Phụng vụ - Chư thánh

Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ, ngày 19/06

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,964
  • Ngày đăng: 18/06/2024 10:20:24

Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ

Ngày 19/06

 

Vào ngày 19 tháng 06, Giáo hội Công giáo kính nhớ Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ, hay cũng còn được gọi là Thánh Rô-mu-an-đô Camaldoli. Ngài là Viện Phụ của Đan Viện Camaldoli, là nhà sáng lập và là người cải tổ của nhiều Đan Viện Tại Ý.

 

1.Tiểu sử:

Rô-mu-an-đô sinh năm 952 tại Ravenna, nước Ý, con của một gia đình quý tộc. Khi lớn lên và chứng kiến cảnh cha mình sát hại đối thủ của ông trong cuộc đấu kiếm tay đôi, Rô-mu-an-đô đã chạy vào trong Đan Viện Thánh Apollinare tại Classe vùng Ravenna, để đền tội và thống hối thay cho cha của mình trong suốt 40 ngày. Tại đây, cậu cảm thấy thích thú với đời sống Đan Sĩ, và vì thế cậu đã xin để được lưu lại Đan Viện này tới ba năm. Sau những năm tập tu, vào năm 972, Thầy Rô-mu-an-đô đã tuyên khấn trọn đời tại Đan Viện nêu trên.

 

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi trở thành Đa-sĩ, Thầy Rô-mu-an-đô đã phát hiện ra sự bạc nhược trong đời sống Đan Viện, vì thế, Thầy đã mạnh mẽ chỉ trích lối sống bạc nhược đó, và quyết tâm dấn thân vào một cuộc sống nhiệm nhặt. Với thái độ như thế, Thầy Rô-mu-an-đô đã khơi lên sự căm ghét của các Đan Sĩ khác, đến độ các Đan Sĩ đó đã quyết tâm hãm hại Rô-mu-an-đô. Nhưng Thầy đã thoát được một vụ mưu sát, và đi đến với một vị Ẩn Sĩ đang sống ẩn dật tại Venice.

 

Vào năm 978, cùng với Phê-rô Orseolo, thống tướng bị lật đổ của Venice, Thầy Rô-mu-an-đô đã chạy tới Pyrene, và gia nhập Đan Viện Thánh Michael de Cuxa tại Codalet, thuộc vùng Pyrene, với tư cách là những Ẩn Sĩ.

 

Mười ba năm sau đó, Thầy Rô-mu-an-đô lại chuyển chỗ tới gần Ravenna. Vì mong muốn của hoàng đế Otto III, Thầy Rô-mu-an-đô đã miễn cưỡng chấp nhận trở thành Viện Phụ của chính Đan Viện mà trước đây, tại đó, con đường trở thành Đan Sĩ của Ngài đã bắt đầu. Nhưng chỉ một năm thôi, Ngài đã từ bỏ chức vụ Viện Phụ. Ngay sau đó, nguyên Viện phụ Rô-mu-an-đô đã muốn đảm nhận công cuộc truyền giáo tại vùng Đông Âu, vì Ngài muốn được chết ở đó với tư cách là một vị Tử Đạo, giống như một người bạn thân thiết của Ngài đã chết như thế cách đó chưa lâu, nhưng Ngài đã phải từ bỏ ý muốn này vì Ngài bị mắc một cơn bệnh nặng. Dù không hoạt động truyền giáo tại Đông Âu, nhưng nguyên Viện Phụ Rô-mu-an-đô vẫn có một tầm ảnh hưởng lớn trên Bruno Querfurt - phó vương của hoàng đế Otto III – và trên công cuộc truyền giáo của ông.

 

2.Nhà Cải Tổ và Sáng Lập các Đan Viện:

Từ năm 999, Viện Phụ Rô-mu-an-đô đã thành lập và cải tổ rất nhiều các Đan Viện tại Ý theo Tu Luật Thánh Biển Đức, và với sự nhấn mạnh về các yếu tố của đời sống Ẩn Sĩ. Trog số các Đan Viện được Ngài thành lập, có một Đan Viện rất nổi tiếng, đó là Đan Viện Valdicastro, được Ngài thành lập vào năm 1009. Công cuộc thành lập các Đan Viện mới cũng như công cuộc cải tổ các Đan Viện cũ do Viện Phụ Rô-mu-an-đô khởi xướng, đã gặt hái được rất nhiều thành công, và được hưởng ứng nhiệt tình bởi nhiều Đan Viện. Những ý tưởng của Ngài cũng có ảnh hưởng rất lớn trên Thánh Phê-rô Da-mi-a-nô. Vào năm 1024, Viện Phụ Rô-mu-an-đô đã thành lập một khu vực dành cho các vị Ẩn Sĩ tên là Camáldoli thuộc vùng Arezzo, và sau này nơi đây đã trở thành hạt nhân nòng cốt của Dòng Camaldu.

 

Các Tu Sĩ Dòng Camaldu đã coi Thánh Rô-mu-an-đô là nhà sáng lập của mình. Họ thực hiện một cuộc sống rất nhiệm nhặt tại những căn phòng tách biệt nhau, trong thinh lặng và chay tịnh.

 

Vào ngày 29 tháng 10 năm 1072, Tu Luật của Dòng Camldu đã được Đức Thánh Cha Alexander II phê chuẩn. Hơn một nửa số phòng của các Ẩn Sĩ Camaldu nguyên thủy, cụ thể là 20 phòng, vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay, trong đó có cả phòng của Thánh Rô-mu-an-đô. Nhiều du khách ngày nay vẫn có thể tới thăm các căn phòng đó.

 

Sau khi thành lập mới và cải tổ nhiều Đan Viện, Viện Phụ Rô-mu-an-đô đã về sống tại Đan Viện Valdicastro thuộc vùng Poggio, Fabriano, nước Ý, và qua đời tại đó vào ngày 19 tháng 06 năm 1027.

 

3.Thánh Nhân:

Ngay sau khi qua đời, Viện Phụ Rô-mu-an-đô  đã được tôn kính như một vị Thánh. Và chỉ 05 năm sau khi qua đời, Viện Phụ Rô-mu-an-đô đã chính thức được Giáo hội tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Thánh Lễ Tôn Phong Hiển Thánh cho Ngài diễn ra vào năm 1032.

 

Vào ngày 14 tháng 03 năm 1481, bộ hài cốt của Thánh Rô-mu-an-đô đã được di dời từ Đan Viện Valdicastro về nhà thờ Thánh Biagio thuộc vùng Fabriano, và ngày nay ngôi Thánh Đường này được gọi theo tên của Ngài là Bergdorf Poggio San Rô-mu-an-đô.

 

Giáo hội cử hành Lễ Kính Thánh Rô-mu-an-đô vào ngày 19 tháng 06 với bậc Lễ Nhớ không buộc.

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 1,958)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Giu-se thành Nazareth (Ngày 19 tháng 3) (18/03/2024 07:58:22 - Xem: 2,921)

Thánh Giu-se là một con người hết sức đặc biệt vì Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giê-su và làm bạn trăm năm của Đức Maria.

Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024 (05/01/2024 16:51:07 - Xem: 910)

Ủy ban Phụng tự xin giới thiệu bản văn “Thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ”.

Cử hành Thánh Thể: Bài 12 & 13 - Thánh vịnh đáp ca (02/01/2024 14:53:32 - Xem: 482)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Tiếp tục đứng sau khi hát long trọng ba lần Alleluia (27/03/2023 14:17:40 - Xem: 611)

Trong Lễ Đêm Canh Thức Vượt Qua, cộng đoàn tiếp tục đứng hay ngồi xuống khi hát Thánh vịnh 117/118 sau phần hát long trọng 3 lần Alleluia?

Giải đáp thắc mắc: Niên lịch phụng vụ là gì? (08/03/2022 10:00:09 - Xem: 40,632)

Niên lịch phụng vụ là chu kỳ các mùa Phụng Vụ trong một năm, nhằm cử hành những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô

Tại sao Thứ Tư Lễ Tro không phải là ngày lễ buộc? (03/03/2022 08:07:53 - Xem: 3,306)

Thứ Tư Lễ Tro là một trong những ngày lễ có đông người nhất trong năm, nhưng đây không phải là lễ buộc chính thức.

Xin cho biết tiêu chuẩn chọn Bài đọc cho lễ một vị Thánh (29/01/2022 05:54:00 - Xem: 3,901)

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Công bố Lời Chúa trong cử hành Phụng Vụ Các Giờ (14/01/2022 09:25:56 - Xem: 2,714)

Những người ủng hộ thực hành phải đọc câu trích dẫn nguồn Sách Thánh trước khi công bố Lời Chúa thường nại vào ba lý do sau:

Ý nghĩa của việc đi lễ ngày Chúa Nhật (05/01/2022 14:47:42 - Xem: 2,991)

Tại sao đạo Công Giáo lại bắt các tín hữu phải đi lễ vào Chúa Nhật? Con đi lễ từ thứ hai đến thứ bảy chẳng lẽ không bằng một người chỉ đi lễ ngày Chúa Nhật à?

Bài viết mới