Suy tư - Cảm nghiệm

Cầu nguyện, ăn chay và bố thí làm nên tiêu chuẩn của sự trưởng thành tâm linh

  • In trang này
  • Lượt xem: 995
  • Ngày đăng: 22/02/2023 07:42:30

CẦU NGUYỆN, ĂN CHAY VÀ BỐ THÍ
LÀM NÊN TIÊU CHUẨN CỦA SỰ TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH

 

Khi bước vào Mùa Chay với nghi thức xức tro, chúng ta quyết tâm thực hành khổ chế trong việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí.

 

 

Là tín hữu công giáo, chúng ta thường không cảm thấy bất ngờ mỗi khi đến Thứ Tư Lễ Tro vì ngày này có trên lịch Phụng vụ. Dù thế, dường như mỗi năm, ngày này vẫn mang đến những yếu tố bất ngờ, có lẽ đó là do những quyết tâm khác nhau mà chúng ta được mời gọi để thi hành khi bước vào Mùa Chay.

 

Như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay:

Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Đức Giêsu trên con đường thập giá.

 

Như một lời nhắc nhở chúng ta về những dấn thân trong Mùa Chay, Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro cho chúng ta đọc bài Tin Mừng theo thánh Matthêu về giáo huấn của Chúa Giêsu đối với việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí. Được trích từ Bài Giảng Trên Núi, phần này được coi là bản tóm tắt tuyệt vời nhất về ý nghĩa của việc trở thành môn đệ Chúa Giêsu và đi theo lộ trình yêu thương của Người.

 

Những giáo huấn của Chúa Giêsu, như là trọng tâm của đời sống thiêng liêng, không được định nghĩa bằng những mơ tưởng viển vông hoặc những cảm xúc nhất thời, nhưng là về việc thực hành các hành vi khổ chế đầy thử thách. Thật vậy, đường lối của Chúa Giêsu không phải là một hệ thống đạo đức hoặc chương trình nghị sự chính trị mà là về mối tương quan đặt tình yêu và sự phục vụ lên hàng đầu. Người ban cho chúng ta ân sủng và tấm gương hoàn hảo để biết sống như là con cái của Thiên Chúa.

 

Một cách cụ thể, trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đưa ra một phác thảo đầy sức thuyết phục về việc thực thi cầu nguyện, ăn chay và bố thí nhằm giúp chúng ta tiết chế cảm xúc và thăng hoa đời sống đạo đức. Trải qua nhiều thế hệ, các tín hữu đã dần nhận thức được rằng 3 thực hành đạo đức này như là tiêu chuẩn của sự trưởng thành tâm linh đích thực.

 

Về việc Cầu nguyện, Chúa Giêsu khuyên chúng ta đừng cầu nguyện như những kẻ đạo đức giả vẫn làm, đó là đứng cầu nguyện nơi công cộng để người khác nhìn thấy mình. Trái lại, khi cầu nguyện, chúng ta cần tập trung vào Thiên Chúa chứ không phải những gì người khác đang nghĩ về chúng ta. Chúa Giêsu biết rõ sự kiêu hãnh, phù phiếm và khao khát muốn được tôn trọng của con người, nên Người nhắc chúng ta rằng những ai thích thể hiện sự cầu nguyện nơi công cộng chỉ vì bản thân mình, thì họ đã nhận được phần thưởng rồi.

 

Ngược lại với sự phô trương đó, Chúa Giêsu hoan nghênh việc chúng ta đi vào “căn phòng nội tâm” đằng sau những cánh cửa đóng kín, vì chính trong sự riêng tư như vậy, chúng ta giữ được ý định ngay lành và tập trung vào Thiên Chúa. Bằng cách này, cầu nguyện có thể trở thành một nơi để chúng ta cảm nhận sự thanh thản, dám thể hiện những yếu đuối, nhận ra những thiếu sót và khiêm tốn cải thiện. Được như thế, cầu nguyện trở thành cơ hội để chúng ta tận hiến và tôn thờ Thiên Chúa cách đích thực.

 

Về việc Ăn chay, Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải khiêm tốn. Người giải thích rằng khi ăn chay, chúng ta không nên tỏ vẻ ủ rũ nhưng cần lưu tâm đến diện mạo làm sao đừng để người khác biết rằng chúng ta đang ăn chay.

 

Về việc Bố thí, Chúa Giêsu đưa ra những chỉ thị rất rõ và mạnh mẽ. Người ra lệnh rằng chúng ta không nên làm việc thiện cốt để người khác nhìn thấy, nói cách khác, chúng ta đừng khua chiêng gõ mõ mỗi khi giúp đỡ người khác. Vấn đề ở đây là chúng ta cần kín đáo khi làm việc thiện bao nhiêu có thể, vì chỉ cần Thiên Chúa biết là đủ. Và như vậy, việc bố thí của chúng ta được thực hiện mà không cần phô trương hay mong muốn được công chúng nhìn nhận.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tóm tắt tinh thần giáo huấn này của Chúa Giêsu trong Sứ điệp Mùa Chay khi ngài cảnh báo các tín hữu:

đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường, những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với thực tế và những đấu tranh, khó khăn và mâu thuẫn của nó trong cuộc sống hàng ngày.

 

Ngoài ra, khi đáp lại lời mời gọi sống khiêm nhường, chân thành và đơn sơ của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta:

Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về vinh quang Phục sinh, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”.

 

Ước mong năm nay, khi bước vào Mùa Chay với nghi thức xức tro, chúng ta quyết tâm thực hành khổ chế trong việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí. Để rồi, qua những hành động này, chúng ta được mời gọi sống thật với chính mình, tìm kiếm Thiên Chúa với tấm lòng chân thành, và do đó, được trưởng thành trong đời sống tâm linh.

 

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: 
cruxnow.com (19. 02. 2023)

Bài cùng chuyên mục:

Ước ao được sống đời đời (12/10/2024 08:52:54 - Xem: 5)

Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc đời dễ dàng, nhưng là cuộc đời đầy ý nghĩa

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024 (11/10/2024 07:41:59 - Xem: 157)

Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024 (09/10/2024 07:14:25 - Xem: 244)

Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:16:40 - Xem: 593)

Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:12:50 - Xem: 465)

Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế giới vô vọng, không có niềm vui và tội lỗi này thành một nơi vui tươi và hạnh phúc.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (28/09/2024 04:34:49 - Xem: 641)

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng một phép ẩn dụ tương tự mời gọi chúng ta chặt tay nếu nó khiến chúng ta phạm tội và ngăn cản chúng ta thừa hưởng Nước Trời.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 26TN năm B - 2024 (28/09/2024 04:32:21 - Xem: 491)

Gương xấu làm cớ cho người khác sa ngã, và có khi là nguyên do gây ra một phản ứng quá đà mang tính xã hội, trong đó có trách nhiệm của chúng ta.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (19/09/2024 14:59:24 - Xem: 612)

Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ giúp.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024 (19/09/2024 14:54:29 - Xem: 704)

Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 529)

Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7