Suy tư - Cảm nghiệm

Suy Tư Chúa Nhật: Phép lạ cần con người cộng tác

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,236
  • Ngày đăng: 16/06/2022 06:58:38

PHÉP LẠ CẦN CON NGƯỜI CỘNG TÁC 

 

Nếu không đến với bí tích này, làm sao người ta có thể nhận được phép lạ mà Chúa Giêsu làm để nuôi dưỡng con người?

 

 

Sự giàu có luôn đến từ quá trình lao động miệt mài, hăng say và sáng tạo. Sẽ là ảo tưởng nếu ngồi chơi mà vẫn xơi bát vàng. Nếu điều ấy xảy ra thì chắc là người đó cũng không cảm thấy thú vị gì. Chỉ có ai nỗ lực làm việc mới cảm thấy ý nghĩa và niềm hạnh phúc mà thành quả mang lại. Đó là chuyện làm ăn kinh tế, của cuộc sống mưu sinh. Trong lãnh vực đức tin cũng thế, Thiên Chúa không chuẩn bị mọi thứ và hô biến để cho con người được hạnh phúc, dù Ngài thừa sức làm điều này. Ngài diễn tả tình yêu bằng cách mời gọi con người cộng tác.

 

Chúng ta biết phép lạ hay dấu lạ là những việc Thiên Chúa làm có thể nhận thấy bằng giác quan, nhưng đó là những hiện tượng mà chúng ta không thể giải thích cho thấu đáo. Thú vị là trong hầu hết các phép lạ của Đức Giêsu, vai trò của con người chiếm đến 50 phần trăm để phép lạ có thể xảy ra (nhất là Chúa cần lòng tin của chúng ta, Mc 10,46-52; Lc 18,42). Chúa không muốn làm phép lạ một mình, nhưng thích mời gọi con người cùng nhau cộng tác với Ngài để có những phép lạ.

 

Tin Mừng Chúa Nhật Mình Thánh Chúa hôm nay (Lc 9,11-17) là minh chứng cho ý hướng trên. Số là sau khi dân chúng nghe Đức Giêsu giảng dạy, họ cần được về nhà ăn tối. Tiếc là đường xa bụng đói, Đức Giêsu biết họ khó có thể về nhà được bình an. Trong bối cảnh của lòng trắc ẩn này, Đức Giêsu đề nghị các môn đệ làm một phép lạ. Chúa nói các ông hãy cho họ ăn. Đây là điều không thể đối với khả năng của các ông, bởi lấy đâu ra bánh cho năm ngàn người ăn. Đó là chưa kể phụ nữ và trẻ em. Vài xe tải bánh cũng chưa chắc cung cấp cho từng ấy người ăn! Đức Giêsu giúp các môn đệ làm phép lạ.

 

Trong khi bối rối với đề nghị trên, các ông thủ thỉ với Chúa: “Ở đây chúng con chỉ còn đúng 5 chiếc bánh và 2 con cá – ἢ ἄρτοι πέντε καὶ ἰχθύες δύο.” Đức Giêsu nhìn các ông trong trìu mến và đề nghị: nói dân chúng chia thành từng nhóm nhỏ. Ngài cầm lấy số bánh và cá của các ông, dâng lời chúc tụng và bẻ ra đưa cho các môn đệ. Các ông mở to đôi mắt, tay nhận lấy bánh của thầy mình. Ngạc nhiên hơn nữa khi Đức Giêsu đề nghị các ông tiếp tục phân phát số lương thực ấy cho dân chúng. Lúc ấy các ông nghĩ sao nhỉ: “Thầy cứ đùa, từng này thức ăn thì làm sao chúng con chia ra được! Chúng con ăn bánh bằng niềm tin à?” Lạ thay, các ông càng bẻ bánh chia nhau, số lương thực ấy lại càng tăng theo cấp số nhân. Vậy là họ đã hăng say bẻ bánh và chia cho toàn dân ngày hôm đó ăn uống no nê.

 

Chúng ta cũng có thể hỏi Chúa: “Sao ngài không hô biến để bánh và cá có ở trên tay mỗi người? Quá rườm rà khi bắt chúng con phải bẻ bánh, phải chia cho mọi người.” Đây là điều rất thú vị trong những phép lạ mà Đức Giêsu làm: Ngài luôn mời con người cộng tác. Không chỉ trong phép lạ, ngay cả trong công trình cứu độ cũng thế. Thánh Augustin thốt lên rằng: “Chúa dựng nên con không cần có con nhưng để cứu chuộc con, Chúa cần sự cộng tác của con.” Nếu con người từ chối, Thiên Chúa cũng phải “bó tay”, và tiếp tục nhẫn nại chờ đợi. Nói thế để cho thấy Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do và cần sự cộng tác của con người.

 

Để hiểu hơn về sự cộng tác này, chúng ta nhớ lời chia sẻ của thánh I-nhã, Đấng sáng lập Dòng Tên: “Nguyên tắc hành động đầu tiên của bạn là: Hãy tin tưởng vào Chúa như thể thành công hoàn toàn do bạn chứ không phải do Chúa; nhưng hãy dùng hết tài năng của bạn như thể chỉ có Thiên Chúa làm mọi thứ chứ không phải do bạn làm.” Điều này có nghĩa là Thiên Chúa ban cho chúng ta rất nhiều thứ. Vấn đề là chúng ta có chịu dùng tài năng ấy để cộng với ơn Chúa nữa, là phép lạ có thể xảy ra. Phép lạ ấy có thể là những thành công, những niềm vui và bình an trong tâm hồn. Chúa luôn mở cánh cửa để con người dấn thân trong tin tưởng. Ngài thừa sức để trực tiếp đưa bạn đến thành công mà bạn không phải làm bất cứ điều gì. Nhưng Chúa cũng biết khi ấy thành công của chúng ta sẽ tẻ nhạt vô cùng.

 

  Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay nhắc nhớ chúng ta đến bí tích Thánh Thể. Trong bí tích này Thiên Chúa cũng mời gọi con người cộng tác. Hoặc nói như thánh Gioan Vianney nhắn nhủ rằng: “Không rước lễ thì giống như chết khát bên dòng suối.” Với Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Giáo hội còn gọi thánh lễ là bữa tiệc vui mừng. Đây là bữa tiệc của Chúa Giêsu với mỗi người tham dự. Nơi đó, Chúa Giêsu tiếp tục hiến tế chính mình Ngài trên bàn thờ. Ngoài việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Đức Giêsu trong thánh lễ, Giáo Hội còn cho thấy đây là phụng vụ thần linh, mầu nhiệm thánh. Nghĩa là việc cử hành Thánh Thể là thời gian hoan hỷ giữa Hội Thánh trên trời và dưới đất trong một thánh lễ. Nếu không đến với bí tích này, làm sao người ta có thể nhận được phép lạ mà Chúa Giêsu làm để nuôi dưỡng con người?

 

Lạy Chúa Giêsu, con tạ ơn Chúa đã trao ban Mình Máu Ngài cho con nơi Bí Tích Thánh Thể. Ngài đã trở nên của ăn thần linh nuôi sống con trên cuộc đời dương thế. Con mời Chúa vào tâm hồn con lúc này. Nhờ đó, Mình Máu Thánh Chúa thánh hóa cuộc đời con nên nhân chứng giữa đời. Amen.

 

Mừng Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô

 

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Bài cùng chuyên mục:

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 6)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 185)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 388)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 249)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 602)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 683)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 250)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 509)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 325)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7