng kính của mình với Đấng Tạo Hóa. Lòng sùng kính khai mở cho bạn cảm nhận được tiếng nói của tâm hồn mình.
Lòng sùng kính cũng được thể hiện trong khi bạn dành toàn bộ thời gian thờ phượng của mình trong thinh lặng và chiêm ngắm. Tấm lòng này còn có thể được biểu lộ trong các hành động bác ái hàng ngày, đặc biệt với những người gần bạn nhất. Cho dù một hành động nhỏ cũng trở nên thánh thiêng nếu bạn biết làm với tấm lòng sùng kính dành cho Đấng Tạo Hóa.
Thái độ tôn trọng sâu thẳm bên trong con người dành cho những sinh linh cũng là một phần biểu lộ của lòng sùng kính. Sống thái độ này, bạn cảm nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ trái đất và tất cả những ân sủng bạn nhận được. Hãy thi hành bổn phận của mình và giữ cho công việc ngăn nắp, sạch sẽ. Hãy cho mình thời gian để ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên vì đó là một trong những cách tốt nhất để bạn cảm nhận lòng sùng kính của chính mình.
Một người có lòng sùng kính phản ứng thế nào?
- Bước vào phòng và thấy ai đó đang cầu nguyện?
- Bước vào một nơi thờ phượng?
- Bạn đang đi bộ trên một nơi có cảnh đẹp tự nhiên?
- Bạn nhận ra mình không dừng lại để phản tỉnh trong một thời gian dài?
- Bạn thấy nguồn nước gần nhà bị ô nhiễm?
- Bạn thấy mình không tôn trọng mẹ mình?
4. Dấu hiệu sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Có thái độ tôn trọng các sinh linh
- Thường xuyên thực hành việc phản tỉnh hay cầu nguyện
- Đặc biệt cẩn trọng với những vật thánh
- Hành động trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa
- Thi hành phần vụ của mình để bảo vệ trái đất
- Dành thời giờ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên
Hãy cố gắng khi:
- Làm như chẳng có gì là thánh thiêng
- Tránh giờ phản tỉnh. Quá bận rộn nên chẳng có giờ để bình tâm
- Đối xử với mọi thứ như nhau và không có gì là quan trọng với bạn
- Quên mất trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ trái đất
Khẳng định:
Tôi thực hành lòng tôn kính. Tôi dành giờ để bình tâm, để phản tỉnh và lắng nghe tiếng nói nội tâm. Tôi hành động với sự tôn trọng tất cả các tạo vật.
Trích sách: The Family Virtues Guide
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 741)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 990)
“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,281)
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 1,566)
“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 1,802)
“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm (29/11/2022 05:46:11 - Xem: 1,105)
“Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài.

Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy (22/11/2022 16:39:32 - Xem: 1,239)
“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,484)
“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,366)
Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Khéo léo (25/10/2022 07:37:22 - Xem: 1,160)
Khéo léo là cách bạn nói lên sự thật nhưng không quấy rầy hay xúc phạm người khác. Đó là cách bạn biết điều gì nên nói và điều gì không nên.
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê