Văn hóa - Lẽ sống

Suy nghĩ một chút về đức Khiêm nhường

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,142
  • Ngày đăng: 25/09/2021 09:42:50

SUY NGHĨ MỘT CHÚT VỀ ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG

 

Khiêm tốn không phải là giỏi che giấu bản thân, mà là có dám phơi bày cả cái tốt lẫn xấu ra, vừa để phục vụ, vừa có cơ hội sửa dạy bản thân mình hay không.

 

 

Lẽ đời, “Tốt khoe xấu che” hay “Mạnh được yếu thua” là chuyện thường tình thiên hạ. Chả ai dại đi phơi bày cái dở, yếu kém của mình ra trước mặt thiên hạ. Chả thế mà năm trước khi Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới te tua vì Covid, Việt Nam mình may mắn được bình an thì bom nổ vang trời! Nào là “Chưa nước nào chống dịch giỏi như ta”, “Ai cũng muốn về VN sống, đến cả cột đèn Mỹ”, nào là “Mây đen toàn thế giới, mặt trời sáng nước ta”…

 

Con cái Chúa được mời gọi đi ngược dòng tầm thường hay thói đời đó, như lời thánh Phalo: “Những gì thế gian cho là điên dại, yếu kém, hèn mạt… thì Thiên Chúa lại dùng để hạ nhục, hủy diệt sự khôn ngoan, hùng mạnh của chúng” (x. 1Cr 1, 27-29). Cuộc ngược dòng rõ nét nhất xảy ra trong đào tạo ơn gọi tu trì. Người tu phải sống tinh thần “xấu khoe tốt che”, “yếu được mạnh thua” để biến đổi bản thân mình. Tu là sửa, ai nhút nhát yếu đuối phải được khích lệ sống tự tin mạnh mẽ hơn. Ở chiều ngược lại, ai sống tốt và bản lãnh thì được mời gọi khiêm nhường, âm thầm để tránh rơi vào kiêu căng ngạo mạn.

 

Đội lốt khiêm nhường là hình thức và giả hình. Trong Kinh Thánh, Chúa Giê-su nặng lời quở trách một số Biệt phái và Phariseu về lối sống này. Họ trau chuốt đánh bóng bản thân với y phục, cách ứng xử, nói năng… nhưng trong lòng họ tham sân si có thừa. Thật khó để biết thật giả, nhất là trong một nền văn hóa ưa bề ngoài, trọng hình thức như xã hội Việt Nam.

 

Thời làm thầy, nghe ông nào nói “Khiêm nhường sát đất, đặt mình ngang mặt đất rồi thì không còn hơn ai được nữa”, liền nghĩ ngay đến đây là tay giả hình ngầm. Khiêm nhường đâu phải là hạ mình theo kiểu nhu nhược ép mình xuống thấp hơn người khác! Nếu thế thì thánh Phaolo là “Đại kiêu ngạo” khi công khai khoe mình là học trò của thầy giỏi nhất Do-thái thời đó, cùng vô số công trạng lập được cho Chúa và Hội thánh sơ khai.

 

Khiêm nhường cơ bản là biết mình: Biết khả năng và giới hạn của bản thân ở mức nào. Điều này không phải dễ, nó cần có sự hiểu biết và rèn luyện. Thường chúng ta cứ nghĩ: Bản thân tôi, tôi không biết thì ai biết! Lầm to. Cái biết về bản thân chúng ta luôn giới hạn và phiến diện. Ví dụ, giáo dục VN dạy “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Nếu làm được tất cả sao trong dịch bệnh nước ta thiếu thốn đủ mọi thứ vậy? Sỏi đá thành cơm mà dân đói khổ quá trời! Nhỏ bé hơn thôi, gì cũng làm được mà thử bỏ vài tật xấu như thuốc lá, rượu, chửi thề… xem có dễ không!

 

Trong nhà đạo chúng ta dễ bị đánh động trước những người nói năng nhỏ nhẹ, luôn gắn Chúa và Mẹ trên môi. Vị đó hiền lắm, cụ đó khiêm tốn lắm… Chưa chắc! Khiêm tốn không phải là giỏi che giấu bản thân, mà là có dám phơi bày cả cái tốt lẫn xấu ra, vừa để phục vụ, vừa có cơ hội sửa dạy bản thân mình hay không. Lối sống đạo và tu của chúng ta có vẻ khác xa người Tây – những con người dấn thân xả kỉ, dám tranh đấu cho chính nghĩa, dám phơi bày con người yếu đuối trước thiên hạ. Họ làm thánh giữa đời thường nhiều vô kể trong sổ các thánh của Giáo hội, còn chúng ta toàn thánh Tử Đạo.

 

Dịch bệnh phơi bày tất cả những yếu đuối của con người, điều mà trong lúc bình an thịnh vượng ta đã từng tự tin tự cao tự đại về bản thân và cuộc sống. Chắc hẳn những người giàu có chưa hề nghĩ sẽ có lúc mình phải xòe tay nhận nắm rau của thiện nguyện, hay có tiền mà không thể mua gì và đi đâu được. Chắc hẳn chúng ta bị sốc khi đang tung hô nhau “đại thắng covid”, giờ thì thảm bại. Chắc hẳn trong số những nạn nhân của dịch bệnh đã tích trữ cho mình một nguồn tài sản đủ an nhàn cả đời, nhưng thần chết bắt bỏ lại tất cả… Tỉnh táo để nhận ra những yếu kém và sai lầm của mình trong cách sống, chúng ta xây dựng cho ngày mai tốt đẹp, tươi sáng hơn.

 

Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 176)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 222)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 306)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 337)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 539)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 485)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 632)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 641)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 432)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 435)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7