Tác giả - Tác phẩm

Abraham, Cha chúng ta trong đức tin (2 Bis)

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,696
  • Ngày đăng: 07/06/2021 14:59:38

ABRAHAM, CHA CHUNG TA TRONG DC TIN[1]

 

Carlo Maria Martini

Dẫn nhập

 

Trong các bài suy niệm về Abraham, chúng ta học nơi tổ phụ một niềm tin vững chắc, sắt đá vào Thiên Chúa và chương trình của Ngài. Abraham đã trải qua cả cuộc đời trong thử thách đức tin, và tổ phụ vẫn phó thác, tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa. Những dấu chỉ Chúa tỏ lộ, dù rất nhỏ bé đã đủ cho tổ phụ đặt trọn niềm tin.

 

Hành trình đức tin của Abraham cũng là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Ước gì trên hành trình đức tin đó, chúng ta luôn được soi sáng và củng cố bởi tấm gương đức tin của tổ phụ, và nhờ vậy, chúng ta sẽ luôn kiên vững trong đức tin dù phải trải qua thử thách, gian nan đến đâu đi nữa.

 

Trong những trang sách về Abraham, Đức Hồng Y Martini cũng cho chúng ta những hướng dẫn rất quí giá về linh thao. Hi vọng điều đó sẽ giúp chúng ta suy niệm hoặc sống tuần tĩnh tâm đạt kết quả tốt đẹp

 

                                                       Linh mục Mỹ Sơn, Long Xuyên

 

 

CHỈ DẪN THỨ NHẤT

Năng động của Lời Chúa

 

Chỉ dẫn về “năng động của Lời Chúa” được gợi ra từ cuốn Linh Thao của thánh I-nha-xi-ô: bài suy gẫm thứ hai của tuần thứ nhất, mà ngài gọi là “sự tiếp theo của tội lỗi” (số 56). Đây là sự nhìn lại đời sống cá nhân chúng ta, khởi đi từ Abraham; không phải là sự nhìn lại có tính cách luân lý (theo một trong ba hoa trái, thứ nhất hoặc thứ ba, của ghi chú 20), cũng không phải có tính cách khổ chế (chọn điều tốt nhất). Đây là sự nhìn lại về kinh nghiệm thiêng liêng, cách thế sống thực tại Thiên Chúa chính yếu nhất, với tất cả những mặt thay đổi nhau: bóng tối và ánh sáng, vắng mặt và có mặt.

 

Về vấn đề này, xin được áp dụng sơ đồ của suy gẫm theo I-nha-xi-ô (số 55-61), cách riêng về “tiếng kêu thán phục” của Abraham. Nếu đến cuối đời, sau khi trải qua bao kinh nghiệm về Thiên Chúa, “tiếng kêu thán phục” của ông giống tiếng kêu của thánh Au-gus-ti-nô: Con biết Chúa quá trễ! Nói cách khác, tôi tin rằng tôi biết Chúa nhiều, nhưng thực ra, tôi biết Chúa quá ít. Tôi tưởng là tôi biết Chúa rõ lắm, nhưng bây giờ tôi mới nhận ra tôi biết Ngài quá ít. Theo một nghĩa khác, Thiên Chúa luôn là một mầu nhiệm, không thể hiểu thấu được.

 

Năng động của Lời Chúa

Chúng ta còn nói tới nhận xét thứ hai của thánh I-nha-xi-ô. Xin tóm lại trong hai từ: năng động của Lời Chúa trong Linh Thao; xin bắt đầu bằng hai trích dẫn kinh thánh: thứ nhất, Luca 8, về dụ ngôn hạt giống Lời Chúa; và thứ hai, là Isaia 55,10 và tiếp theo về Lời Chúa hoàn tất hành trình: “Cũng như mưa và tuyết từ trời rơi xuống và không trở về nếu không tưới mặt đất, không làm cho nó mầu mỡ, cho hạt nảy mầm cung cấp hạt gieo cho người đi gieo và bánh ăn, lời thốt ra từ miệng Ta cũng vậy; lời đó không trở về với Ta mà không có kết quả, không hoàn thành điều Ta muốn, và thực hiện sứ mệnh của Ta”. Như vậy, trong dụ ngôn năng động đó, Lời Chúa rảo khắp: Lời Chúa đi, xuống, hành động và trở về.

 

Từ hai bản văn trên, chúng ta sẽ trình bày một vài khía cạnh tiêu biểu về sự năng động của Lời Chúa trong Linh thao.

Lắng nghe, suy gẫm, và chiêm niệm Lời Chúa trong thời gian suy gẫm chưa đủ, mà còn phải đem lại hoa trái trong trao đổi cầu nguyện (colloque de prière) . Đối thoại cầu nguyện phải kéo dài ra trong trao đổi cảm nhận (colloque de résonnance) với vị hướng dẫn linh thao hay với nhóm. Hội thảo đúp: cầu nguyện và cảm nghiệm, một lúc nào đó trở thành của lễ, sau khi suy gẫm về Nước Chúa (Règne). Của lễ này trở thành lời mời gọi chọn lựa, quyết định, và kiểm chứng trong đời sống, tái nhập lời trong dòng chảy đời sống thực tế.

 

Tiến trình năng động của Lời Chúa mà thánh Inhaxiô đề nghị trong quyển Linh Thao, giống với Isaia 55 và Luca 8, tại sao tiến trình này lại đặc biệt quan trọng như vậy? Lời Chúa là một hạt giống nhỏ bé, rất yếu ớt, sẽ bị ngạt, bị chết nếu không thể phát triển. Cố gắng suy gẫm, tĩnh tâm hết lần này đến lần khác mà vẫn ở giai đoạn thứ nhất của suy gẫm chiêm niệm, không sinh hoa trái trong cầu nguyện chia sẻ, tham dự, và không đưa đến những chọn lựa, quyết định, v.v. thì thật là vô ích.

 

Chính nhờ sự năng động này mà Thiên Chúa được nhận biết như Thiên Chúa, nghĩa là Lời Ngài chỉ được khám phá là Lời Chúa nếu Lời đó hoàn thành tiến trình của nó trong chính mình. Nếu không, nó sẽ chết ngạt và sự hiểu biết Thiên Chúa trở nên một hiểu biết trừu tượng, mơ hồ, và mang mọi hình thức tín ngưỡng lệch lạc mà chúng ta sẽ đề cập đến nhờ chỉ dẫn của Kinh thánh.

 

Ba qui luật

Chúng ta có thể nêu lên 7 điểm làm nên tiến trình năng động của Lời Chúa (có thể thêm những điểm khác: xưng tội, thống hối, …): suy gẫm-chiêm niệm, đối thoại cầu nguyện (colloque de prière), chia sẻ cảm nhận (colloque de résonnance), của lễ, chọn lựa, quyết định, kiểm chứng, chúng ta phải sống những giai đoạn này không nhiều thì ít. Ba qui luật sau phải bao trùm 7 điểm, hay 7 giai đoạn trên: Luật quân bình, luật nhịp điệu, luật chừng mực.

 

- Luật quân bình: có nghĩa là 7 điểm trên phải quân bình. Kinh nghiệm thiêng liêng sẽ bất thường nếu chỉ có chọn lựa, quyết định mà không có chiêm niệm, lắng nghe Lời Chúa và những cảm nghiệm; hoặc trái lại, chỉ có cảm nghiệm mà không có chọn lựa, quyết định được kiểm chứng cụ thể trong đời sống. Nếu không có sự quân bình trong tiến trình 7 giai đoạn trên, kinh nghiệm thiêng liêng sẽ bị thiệt hại.

 

- Không chỉ kinh nghiệm, mà cả nhịp điệu cũng bị tổn thương, vì các giai đoạn khác nhau phải lần lượt diễn ra. Phải biết khi nào đi từ chiêm niệm qua đối thoại, từ đối thoại qua cảm nhận, từ cảm nhận qua chọn lựa.

 

- Không chỉ tuân theo nhịp điệu của tiến trình, quan trọng hơn còn phải biết chừng mực. Ví dụ chúng ta không thể chỉ dừng lại trong cảm nhận, có những nhóm chỉ chia sẻ, họ không ngừng nói về Lời Chúa và kết thúc trong sự trống rỗng. Chúng ta còn có thể thiếu chừng mực khi mọi cố gắng đều đặt vào sự kiểm chứng, kiểm chứng xem điều gì đã đạt được, điều gì đã làm, mọi sự đều tập trung vào sự hữu hiệu. Chúng ta còn thiếu chừng mực khi để cho lý trí thống trị trong chiêm niệm Lời Chúa, trong phân tích bản văn, trong tái lập bối cảnh bản văn, trong cấu trức, và kết cục là bóp nghẹt Lời Chúa và để Lời Chúa tự diệt, chết đi.

 

Bởi vậy, thiếu quân bình, thiếu nhịp điệu, thiếu chừng mực sẽ cản trở Lời Chúa tiến triển, cánh cửa đưa đến sự hiểu biết Thiên Chúa bị đóng lại, và làm cho chúng ta đi tới một chủ nghĩa hữu thần thực hành, chúng ta nhìn nhận Thiên Chúa hiện hữu, nhưng điều đó không gây một ảnh hưởng cụ thể nào trên đời sống, vì tiến trình Lời Chúa không sinh hoa trái mà đã bị chết ngạt rồi.

 

Chúng ta có thể trích dẫn một bản văn quan trọng khác của Tân ước về sự năng động của Lời Chúa trong Linh Thao. Đó là Cô-lô-sê 3, 16 tt: “Chớ gì Lời Chúa cư ngụ dồi dào nơi anh em – nghĩa là Lời Chúa ở với anh em, trở nên quen thuộc với anh em. - Anh em hãy dạy dỗ nhau với tất cả sự khôn ngoan, bởi lòng biết ơn, hãy đem cả tâm hồn hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thánh Thần linh ứng. Và dù anh em nói gì, làm gì, hãy làm nhân danh Chúa Giêsu, nhờ Người mà tạ ơn Chúa Cha!” Ở đây, chúng ta cũng thấy một lộ trình Lời Chúa tuyệt vời: lời đến, lời cư ngụ, lời vang vọng, lời được hát lên, được nói lại, người ta loan báo lời đó cho nhau, lời đó được diễn tả qua các thánh thi và các công trình và tất cả đều nhằm để Thiên Chúa Cha được tôn vinh. Đó là kinh nghiệm về Thiên Chúa, một kinh nghiệm được cảm nhận nhờ tiến trình và sự năng động của Lời Chúa.

 

Nạn nhân của sự tha hoá tôn giáo

Bản văn thứ nhất là Cô-lô-sê 1, 21 tt, đây là bản văn giúp chúng ta suy gẫm thuận lợi về đề tài: Abraham từ đâu ra đi? Chúng ta từ đâu đến? Con người được ân sủng nhận biết Tin Mừng của Thiên Chúa từ đâu đến? Thánh Phaolô viết: “Ngày xưa, anh em trở nên khách lạ và kẻ thù, bởi tư tưởng và các việc làm xấu xa của anh em”. Những câu này đáng cho chúng ta suy nghĩ, nhất là câu: Ngày xưa, anh em là gì? Là khách lạ, sống một đời sống tôn giáo bị tha hoá. Người khách lạ đó nghĩ rằng mình biết Thiên Chúa, nhưng thực ra không biết. Trong sự nắm bắt Thiên Chúa, con người đó bị chia rẽ giữa sự thực người đó hiểu và tất cả những gì làm nó rối loạn, vì vậy, cuối cùng con người đó không hiểu gì nữa.

 

Từ hy lạp apellotriomenos dịch đúng là “nạn nhân của sự tha hoá tôn giáo”, và điểm từ đó Abraham đã trảy đi tượng trưng cho ý niệm này chính xác nhất.

 

Bản dịch Kinh thánh Giê-ru-sa-lem trích dẫn một bản văn song song Ê-phê-sô 4, 18: “Anh em đừng ăn ở theo dân ngoại, vì họ sống theo những xét đoán phù phiếm và những tư tưởng tăm tối: họ trở nên xa lạ với đời sống Thiên Chúa vì lòng chai dạ đá đã khiến họ trở nên dốt nát”. Đây là những lời rất mạnh mẽ. Sự nhận biết của dân ngoại được diễn tả ở đây là sự nhận biết tối tăm, sai lầm, lạc lối. Những lời này lạ lùng vì chúng ta biết dân ngoại rất tin Thượng Đế, họ không ngừng dâng hy lễ, tạ ơn, khẩn cầu, cầu nguyện. Có lẽ ở đây, thánh Phaolô muốn nói tới khuynh hướng sai lạc của chúng ta khi nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa.

 

Mối đe doạ cho kitô hữu chúng ta nữa

Những gì thánh Phaolô nói ở trên không chỉ là nói về dân ngoại, mà còn nói cho mọi người đang tìm kiếm Thiên Chúa bởi vì tất cả chúng ta cũng ra đi như Abraham từ một hoàn cảnh tha hoá, tội lỗi, mù quáng của thế giới lịch sử nơi chúng ta sống.

 

Tuy nhiên, giờ đây, mọi sự đã thay đổi, thánh Phaolô nói rõ điều đó trong Cô-lô-sê 1, 22: “Nhưng giờ đây anh em đã được hoà giải với Người … Anh em chỉ cần giữ vững đức tin … đừng nao núng mà lìa bỏ niềm hi vọng Phúc Âm anh em đã nhận khi nghe loan báo Tin Mừng.” Bản văn muốn nói gì? Bản văn có ý nói rằng nếu Tin Mừng không ở trong chúng ta với tất cả sự trong sáng, chúng ta sẽ lại rơi vào hoàn cảnh trước đây. Sự tha hoá tôn giáo: mù quáng, tối tăm, những khoảng tối trong hiểu biết Thiên Chúa luôn là một đe doạ. Mỗi khi chúng ta xa rời trung tâm, xa rời ngọn lửa toả sáng của ánh sáng Tin mừng, chúng ta lại rơi vào một thứ tôn giáo nệ luật, biệt phái, trọng hình thức, và tìm sự chính thống tôn giáo dựa trên những truyền thống và thái độ bên ngoài. Rất thường đó là tình thế lịch sử của chúng ta!

 

Từ các bản văn trên, chúng ta hiểu rằng mọi thái độ tôn giáo, kể cả kitô giáo, tự mình, đều chịu một lực trì trệ, một suy giảm nhiệt tâm, lôi kéo chúng ta về sự thờ phượng nệ luật, hình thức và kết cục, một lúc nào đó, che phủ sự hiểu biết chân thực về Thiên Chúa, mà chỉ còn giữ danh xưng, lễ nghi, sự thờ phượng trống rỗng. Tuần linh thao đầu tiên nên suy tư về chính thực trạng này hơn là để ý tới khía cạnh luân lý hoặc vô luân của nó. Tự bản chất, tình trạng đó không phải tội lỗi gì, nhưng là một hoàn cảnh thực tế, ở đó chúng ta trải nghiệm sự khó khăn về hiểu biết Thiên Chúa cách cụ thể. Đó cũng là con đường tìm kiếm Thiên Chúa đầy khó khăn của Abraham.

 

Thái độ tôn giáo của Chúa Giêsu thế nào?

Chúng ta có thể liên kết hai bản văn: Ê-phê-sô 4, 18 và Cô-lô-sê 1, 22, với Luca 6,1-5. Trong đoạn Luca này, Chúa Giêsu trách người Biệt phái thiếu tự do tinh thần, vì họ chỉ trích các môn đệ Chúa bứt lúa ăn trong ngày Sa-bát. Ở đây, hai loại hiểu biết Thiên Chúa đối lập nhau: sự hiểu biết Thiên Chúa của Chúa Giêsu là một hiểu biết đưa đến giải thoát, còn hiểu biết của Biệt phái thì rơi vào hình thức nệ luật, để nhân danh chính Thiên Chúa đối lập với sự hiểu biết Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Đó đích xác cũng là điểm đi và điểm đến: điểm đi là niềm tin tôn giáo chiêm tinh của Abraham dựa trên hình thức và điểm đến là niềm tin tôn giáo của Chúa Giêsu.

 

Chúng ta sẽ tiếp tục suy gẫm một chút về đề tài này, đi từ lãnh vực tôn giáo sang lãnh vực luân lý, và sẽ dừng lại ở đó một thời gian. Chúng ta sẽ tìm để thấy làm thế nào một hiểu biết Thiên Chúa không còn trong sáng, phản ánh qua thái độ hàm hồ. Abraham là một ví dụ giúp chúng ta nắm bắt vấn đề tốt hơn.

 


[1] Chuyển ý từ “Abraham, notre père dans la foi”, Carlo M. Martini, Éd. Saint Augustin-Saint Maurice, Suisse, 1994.

 

Bài cùng chuyên mục:

Làm sao biết đó là Ý Chúa  (03/03/2024 08:37:22 - Xem: 472)

Bài sau đây rất hữu ích về đời sống thiêng liêng cho cá nhân mỗi người và nhất là cho những người có bổn phận hướng dẫn đời sống thiêng liêng cho người khác, như các vị linh hướng…

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 4) (02/02/2024 09:04:08 - Xem: 404)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 3) (10/01/2024 05:25:47 - Xem: 551)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 2) (13/12/2023 05:58:01 - Xem: 653)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót  (02/12/2023 09:29:04 - Xem: 907)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa hay chỉ là gặp gỡ chính mình? (30/08/2023 09:25:22 - Xem: 1,298)

Xin giới thiệu bài của cha Anselm Grun về sự phân định giữa kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và sự gặp gỡ chính mình được phản chiếu qua hình ảnh Thiên Chúa mà ta tưởng là đã gặp.

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 6) (19/07/2023 07:38:57 - Xem: 984)

Trong bài 5, chúng ta đã nói tới sự khó nghèo của linh mục là một đời sống giản dị. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập tới một vài mẫu linh mục tiêu biểu về cách sử dụng tiền của.

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 5) (30/06/2023 08:53:13 - Xem: 1,651)

Ước gì hết thảy anh em linh mục chúng ta trở thành những mẫu linh mục đạo đức, thánh thiện như thánh Gioan-Maria Vianey, thánh Phanxicô Assisi,...

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 4) (09/06/2023 17:34:24 - Xem: 1,759)

Ước gì hết thảy anh em linh mục chúng ta trở thành những mẫu linh mục đạo đức, thánh thiện như thánh Gioan-Maria Vianey, thánh Phanxicô Assisi,...

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 3) (19/05/2023 05:51:54 - Xem: 2,024)

Ước gì hết thảy anh em linh mục chúng ta trở thành những mẫu linh mục đạo đức, thánh thiện như thánh Gioan-Maria Vianey, thánh Phanxicô Assisi,...

Bài viết mới