Ba chìa khóa để có một Mùa Chay tốt lành: Đi lên, đi vào và đi ra
- In trang này
- Lượt xem: 1,296
- Ngày đăng: 27/02/2023 09:06:40
BA CHÌA KHÓA ĐỂ CÓ MỘT MÙA CHAY TỐT LÀNH:
ĐI LÊN, ĐI VÀO VÀ ĐI RA
Mỗi tối trước khi đi ngủ, khi bạn cầu nguyện cuối ngày, hãy đề xuất cho ngày hôm sau là thực hiện ít nhất một hành động đơn giản để làm cho một người nào đó trong gia đình bạn hạnh phúc...
Trong Bài Đọc Tin Mừng Thứ Tư Lễ Tro, được trích từ chính tâm điểm của Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đặt ra nền tảng cho ba thực hành căn bản mà chúng ta phải thực hiện để Mùa Chay này thực sự sinh hoa trái và đạt tới tột đỉnh trong niềm vui và bình an tràn đầy. Mầu Nhiệm Vượt Qua - Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. (Đọc và suy niệm Mt 6:1-18)
Giải thích ba chiều
Nếu bạn thích, như một công cụ tinh thần đặc biệt và hữu ích để ghi nhớ Lời Chúa Giêsu, chúng tôi đưa ra cách giải thích ba chiều về ba thực hành cơ bản cụ thể của Mùa Chay này là cầu nguyện, sám hối (ăn chay) và làm việc bác ái. Vì vậy, trong lời cầu nguyện, chúng ta đi lên cùng Thiên Chúa; trong việc thực hành sám hối (ăn chay), chúng ta đi vào bên trong chính mình; và cuối cùng, đối với việc bố thí, chúng ta đi ra để làm việc bác ái cho người khác. Tóm lại, nếu chúng ta thực sự muốn sống một Mùa Chay phong phú và hiệu quả, thì chúng ta hãy làm điều đó: Đi lên! Đi vào! Đi ra!
Ba thực hành: Đi lên, Đi vào, Đi ra!
Các khả năng trong ba lĩnh vực này là vô số. Chúa Thánh Thần thổi đâu tùy ý Ngài; cảm hứng từ Chúa Thánh Thần không thể bị phong tỏa hoặc giới hạn trong một ý tưởng hoặc thực hành cụ thể. Để cho ngắn gọn, chúng tôi muốn đưa ra một cách thực hành trong lược đồ ba chiều này: Đi lên! Đi vào! Đi ra!
1. ĐI LÊN!
Trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta hãy đi lên cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha nhân từ của chúng ta, Chúa Giêsu là Anh Cả của chúng ta, và Chúa Thánh Thần là Người Bạn Thân Nhất của chúng ta. Rất có thể bạn đang vò đầu bứt tai và tự hỏi: Chà, tôi nên thực hiện lời cầu nguyện hoặc những lời cầu nguyện nào để sống Mùa Chay Thánh này một cách trọn vẹn nhất? Câu trả lời như sau: Hãy đi lên bằng cách quyết định nắm lấy và sống hết mức có thể lời cầu nguyện vĩ đại nhất, đó là Hy Tế Thánh của Thánh Lễ.
Bốn Mươi Ngày Với Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu, Chúa Giêsu Yêu Thương
Bằng cách quyết định tham dự Thánh Lễ hằng ngày và tham dự đầy đủ, tích cực và có ý thức (Vatican II, Sacrosanctum Concilium), bạn sẽ ở với Chúa Giêsu, lắng nghe Chúa Giêsu, đón nhận Chúa Giêsu, để Chúa Giêsu yêu bạn và về phần bạn hãy đáp lại bằng cách yêu mến Chúa Giêsu.
Lời cầu nguyện lớn lao nhất trong tất cả các lời cầu nguyện
Cho đến nay, điều cao cả nhất, lớn lao nhất, cao quý nhất trong tất cả những lời cầu nguyện khi chúng ta còn sống trên hành tinh trái đất này là tham dự Thánh Lễ và sống Thánh Lễ với mọi thớ thịt của con người chúng ta, với tất cả những gì chúng ta là và với tất cả những gì chúng ta có thể dâng cho Thiên Chúa. Tại sao? Vì một lý do đơn giản rằng Hy Tế Thánh của Thánh Lễ thực sự là Opus Dei - nghĩa là Công Việc của Thiên Chúa.
Trung Tâm và Bản Chất của Thánh Lễ?
Trung tâm đích thực và bản chất của Thánh Lễ là Chúa Giêsu, Lễ Vật tinh tuyền, Đấng hiến mình cho Thiên Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần để cứu rỗi toàn thể nhân loại, trong đó có bạn và tôi. Thánh Lễ là sự sống lại Hy Tế của Chúa Giêsu trên thập giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên. Trong mọi cử hành Hy Tế Thánh Lễ, hoa trái của Núi Sọ được áp dụng vô cùng dồi dào cho toàn thế giới và cho mỗi cá nhân chúng ta.
Đi Lễ và Rước Mình Thánh Chúa
Vì thế, nếu bạn muốn sống Mùa Chay cách trọn vẹn thì hãy đi dự Thánh lễ và rước Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể với một đức tin sống động, một niềm hy vọng nồng cháy và một tình yêu cháy bỏng. Bạn sẽ được biến đổi thành những gì bạn rước lấy; theo lời của Thánh Tông Đồ vĩ đại Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Galát 2:20)
2. ĐI VÀO!
Bây giờ hãy đi vào những nơi sâu kín nhất trong trái tim bạn: tâm hồn, con người bên trong của bạn và đào thật sâu! Bạn nên đào cái gì? Tội lỗi của bạn!
Tiên tri Isaia khuyến khích chúng ta bằng những lời này: “Dẫu tội lỗi các ngươi đỏ như son điều, ta sẽ khiến chúng trở nên trắng như tuyết” (Is 1:18) Tại sao không đào thật sâu, thật sâu vào những nơi sâu kín nhất của con người nội tâm bạn - trái tim, tâm hồn, lương tâm của bạn và rút ra tất cả những đau khổ về mặt đạo đức của bạn và trao chúng cho Chúa Giêsu.
Thật vậy, Chúa Giêsu là Vị Lương Y Thần linh có thể chữa lành mọi ốm đau, mọi đau yếu, mọi bệnh tật. Ngài chữa lành người mù, người què, người câm, người bại liệt, người phong cùi và thậm chí còn khiến người chết sống lại và ban cho họ sự sống mới. Cũng chính Chúa Giêsu này có thể chữa lành cho tôi khỏi bệnh tật trong cách sống đạo của tôi và phục hồi cho tôi sức khỏe tâm linh nếu tôi tin tưởng và tín thác vào Ngài với niềm tin tưởng hoàn toàn vào Lòng Thương Xót của Ngài, phẩm tính cao cả nhất nơi Thánh Tâm Ngài!
Làm thế nào? Chúng ta đi theo con đường nào?
Là người Công giáo, cách hiệu quả nhất để Đi vào là lãnh nhận Bí tích Giải tội, Sám hối, Hòa giải! Bằng cách thú nhận tội lỗi của mình với linh mục, chúng ta thực sự đang thú nhận chúng với Chúa Giêsu Kitô là Vị Lương Y Thần Linh của chúng ta, Đấng Chữa Lành của chúng ta, Bạn Hữu của chúng ta, Người Yêu vĩ đại nhất của chúng ta và Đấng Cứu Độ của chúng ta! Hãy cố gắng xưng tội cách tốt lành nhất trong đời bạn - như thể đó là lần xưng tội đầu tiên, cuối cùng và duy nhất của bạn. Ai biết được, có thể là như thế.
Cái chết của chúng ta có thể đến như một tên trộm trong đêm, như Kobe Bryant[1]. Nói một cách dễ hiểu, hãy chuẩn bị cho mình theo cách tốt nhất có thể. Sau đó xưng tội với thái độ khiêm nhường, trong sáng và vâng lời. Hãy thú nhận tất cả các tội trọng của bạn, theo loại tội và số lượng.
Nếu làm tốt, bạn sẽ ra khỏi tòa giải tội với lương tâm hoàn toàn bình an, trái tim trong trắng như tuyết, và cuộc đời bạn được biến đổi nhờ Máu Chiên Con, Đấng xóa tội trần gian! Những lời của vị linh mục sau khi xá tội đầy an ủi biết bao: “Hỡi con, tội lỗi của con đã được tha; hãy đi bình an!”
3. ĐI RA!
Mệnh lệnh gồm hai từ này như phủ một lớp kem lên chiếc bánh của ba thực hành Mùa Chay. Đi Ra có nghĩa là thực hành việc cho đi. Thực hành việc bác ái không chỉ là bố thí tiền của hay thức ăn cho người nghèo sống dưới gầm cầu trong một đêm đông lạnh giá. Đây chỉ là một cách giải thích về bố thí. Một cách giải thích rộng rãi và bao quát hơn về bố thí là thực hành lòng từ thiện, lòng trắc ẩn và sự phục vụ yêu thương đối với bất cứ ai.
Việc bác ái bắt đầu tại nhà
Tất cả chúng ta đều đã nghe câu nói: “Việc bác ái bắt đầu từ gia đình”. Mặc dù câu châm ngôn này nghe có vẻ ngọt ngào và dễ nghe, nhưng nó rất đòi buộc trong bối cảnh gia đình. Tại sao? Trong bối cảnh gia đình, chúng ta ý thức sâu sắc về những khiếm khuyết rõ ràng của tất cả các thành viên trong gia đình chúng ta. (Nhân tiện, đây là con đường hai chiều; họ cũng nhận thức sâu sắc về những khuyết điểm rõ ràng của chúng ta!) Điều đặc biệt khiến chúng ta khó chịu là thực hành lòng tốt, tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn, chịu đựng và kiên trì với những người mà chúng ta cùng chia sẻ cuộc sống.
Thật dễ dàng để tử tế, mỉm cười, vui vẻ và lạc quan với những người chúng ta gặp ở nơi làm việc, trường học hoặc thậm chí ở cửa hàng. Nhưng một khi chúng ta về nhà, thiên thần trong chúng ta biến thành ác quỷ. Thánh Têrêsa Avila đã từng nhận xét về cách cư xử của các nữ tu trong tu viện bằng những lời này hoặc tương tự: “Các chị là những thiên thần bên ngoài tu viện, nhưng là ác quỷ bên trong tu viện.”
Một thực hành cụ thể trong bối cảnh gia đình là đi ra
Tại sao không biến đề nghị cụ thể này thành một hành động cụ thể trong bối cảnh gia đình! Mỗi tối trước khi đi ngủ, khi bạn cầu nguyện cuối ngày, hãy đề xuất cho ngày hôm sau là thực hiện ít nhất một hành động đơn giản để làm cho một người nào đó trong gia đình bạn hạnh phúc, mang lại niềm vui cho người đó. Chúa Giêsu thực sự hiện diện bằng cách cải trang trong con người đó!
Những gợi ý?
Có thể là một nụ cười, một lời cầu nguyện ngắn dành cho họ, một lời tử tế, một lời động viên, một món quà nhỏ, một cái vỗ nhẹ vào lưng, một sự phục vụ, một hy sinh nhỏ, một bàn tay chìa ra giúp đỡ, một hành động khiêm tốn, một đôi tai lắng nghe, một sự chịu đựng như một cống hiến thầm lặng. Những cử chỉ bác ái, cho đi đơn giản này và nhiều điều khác là những điều kiện làm cho đời sống chung của gia đình trở thành một nơi tuyệt vời để là chính mình, một nơi tuyệt vời để sống, một bầu không khí vui tươi làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Vì vậy, hỡi các bạn, ước gì đây là Mùa Chay tốt nhất trong tất cả các Mùa Chay! Hãy nhớ, ĐI LÊN trong cầu nguyện - Thánh Lễ và Rước Lễ. ĐI VÀO bằng cách đào bới và loại bỏ rác rưởi trong đời sống giữ đạo của bạn bằng cách thực hiện một lần Xưng tội tốt lành. Cuối cùng, ĐI RA đến với những người khác - tìm hiểu ý nghĩa của “việc bác ái bắt đầu từ gia đình.” Trước tiên hãy yêu thương những người thân trong gia đình bạn, sau đó là cả thế giới nói chung!
Phêrô Phạm văn Trung
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (23.02.2023)
[1] Chú thích của người dịch: Huyền thoại bóng rổ mới qua đời ở tuổi 41 trong một vụ tai nạn trực thăng ở Calabasas, California, ngày 26/1/2020 vừa qua. Con gái Gianna 13 tuổi của anh cũng là một trong chín nạn nhân tử vong trong thảm kịch này.
Bài cùng chuyên mục:

Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn (29/09/2023 17:46:03 - Xem: 248)
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A (28/09/2023 17:30:44 - Xem: 326)
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình bày.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A (23/09/2023 05:25:28 - Xem: 432)
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa (22/09/2023 07:44:58 - Xem: 447)
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A (21/09/2023 08:04:21 - Xem: 520)
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha (15/09/2023 10:46:07 - Xem: 393)
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy bực dọc phân bua...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A (12/09/2023 14:50:49 - Xem: 482)
Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 24 TN năm A (11/09/2023 16:29:32 - Xem: 447)
Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm A (07/09/2023 05:44:00 - Xem: 386)
Bạn đối xử thế nào với những người đã gây ra vấn đề cho bạn? Chúa Giêsu đã có câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm nay: bằng lời nói thẳng thắn, tế nhị, nhưng trên hết là bằng cầu nguyện.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm A (05/09/2023 09:34:19 - Xem: 493)
Khuynh hướng tự mãn khiến ta dễ thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình. Vì vậy, để tránh đi sâu vào lầm lạc, ta cần nhờ người khác chỉ ra lầm lỗi của mình.
-
Thứ Năm 05/10/2023 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 26 thường niên. – Sai bảy mươi hai người rao giảng.
Thứ Năm đầu tháng, tuần 26 thường niên.
-
Thánh Phanxicô Assisi. Lễ nhớ.
-
Thứ Ba tuần 26 thường niên.
-
Ý nghĩa Kinh Mân Côi
Yêu mến Đức Mẹ là con đường dẫn đến Chúa Giêsu. Và lần hạt Mân Côi là phương thế để bày tỏ tình yêu đối với Đức Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 - Cám dỗ nơi người tu sĩ
Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ