Tâm linh - Tu đức

Trở thành linh mục của Chúa Giêsu Kitô có ý nghĩa gì?

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,212
  • Ngày đăng: 30/07/2022 17:41:14

TRỞ THÀNH LINH MỤC CỦA CHÚA GIESU KITO

CÓ Ý NGHĨA GÌ?

 

Không có lời giải thích nào của con người để lý giải cho thiên chức linh mục Công giáo.
 

linh-muc.jpg
 

Hy tế thánh (Ảnh: Shutterstock)

 

Trở thành linh mục nghĩa là gì? Có dấu hiệu phân biệt nào để phân chia giữa những người là linh mục với những người không phải là linh mục hay không? Và vì ngày nay có quá ít người lựa chọn trở thành linh mục, nên cần có những thay đổi gì để làm cho ơn gọi này trở nên hấp dẫn hơn không? Giáo Hội có nên từ bỏ luật độc thân hay không? Có nên mời gọi những người namđã kết hôn để trở thành linh mục hay không? Còn phụ nữ thì sao? Tại sao không cho một nửa nhân loại được tham dự vào thiên chức này?

 

Nếu có ai đó đang đếm, thì sẽ có bảy câu hỏi trong đoạn trên. Nhưng chỉ có câu đầu tiên thực sự quan trọng, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ đem lại ý tưởng cho sáu câu hỏi còn lại. Vì vậy, trở thành linh mục nghĩa là gì?

 

Thật đơn giản, ý nghĩa của của việc trở thành linh mục nằm ở chính Bí tích Thánh Thể, vì nếu thiếu đi Bí tích Thánh Thể thì việc trở thành linh mục sẽ chẳng mang lại ý nghĩa gì. Bí tích Thánh Thể chính là Bánh Sự Sống, dùng để nuôi sống hàng triệu người nam, người nữ và trẻ em trên trái đất này. Bí tích này còn là sự hoàn tất lời Thiên Chúa hứa sẽ ở cùng chúng ta theo cách mật thiết và sinh nhiều lợi ích nhất cho đến tận cùng thời gian. Một lời hứa mà chỉ có linh mục đã được truyền chức mới có quyền thực hiện. Và do đó đảm bảo sự chắc chắn cho việc chúng ta rước lấy chính Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Giêsu Kitô.

 

Những điều này chỉ xảy ra do mệnh lệnh của Thiên Chúa. Không có lời giải thích nào của con người để lý giải cho thiên chức linh mục Công giáo. Và, ngoài ra, Chúa Nhập Thể sẽ hạ mình xuống thế để đến giữa chúng ta như thế nào, nếu không phải bằng cách tự mình bẻ ra để trở thành lương thực cho chúng ta? Vì vậy, trừ khi có ai đó ở đó để dọn sẵn bữa ăn, thì không ai trong chúng ta có thể hưởng dùng được, mà chỉ còn lại là những tâm hồn thiếu đi nguồn thức ăn cần thiết nhất. Đó là điều mà chức linh mục mang lại cho chúng ta - sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong thế giới. Vì được gắn liền với căn tính riêng của Đức Kitô nên linh mục được trao quyền để hành động trong cương vị của Đức Kitô (in persona Christi) vì ơn cứu độ cho thế giới.

 

Có hai điều diễn ra trong nghi thức truyền chức linh mục, cả hai đều cần thiết cho ý nghĩa và tính chân thật của việc trở thành linh mục, một Đức Kitô khác (alter Christus). Đầu tiên là sự dâng hiến (dedicatio), hay là sự chuyển đổi ý chí, theo đó một người tự do và hoàn toàn tách mìnhra khỏi cuộc sống bình thường của những người nam khác để đoan nguyện phụng sự cách riêng cho Thiên Chúa toàn năng. Thánh Phaolô tông đồ ra lệnh rằng: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (Rm 12,20)

 

Nếu ý muốn của Thiên Chúa để một người hoàn toàn hiến thân cho Đức Kitô, để phục vụ Giáo Hội mà vì họ Đức Kitô đã chịu chết trên thập giá, để người đó được nên xứng đáng với hy tế mà Thiên Chúa đang đòi hỏi nơi mình, thì trong chính hành động nhằm định hình cuộc đời mình cho Thiên Chúa, một sự dâng hiến (dedicatio) vừa lâu dài vừa sâu sắc như thế sẽ là điều cần thiết. Đó sẽ là một cử chỉ tự xoá mình đi, một cử chỉ không nằm ngoài những gì có thể tưởng tượng và không giống với bất kỳ ai khác. Thật vậy, chỉ có Đức Mẹ mới đạt đến một sự tự huỷ (kenosis) đích thực. Như Bernanos đã khẳng định một cách đáng nhớrằng Đức Mẹ là Đấng “trẻ hơn tội lỗi” [vì tội lỗi làm con người cằn cỗi và già đi, nhưng Đức Mẹ là Đấng đầy ơn sủng và chẳng vươn vết nhơ tội lỗi].

 

Đối với một của lễ như thế, một người tha thiết muốn hiến mình, một người khao khát sự tự do và tinh tuyền giống như sự dâng mình trọn hảo nơi chính Đức Mẹ, thì Thiên Chúa sẽ không từ chối. Và ở đây chúng ta đi vào trọng tâm của ý nghĩa và tính chân thật của việc truyền chức - cụ thể là chính sự thánh hiến (consecratio), điều thứ hai trong hai điều diễn ra trong việc truyền chức linh mục. Điều này được hoàn thành, không phải do ý định của con người, mà theo ngôn ngữ của Công đồng Vaticanô II là “bởi chính Thiên Chúa qua thừa tác vụ giám mục khi đặt tay trên ứng viên để hướng đến đời sống và sứ vụ linh mục” (x. Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 5).Đây là sự đón nhận hoàn toàn của Thiên Chúa dành cho người tôi tớ của Người, được chính đương sự cảm nhận với lòng khao khát và niềm vui sâu xa nhất, được thể hiện qua việc Ngườivươn tay ra để xác nhận sự dâng hiến của đương sự. Và ngay sau đó, Người chứng nhận bằngmột cử chỉ thánh hiến long trọng.

 

Do kết quả của hành động kép này, con người được ban tặng một hữu thể hoàn toàn mới, một hữu thể đi đến tận cùng bản thể của mình, biến người đó thành một con người thánh thiêng(persona sacra), do đó, được trao quyền để trợ giúp Đức Kitô trong việc thánh hoá thế giới mà Người đã đến để cứu chuộc.

 

Nếu việc cử hành các Mầu nhiệm thánh - cụ thể là Thánh lễ - không chỉ tạo thành “tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo Hội”, mà còn là “nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (x. Hiến chế Sacrosanctum Concilium, số 10), thì đơn giản là cần phải có người làm cầu nối. Làm thế nào để trần gian và thiên đàng có thể được liên kết với nhau nếu không qua trung gian của linh mục? Các Mầu nhiệm thánh sẽ không diễn ra, trừ khi chính Đức Kitô đã tự đồng hoá mình theo cách thức rõ ràng và không thể phân ly như thế với người linh mục của Người.

 

Theo lời thánh Tôma Aquinô thì có hai lý do cho điều này. Thứ nhất, vì Bí tích Thánh Thể là bí tích cao trọng nhất trong tất cả các bí tích, có thể so sánh qua tính chất nổi bật của Bí tích này với lương thực mà chúng ta cần dùng đến, nên Bí tích này nhất thiết phải có “giá trị cao cả đến mức không thể được thực hiện ngoại trừ do chính Đức Kitô”. Thứ hai, và theo sau đó, đây là bí tích duy nhất mà trong đó những lời của linh mục được thốt lên theo cách mà chính Đức Kitô đang nói lên những lời đó. Thánh Tôma nói rằng điều này thật rõ ràng đối với chúng ta, “bởi thực tế là khi cử hành bí tích này, linh mục không làm gì khác ngoài việc đọc lên những lời của chính Chúa Giêsu Kitô”. Một người cầm bánh trên tay nhưng vẫn nói rằng: “Đây là Mình Ta”, thì đó thực sự là chính Đức Kitô đang công bố những lời đó. Chính trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, người nói và hành động như thế là đang làm trong cương vị Chúa Kitô (in persona Christi).

 

Công đồng Vaticanô II đã tuyên bố trong một văn kiện quan trọng của mình rằng: “Các linh mục thực thi nhiệm vụ thánh thiêng của mình cách tuyệt hảo nhất trong phụng tự Thánh Thể.” (x. Hiến chế Lumen Gentium, số 28) Thật đúng là như vậy, tất cả chúng ta đều được mời gọi để chuẩn bị lễ vật của mình mà dâng lên Thiên Chúa “những hy lễ không tỳ vết từ lòng đạo đức trên bàn thờ của tâm hồn,” như thánh Augustinô thúc giục chúng ta thực hiện. Đó là lý do tại sao mỗi Kitô hữu lại “mang theo lễ tế bên trong con người mình và chính mình đốt lên ngọn lửa cho lễ tế đó”. Nhưng hy lễ của linh mục thì khác. Vào thời điểm then chốt của Thánh lễ, những gì linh mục làm chỉ có thể được thực hiện bởi quyền năng của Đức Kitô. Linh mục có thể cầu nguyện trong cương vị toàn thể (in persona omium), nhưng khi thánh hiến thì luôn luôn ở trong cương vị Chúa Kitô (in persona Christi).

 

Được nắm giữ Chúa Kitô trong tay, được nói và hành động như thể chính mình là Đức Kitô, thì nơi trần thế này còn vinh quang nào lớn hơn thế? Không có gì có thể sánh được với sức hấp dẫn của thánh chức linh mục. Và vì lý do đó, sẽ chẳng bao giờ thiếu đi linh mục. Thiên Chúa sẽ an bài tất cả.

Tác giả: Regis Martin

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Năm cách đơn giản để Tuần Thánh trở nên thánh thiện hơn (24/03/2024 05:17:31 - Xem: 362)

Với 5 cách thế đơn giản trên đây, khi được thực hiện với lòng chân thành và quyết tâm, chắc chắn, chúng ta sẽ cảm nghiệm được tình yêu tha thứ, tình yêu cứu độ...

Khi đóa hoa đã bừng nở hết (23/03/2024 07:17:24 - Xem: 156)

Như đóa hoa tạo ra hạt giống trong chính hành động chết đi, chúng ta cũng có tiềm năng sinh sôi nhất sau khi sự bừng nở, nhường bước cho màu xám của tuổi già.

Già đi như một tu viện tự nhiên (12/03/2024 08:20:37 - Xem: 398)

Quá trình già đi chính là một tu viện tự nhiên. Nếu sống đủ lâu, cuối cùng quá trình già đi sẽ biến tất cả mọi người thành tu sĩ.

Cầu nguyện bằng thánh vịnh (28/02/2024 06:43:07 - Xem: 280)

Một trong những định nghĩa kinh điển về cầu nguyện là “nâng tâm trí và tâm hồn lên cùng Thiên Chúa”. Đơn giản, rõ ràng, chính xác.

Đêm tối ngõ cụt (24/02/2024 10:48:58 - Xem: 376)

Thiên Chúa có thể đi vào cuộc sống chúng ta một cách thuần khiết, không chút ô nhiễm khi chúng ta đang ở ngõ cụt, không thể lấy tầm nhìn của mình để thay thế tầm nhìn của Thiên Chúa.

Khi chúng ta chống nhau (15/02/2024 09:43:03 - Xem: 496)

Có thể yêu thương người ghét mình không? Có thể làm việc thiện với người muốn làm việc ác với mình không? Có thể tha thứ cho người ngược đãi mình không?

Định luật hấp dẫn và Chúa Thánh Thần (08/02/2024 09:58:58 - Xem: 359)

Có người từng nói, dị giáo là một thứ đúng chín phần mười. Vấn đề của chúng ta với Thánh Thần cũng vậy.

Linh đạo của thánh Eugene de Mazenod (31/01/2024 07:58:25 - Xem: 294)

Triết gia Soren Kierkegaard từng nói, làm thánh là chỉ muốn một điều. Eugene de Mazenod rõ ràng đã làm như vậy, và trong trường hợp của ngài, điều đó có nhiều khía cạnh...

Cha Wilfrid Stinissen giải thích về đêm tối thiêng liêng (24/01/2024 10:10:17 - Xem: 377)

Người ta có thể sống, từ trái đất này, sự chuẩn bị tuyệt vời này cho cuộc sống trên thiên đàng và thấy trước, ngay cả trước khi chết, những niềm vui trên Thiên Đàng!

Ngoan đạo và hài hước (16/01/2024 05:47:20 - Xem: 487)

Sinh lực hài hước không phải là cản trở với lòng đạo. Ngược lại là đàng khác. Chúa Giêsu mẫu mực của những gì là nhân bản lành mạnh, và chắc chắn Ngài là một người vui vẻ,

Bài viết mới