Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc lại là thỏ?
- In trang này
- Lượt xem: 1,047
- Ngày đăng: 13/01/2023 07:23:49
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc lại là thỏ?
Trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… năm Mão đại diện bởi con thỏ, thì Việt Nam là quốc gia duy nhất có mèo là con giáp đại diện. Vì sao lại như vậy?
Theo sách “12 con giáp trong văn hóa người Việt”, 12 con giáp có nguồn gốc từ lịch Can – Chi. Loại lịch này xuất hiện vào thời nhà Thương (1766-1122 TCN) ở Trung Quốc. Theo đó, 12 con giáp gắn với Thập Nhị Chi.
Theo đó, người Trung Quốc xưa đã chọn ra 12 con vật gắn liền với đời sống hoặc được con người thuần dưỡng sớm nhất để đưa vào lịch Can – Chi, theo thứ tự: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn).
Còn trong văn hóa Việt Nam, theo sách “Chuyện Đông, Chuyện Tây” của tác giả An Chi, “con giáp” là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ.
Con giáp là chu kỳ 12 năm âm lịch, gọi từ tên của 12 địa chi, từ Tý đến Hợi, cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm cho đến năm cuối cùng một chi với nó sau đó 12 năm.
Trong phương ngữ Bắc Bộ, “giáp” thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành chi kỳ 12 năm như hiện nay.
Khác biệt của 12 con giáp trong văn hóa của Việt Nam chính là con mèo được dùng thay thế cho con thỏ.
Theo Reuters, một trong những cách lý giải phổ biến nhất về việc mèo thay thế thỏ trong 12 con giáp ở Việt Nam đó là chữ thỏ trong tiếng Trung Quốc phát âm là “mao” – nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt.
Vì hai từ phát âm gần giống nhau nên trong quá trình thông dịch, đã xảy ra sự nhầm lẫn khiến con thỏ trong 12 con giáp ở Trung Quốc được thay thế bằng con mèo.
Ngoài ra, còn có cách lý giải khác như sau. Dù đã tiếp thu Thập Nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.
Ở Việt Nam, điều kiện môi trường thuận lợi cho loài mèo phát triển mạnh hơn hẳn thỏ. Vì Việt Nam là văn hóa thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên.
Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau.
Mặt khác, ở Việt Nam, thỏ vốn không phổ biến và thân thuộc, chỉ được coi là loài hiền lành, dễ thương. Trong khi mèo được mệnh danh là “tiểu hổ” và gần gũi với đời sống các gia đình. Mèo còn xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài hát… Mèo cũng có tài bắt chuột, giúp ích nhiều cho các gia đình.
Một lý giải khác cũng phổ biến không kém đó là ở Trung Quốc, thỏ được cho là con vật tượng trưng cho những gì hạnh phúc nhất. Những người sinh năm thỏ được cho là sống tốt bụng, uy tín, trung thành dù có đôi chút bí ẩn.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thỏ thường được xem là thực phẩm (mèo cũng được xem là thực phẩm nhưng không phổ biến như thỏ). Với nhiều người Việt, mèo là “bạn đồng hành” sạch sẽ, thông minh và hòa đồng. Năm Mão được kỳ vọng mang tới sự hòa hợp.
Theo Reuters, ngày nay, việc mèo thay thế thỏ trong 12 con giáp được đa số người Việt chấp thuận.
“Việc người Việt thay thỏ bằng mèo trong danh sách 12 con giáp là điều phù hợp. Thỏ là loài gặm nhấm như chuột, trong khi chuột cũng là một trong 12 con giáp. Thông thường, các con giáp nên là độc nhất và khác biệt với nhau.
Mèo còn giúp tạo ra thế đối xứng với chó. Theo thuyết âm dương, điều này thể hiện sự cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn. Vì vậy, dùng mèo thay thỏ trong 12 con giáp được cho là tốt hơn”, một người nuôi động vật ở Việt Nam chia sẻ với tờ báo Anh.
Tuy nhiên, theo trang Northwest Asian Weekly, không nên tặng mèo cho người khác vào dịp đầu xuân năm mới. Điều này xuất phát từ quan niệm lời chúc đầu năm sẽ ứng nghiệm cho cả năm và quan niệm cho rằng từ “mèo” cùng vần với từ “nghèo”. Nếu tặng mèo vào ngày đầu xuân đồng nghĩa với lời chúc cho người nhận nghèo khó quanh năm.
Minh Hoa (t/h theo Zing, Dân Việt)
Bài cùng chuyên mục:

Sáng ngủ dậy làm ngay 7 việc này, về già sẽ ít phải lo bệnh tật (18/02/2023 09:43:53 - Xem: 637)
Nếu bạn chưa biết bắt đầu bằng việc làm gì buổi sáng thì ngay từ hôm nay, hãy áp dụng ngay những thói quen nhỏ nhất như khởi động, vệ sinh cá nhân...

Nguy hại lớn từ cơn nóng giận (05/02/2023 13:52:33 - Xem: 548)
Nóng giận là cảm xúc thường gặp ở mỗi con người. Đáng nói hơn, các gốc tự do được sản sinh từ những cơn nóng giận sẽ “thừa cơ” gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Uống nhiều nước hơn có thể giúp bạn sống lâu hơn (09/01/2023 09:47:02 - Xem: 1,134)
Theo nghiên cứu những người trưởng thành uống đủ lượng nước dường như khỏe mạnh hơn, ít mắc các bệnh mãn tính hơn, chẳng hạn như bệnh tim và phổi.

15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên (16/12/2022 07:50:25 - Xem: 1,616)
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp và đang băn khoăn về những cách giảm huyết áp mà không cần dùng thuốc, hãy tham khảo những cách dưới đây sẽ hỗ trợ bạn giảm huyết áp hiệu quả.

6 lý do vì sao bạn nên từ bỏ Facebook (01/12/2022 08:30:50 - Xem: 2,024)
Ngoài lợi thế về kết nối, Facebook cũng có một số mặt trái khiến năng suất của bạn bị ảnh hưởng không nhỏ.

Những lợi ích sức khỏe bất ngờ từ quả ổi (15/11/2022 16:43:52 - Xem: 2,138)
Ổi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, do đó đây được coi là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.

Những đại kỵ khi ăn khoai lang, biết mà tránh nếu không muốn (23/10/2022 07:29:54 - Xem: 2,170)
Bạn cần tham khảo cách dùng để tránh những lỗi sai lầm giảm giá trị dinh dưỡng của khoai lang...

Đây là 7 lý do bạn nên uống nước thường xuyên ngay cả khi trời trở lạnh (12/10/2022 09:10:56 - Xem: 2,646)
Dù mùa nóng hay mùa lạnh, nước vẫn đóng một vai trò rất quan trọng với cơ thể, vì vậy trong mùa lạnh "không để khát nước mới uống".

Thời điểm nhạy cảm nên tránh dùng điện thoại vì tàn phá cơ thể khủng khiếp. (25/09/2022 08:17:03 - Xem: 2,453)
Các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng điện thoại sau 11h đêm thường xuyên sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe:

Uống nước đỗ đen phòng ung thư, tốt cho tim mạch nhưng những người sau không nên dùng (13/09/2022 07:18:12 - Xem: 2,187)
Nước đậu đen không những giàu chất xơ, protein và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn có làn da mịn màng hơn.
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê