Kinh thánh - Giáo lý

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 32 Thường niên năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,055
  • Ngày đăng: 02/11/2022 07:23:27

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm C

 

 

Khi chúng ta gần kết thúc năm phụng vụ của Giáo hội, các bài mang mầu sắc cánh chung hơn – những thực tại liên quan đến thời kỳ sau cùng. Chủ đề chính của các bài đọc hôm nay là thực tế của cuộc sống sau khi chết và mối quan hệ giữa cuộc sống của chúng ta trên trần gian với cuộc sống vinh quang hoặc hình phạt sẽ xảy ra sau đó. Các bài đọc mời gọi chúng ta suy tư về ý nghĩa thực sự của sự phục sinh trong đời sống của chúng ta.

 

BÀI ĐỌC 1: 2 Mcb 7,1-2, 9-14

Sống lại trong đời sống mới

Đây là bài đọc duy nhất trích từ ​​sách Maccabê trong chu kỳ các bài đọc Chúa nhật. Vào năm 167 trước Công nguyên, Đế chế Syria thống trị Palestine, và vua Antiochô IV quyết định thực hiện một bước quan trọng để thống nhất đế chế của mình bằng cách xóa bỏ các phong tục thờ cúng và tôn giáo riêng của người Do Thái. Ông đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ không ngờ, và một cuộc đàn áp quy mô đã xảy ra. Cuộc kháng chiến chống lại sự đồng hóa được lãnh đạo bởi ba anh em tên là Maccabê; họ mang tên của họ cho hai cuốn sách Kinh Thánh này. Bài đọc hôm nay đưa ra một tình huống trong cuộc bức hại đó. Tầm quan trọng lâu dài của một thái độ anh hùng như vậy là sự phát triển niềm tin về sự phục sinh vào cuộc sống mới. Cho đến thời điểm đó, Israel đã coi ​​những người chết bị giam cầm trong Sheol, bị giới hạn trong một đời sống khốn khổ, nơi người chết không còn sức lực và thậm chí không thể ngợi khen Thiên Chúa. Giờ đây, họ thấy rằng Thiên Chúa sẽ cho những người đã chết vì đức tin được sống lại trong cuộc bách hại. Vào thời Chúa Giêsu, niềm tin vào sự phục sinh của người chết để sống lại cuộc sống mới là phổ biến ở Israel. Chỉ có những người theo chủ nghĩa truyền thống Sađucê không chấp nhận điều này.

 

ĐÁP CA: Tv 17:1, 5-6, 8

Xin ơn che chở

Thánh vịnh 17 là một lời cầu nguyện của vua Đavít. Tác giả đã bị tấn công một cách vô cớ và tìm nơi ẩn náu trước nơi phán xét của Chúa, vị quan xét công bình, trong Đền thờ Giêrusalem. Tin chắc rằng mình vô tội trước những cáo buộc chống lại mình, tác giả Thánh vịnh kêu cầu sự công bằng của Chúa (cc. 1-5). Ông tự tin cầu xin sự trợ giúp của Chúa chống lại kẻ thù của mình (cc. 6-8). Trong câu 8, ông cầu cứu: Xin giữ gìn con như thể con ngươi, dưới bóng Ngài xin thương che chở. Trong câu 15: Về phần con, sống công minh chính trực, con sẽ được trông thấy mặt Ngài, khi thức giấc được thỏa tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan. Tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc về sự chăm sóc đặc biệt của Thiên Chúa (x. Đnl 32,10; Cn 7,2; và Is 49,2). Hình ảnh ẩn dụ về đôi cánh bảo vệ của Thiên Chúa xuất phát từ nơi Thiên Chúa ngự giữa đôi cánh dang rộng của các Kêrubim trên Hòm Giao Ước trong Đền Thánh Giêrusalem (1 V 6,23-28; 8,6-7). Chúa Giêsu sẽ dùng cùng một ẩn dụ về đôi cánh che chở của Thiên Chúa trong lời than thở của Người về số phận của Giêrusalem (Mt 23,37).

Khi thức giấc, con được thỏa tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan”. Theo cái nhìn Kitô giáo, chúng ta có thể thấy điều này nói về sự sống vĩnh cửu. Sự thức giấc nói về người chết sống lại để muôn đời hưởng kiến nhan Chúa (GLHTCG 1023).

 

BÀI ĐỌC 2:  2 Tx 2,16-3,5

Ngày quang lâm

Bài đọc từ Thêsalônica báo trước sự kết thúc của năm phụng vụ: với năm A kết thúc với thư 1 Thêsalônica và năm C với thư thứ hai này. Cả hai bức thư đều quan tâm đến việc trở lại  lần thứ hai của Chúa Kitô vào cuối thời gian. Cộng đồng nhỏ ở Thêsalônica đã bận tâm về biến cố này. Chính Phaolô đã dạy họ rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết: vì những người chịu phép rửa tháp nhập vào Chúa Kitô, thì sự chết không còn nữa. Nhưng sau đó các Kitô hữu vẫn phải chết! Vì vậy, Phaolô viết cho họ rằng Chúa Kitô sẽ sớm đến trong một cuộc rước khải hoàn, mang theo những môn đệ của Người đã chết. Điều này hẳn đã làm cho dân Thêsalônica phấn khích tột độ trước sự tái lâm sắp xảy ra như vậy. Do đó Phaolô viết cho họ bức thư thứ hai này để trấn an họ, và giải thích rằng cuộc tái lâm không hoàn toàn sắp xảy ra. Họ phải tiếp tục sống trong thế gian, vì trước hết phải trải qua một thời kỳ mà sự dữ vẫn còn hoạt động, một thời kỳ mà Lời của Chúa vẫn còn phải được lan truyền, ngay giữa họ, và trong đó họ cần được bảo vệ khỏi cái ác. Kitô hữu không thể từ chối thế gian, vì vậy họ cần sức mạnh của Chúa để sống theo đường lối của Chúa trong một thế giới mà về căn bản không nhận ra những đường lối đó.

 

TIN MỪNG: Lc 20,27-38

Cuộc sống mai sau

Bài đọc Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu trong một cuộc tranh luận thần học với người Sađusê. Họ là một đảng chính trị tôn giáo tự xưng là hậu duệ của Zađok, thầy thượng tế vào thời Đavít (x. 2 Sm 8,17). Mặc dù ban đầu họ có thể đều là tư tế, nhưng vào thời Chúa Giêsu điều đó có lẽ không còn như vậy. Họ dường như là một nhóm quý tộc bảo thủ hợp tác với người La Mã và kết quả là họ được hưởng một số đặc quyền nhất định. Về mặt thần học, họ chỉ chấp nhận là xác thực những gì thực sự được viết trong Kinh Thánh. Họ không giống như những người Pharisêu, là những người tôn kính ngay cả các truyền thống truyền khẩu phát xuất từ việc giải thích Kinh Thánh trong văn bản. Vì vậy, những người Sađucê không tin vào sự phục sinh hay sự tồn tại của thiên thần hay ác quỷ, những quan niệm được Tin Mừng nói đến.

 

Trong nỗ lực bác bỏ khả năng con người sống lại, họ đã dùng đến sự chế giễu, qua đó chứng tỏ điều họ coi là ngu xuẩn của một niềm tin như vậy. (Bài đọc này chứa đựng những yếu tố tương tự như những gì được trình bày trong bài đọc 2 Maccabê trong Chúa nhật này. Vì cả hai bài đều nói về bảy anh em và cả hai đều trình bày về sự sống lại, nên việc xếp hai bài đọc có vẻ tự nhiên. Tuy nhiên, những điều này không nên coi như anh em cùng nhà).

 

Nếu một người đàn ông chết mà không có con, luật cổ đại đưa ra các quy định về việc tiếp nối tên cũng như việc thừa kế tài sản của ông ta. Anh hay em của ông ta phải lấy người đàn bà góa làm vợ để một người thừa kế được sinh ra cho người đàn ông đã chết (x. Đnl 25,5-10). Đây là phong tục được những người Sađucê nói đến. Từ quan điểm của họ, câu hỏi chỉ ra sự điên rồ của niềm tin vào sự sống lại.

 

Để đáp lại, trước tiên Chúa Giêsu vạch ra một ranh giới phân biệt giữa thời đại này và thời đại sắp tới. Thời đại sắp tới sẽ không giống như thời đại này. Ở trần gian, sự sinh sản là cách mà cuộc sống tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong thời đại tiếp theo, các điều kiện sẽ hoàn toàn khác và sự tồn tại bên trong đó cũng vậy. Sẽ không có cái chết; tất cả sẽ là những thực thể thiêng liêng, giống như các thiên thần. Là con cái của Thiên Chúa, họ sẽ được dự phần trong bản chất của chính Thiên Chúa.

 

Sau đó, Chúa Giêsu sử dụng một phương pháp lập luận truyền thống của người Do Thái. Đọc một điều gì đó trong văn bản theo nghĩa đen, Người rút ra kết luận từ nó mà có lẽ chưa bao giờ có trong tâm trí của tác giả gốc. Người đề cập đến câu chuyện về cuộc gặp gỡ của ông Môisen với Thiên Chúa tại bụi gai đang cháy (x. Xh 3,1-6). Tại đó Thiên Chúa tự xưng là Thiên Chúa của các tổ tiên nam chính của dân tộc Do Thái. Văn bản để cho Chúa nói “Ta là” không phải “Ta đã là”. Điều này hàm ý rằng Chúa vẫn là Chúa của các tổ tiên này. Tuy nhiên, Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa của kẻ sống, không phải của kẻ chết. Điều này có nghĩa là, một cách nào đó các tổ tiên đó vẫn sống. Cụm từ cuối cùng đưa ra lời giải thích về trường hợp này có thể xảy ra như thế nào. Tất cả họ đều được kết hợp với Thiên Chúa qua giao ước. Lời giải thích của Chúa Giêsu tuyên bố rằng cái chết không cắt đứt sự kết hợp mà giao ước đã thiết lập. Trừ khi họ chọn chấm dứt mối quan hệ giao ước của mình, họ vẫn tiếp tục kết hợp với Thiên Chúa, ngay cả sau khi chết. Cách giải thích Kinh Thánh như vậy có thể lạ lùng đối với chúng ta ngày nay, nhưng đây là lý lẽ mà Chúa Giêsu đã dùng để chống lại thách đố của người Sađusê.

 

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

GLHTCG 992-996 : Mặc khải tiệm tiến về sự Phục Sinh

GLHTCG 997-1004 : Sự phục sinh của chúng ta trong Chúa Kitô

GLHTCG 1023-1029 : Thiên đàng

GLHTCG 1030-1032 : Sự thanh luyện cuối cùng hay luyện tội

Lm Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 44)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 148)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 189)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 148)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 238)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 320)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 311)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 244)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 312)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 243)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7