Phụng vụ

Thánh Bênađô Viện phụ, tiến sĩ Hội thánh, (Ngày 20 tháng 08)

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,646
  • Ngày đăng: 19/08/2023 08:41:52

Ngày 20 tháng 08

THÁNH BÊNAĐÔ

Viện phụ, tiến sĩ Hội thánh

 

Được ngọn lửa tình yêu Chúa nung nấu, thánh Bênađô đã dành trọn cuộc đời cho Thiên Chúa, tha nhân, Giáo hội, cách riêng cho dòng Xitô. Giáo lý cốt lõi của Ngài “Chúa yêu thương, Chúa không muốn điều gì khác ngoài việc được yêu”. Bên cạnh đó, thánh nhân cũng thúc dục mọi người: “Chúng ta cứ yêu thương nhau đi và sẽ được yêu thương”.  

 

Thánh Bênađô sinh năm 1090 tại lâu đài Fontaine gần Dijo trong một gia đình lãnh chúa quyền quý. Thân phụ ngài là ông Tescenlin, lãnh chúa Fontaine và thân mẫu là Alets de Montbard rất thánh thiện và sau này được tôn phong chân phước. Thánh Bênađô được thụ hưởng một nền giáo dục đạo hạnh.

 

Với lợi thế từ một gia đình danh giá và sự khôn ngoan, một tương lai tươi sáng đang rộng mở đón chờ thánh nhân. Tuy nhiên, ý Chúa nhiệm mầu đã thúc đẩy ngài gia nhập dòng Xitô năm 22 tuổi, một dòng tu nổi tiếng khắc khổ và nghiêm nhặt. Nhờ nhiệt tình và khôn khéo, thánh nhân cũng đã lôi kéo sáu anh em và hai mươi tư người bạn cùng theo ngài vào dòng.

Chúng ta có thể nêu lên vài điểm chính trong cuộc đời của thánh Bênađô.

 

1.  Thành lập và phát triển dòng Xitô

Thánh Bênađô là một đan sĩ rất mực đạo hạnh và trí thông minh sắc sảo.  Do đó, sự gia nhập dòng của ngài và các bạn đã mang lại cho nhà dòng Xitô (Citeaux) một nhiệt huyết mới. Ba năm sau khi gia nhập dòng Xitô, thánh Bênađô cùng với mười hai người khác được sai đi lập dòng mới (dòng Clairvaux) tại một thung lũng gần Langres. Suốt thời gian làm viện phụ, thánh Bênađô chuyên trách dòng Xitô và đã thành lập sáu mươi tám nhà dòng mới. Cùng thời gian đó, khắp Châu Âu cũng xuất hiện nhiều nhà dòng mới, đến nổi khi thánh nhân qua đời năm 1153, đã có tới ba trăm bốn mươi ba dòng Xitô. Cho nên, người ta vẫn thường gọi thánh nhân là vị sáng lập thứ hai của dòng Xitô.

 

2.  Phục vụ cho sự hiệp nhất Giáo hội

Năm 1130, Giáo hội xảy ra sự chia rẻ giữa ngụy giáo hoàng Araclet III với đức giáo hoàng Innocent III, thánh Bênađô đã thuyết phục và dàn xếp hầu mang lại sự bình an và hiệp nhất cho Giáo hội. Ngoài ra, thánh nhân còn chống lại các lạc giáo đang phá hoại Giáo hội, đến nỗi người ta tặng cho ngài danh hiệu: “Cái búa đánh bọn lạc giáo”. Ngài cũng đứng ra dàn xếp các nước trong thời kỳ Giáo hội ly khai và làm cố vấn cho các vị giáo hoàng.

 

3.  Sùng kính Đức Maria

Thánh Bênađô có lòng sùng kính Đức Maria cách đặc biệt. Với thánh nhân, Đức Maria chính là lẽ sống, là niềm hy vọng và là “sao mai” dẫn đường chỉ lối giúp con người đạt tới hạnh phúc đích thực. Ngài mời gọi chúng ta: “Bạn hãy dán mắt nhìn lên Sao Biển mà kêu gọi Mẹ Maria. Được Mẹ hướng dẫn, bạn không phải mệt mỏi trên đường. Được Mẹ đưa giúp, bạn sẽ tới đích ngắm trong”. Người ta vẫn thường gọi thánh Bênađô là “cây đàn của Đức Mẹ”. Quả thật, một lần kia khi nghe hát kinh Lạy Nữ Vương tại nhà thờ chính tòa Sprine, thánh nhân thêm vào: “Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, thánh Maria trọn đời đồng trinh”. Chính ngài cũng đã viết thánh thi đầy sốt mến Ave Maria Stella.

 

Thánh Bênađô từ giã cõi đời trong hương thơm nhân đức ngày 20/8/1153. Năm 1174 Đức Giáo Hoàng Alexander III phong thánh cho ngài, và năm 1830 được nâng lên hàng tiến sĩ Hội thánh.

 

Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của thánh Bênađô, xin Chúa cho mỗi người chúng con luôn biết chạy đến với Mẹ Maria, nhiệt tâm xây dựng cộng đoàn và Giáo hội bằng chính ơn gọi và khả năng của mình.

 

Đan Sĩ. Montfort Nguyễn Xuân Pháp O.Cist

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,157)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2024 07:36:19 - Xem: 2,009)

Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2024 06:17:22 - Xem: 2,099)

Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,727)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2024 07:29:07 - Xem: 2,214)

Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2024 07:31:40 - Xem: 2,860)

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Cử hành Thánh Thể: Bài 26 – Lời nguyện tiến lễ (08/04/2024 08:47:19 - Xem: 212)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Gio-An Bao-Ti-Xi-Ta Lasan, (linh mục ngày 07/4) (06/04/2024 07:26:50 - Xem: 2,526)

Thánh nhân được phúc sinh ra trong một gia đình thật đạo đức, cha Người là một vị thẩm phán nổi danh, mẹ Người là một thiếu phụ rất đạo hạnh.

Thánh Vinhson de Phaolô (ngày 04/4) (05/04/2024 07:22:51 - Xem: 2,526)

Thánh nhân tỏ ra có tinh thần bác ái, ưa thích cầu nguyện và có lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria.

Cử hành Thánh Thể: Bài 25 – Lời mời và lời đáp trước lời nguyện tiến lễ (03/04/2024 07:33:47 - Xem: 233)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7