Cơn giận của Thiên Chúa và cảm giác tội lỗi, hổ thẹn của chúng ta
- In trang này
- Lượt xem: 5,592
- Ngày đăng: 18/12/2022 07:32:55
CƠN GIẬN CỦA THIÊN CHÚA
VÀ CẢM GIÁC TỘI LỖI, HỔ THẸN CỦA CHÚNG TA
Nếu bạn có cảm giác tội lỗi, hổ thẹn, ghét mình, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn không sống chuẩn, rằng bạn nên thấy hổ thẹn và Thiên Chúa không hài lòng về bạn.
Các giáo dục tôn giáo đầu đời của tôi, ngoài những điểm mạnh của nó, thường quá nhấn mạnh về nỗi sợ Thiên Chúa, sợ phán xét, sợ không bao giờ đủ tốt để Thiên Chúa hài lòng. Cung cách đó làm chúng tôi đọc theo nghĩa đen những đoạn Kinh thánh về Thiên Chúa giận dữ và phật lòng. Mặt tiêu cực của cách này là làm cho nhiều người trong chúng ta mang cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình, hiểu những cảm giác đó theo kiểu tôn giáo mà không biết rằng chúng có nguồn gốc tâm lý hơn là tôn giáo. Nếu bạn có cảm giác tội lỗi, hổ thẹn, ghét mình, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn không sống chuẩn, rằng bạn nên thấy hổ thẹn và Thiên Chúa không hài lòng về bạn.
Như triết gia Hegel từng nói, mọi chính đề cuối cùng đều sinh ra những phản đề của chính nó. Cả trong văn hóa và nhiều nhóm tôn giáo hiện nay, cung cách đó đã gây ra một phản ứng cay đắng. Đặc tính của Giáo hội và văn hóa hiện tại đã nhiệt tình tiếp nhận những thấu suốt của tâm lý học đương thời về mặc cảm tội lỗi, sự hổ thẹn và ghét mình. Chúng ta học từ Freud và nhiều người khác rằng, phần lớn những cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình của chúng ta thật ra là một rối loạn tâm lý, chứ không phải dấu hiệu cho thấy chúng ta đã làm gì sai. Cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình tự chúng không biểu lộ chúng ta không lành mạnh về mặt tôn giáo hay đạo đức, cũng không có nghĩa là Thiên Chúa không hài lòng về chúng ta.
Với thấu suốt này, ngày càng nhiều người bắt đầu quy trách nhiệm cho giáo dục tôn giáo về bất kỳ cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình nào của mình. Họ đã chế ra từ “rối loạn thần kinh kitô hữu” và đã bắt đầu nói về việc “phục hồi” từ các nhà thờ của họ.
Vậy thì chúng ta nói được gì về điều này? Về căn bản, một phần chuyện này lành mạnh, một chỉnh đốn cần thiết, dù một phần lại do sự ngây thơ của chính nó. Và nó đã dẫn chúng ta đến tình trạng ngày nay. Hôm nay, giới bảo thủ tôn giáo có khuynh hướng bác bỏ ý tưởng rằng cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình chủ yếu là một rối loạn thần kinh (và là do giáo dục tôn giáo), trong khi giới tự do tôn giáo lại ủng hộ quan niệm này. Ai nói đúng đây?
Tôi tin rằng một linh đạo cân bằng hơn kết hợp sự thật của cả hai lập trường sẽ đem lại một nhận thức sâu sắc hơn. Rút ra từ những gì tốt nhất của học thuật kinh thánh hiện thời và những gì tốt nhất trong tâm lý học đương đại, một linh đạo cân bằng hơn sẽ có những khẳng định này.
Trước hết, khi ngôn ngữ Kinh thánh bảo chúng ta rằng Thiên Chúa nổi giận và trút cơn thịnh nộ, thì đó là hiểu theo thuyết nhân hóa. Thiên Chúa vốn không giận dữ với chúng ta khi chúng ta làm sai. Đúng hơn là chúng ta giận chính bản thân mình và cảm thấy cơn giận đó là “sự thịnh nộ của Thiên Chúa”. Tiếp theo, hầu hết các nhà tâm lý học thời nay nói rằng nhiều cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình của chúng ta thật ra là không lành mạnh, là một rối loạn tâm lý, chứ không phải dấu hiệu cho thấy chúng ta đã làm gì sai. Những cảm giác này chỉ cho thấy cách chúng ta cảm nhận về mình, chứ không phải cách Thiên Chúa cảm nhận về chúng ta.
Tuy nhiên, phải thừa nhận, nếu xem những cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình là rối loạn thần kinh đơn thuần, thì đúng là quá đơn giản. Tại sao thế? Bởi vì nếu những cảm giác này hoàn toàn hay phần lớn là không đáng có, nhưng chúng vẫn là một tiếng nói quan trọng trong chúng ta, nghĩa là dù chúng không ngụ ý Thiên Chúa nổi giận hoặc không hài lòng chúng ta, nhưng chúng vẫn là một tiếng nói trong lòng chúng ta và sẽ không nguôi cho đến khi chúng ta tự hỏi tại sao mình lại không hài lòng và giận dữ với bản thân.
Tôi xin đưa ra một ví dụ: Trong bộ phim City Slickers của thập niên 1990, có cuộc trao đổi thú vị này. Ba người đàn ông đang nói chuyện về vấn đề đạo đức trong chuyện ngoại tình. Một người hỏi, “Nếu có thể ngoại tình và không bị sao cả, anh có làm không?” Người kia trả lời, “Không, tôi vẫn không làm”. “Tại sao không, đâu có ai biết”. Câu trả lời tiếp theo chứa đựng một thấu suốt thường bị bỏ qua về vấn để cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình. “Tôi biết, và tôi ghét mình vì chuyện đó”.
Có thứ gọi là “rối loạn thần kinh mặc cảm tội lỗi” của kitô giáo (và không chỉ giới hạn nơi người theo kitô giáo, do thái giáo, hồi giáo và các tôn giáo khác, mà còn có nơi tất cả những ai nhạy cảm về mặt luân lý). Tuy nhiên, không phải cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình nào cũng là rối loạn thần kinh. Một số người cố dạy chúng ta một chân lý tôn giáo và đạo đức sâu sắc rằng: dù chúng ta không bao giờ làm gì để Thiên Chúa nổi giận dù chỉ trong một phút, nhưng chúng ta có thể làm nhiều điều mà chúng ta giận chính bản thân mình. Và dù chúng ta không làm gì để khiến Thiên Chúa không tha thứ cho chúng ta, nhưng chúng ta có thể làm những việc mà chúng ta khó tha thứ cho bản thân mình. Vấn đề không bao giờ ở Thiên Chúa. Mà là chính chúng ta.
Những cảm giác tội lỗi, hổ thẹn và ghét mình tự chúng không ngụ ý rằng chúng ta đã làm gì sai, nhưng chúng ngụ ý cách chúng ta cảm nhận về việc mình đã làm, và đó có thể là tiếng nói tôn giáo và đạo đức quan trọng trong chúng ta.
Không phải cái gì làm chúng ta thấy phiền đều là bệnh.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:

Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người (24/09/2023 07:28:39 - Xem: 139)
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.

Từ bỏ nỗi sợ (16/09/2023 16:40:59 - Xem: 275)
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều thứ để mất nên sợ. Vì thế, cũng dễ hiểu, gần như cả đời chúng ta khó mà không sống với nỗi sợ.

Ảo tưởng tự đủ (06/09/2023 09:49:04 - Xem: 377)
Không ai trong chúng ta đi sâu vào cộng đồng trong khi đang nuôi dưỡng ảo tưởng tự đủ, khi chúng ta vẫn còn nói, mình không cần đến người khác! Tôi chọn mình sẽ là ai, là gì trong đời này!

Thiên đàng sẽ như thế nào? (26/08/2023 07:58:30 - Xem: 401)
Tiên tri Isaia cho rằng vào thời cánh chung, chó sói sẽ nằm bên cạnh cừu non, hổ báo chơi với trẻ con, bò và gấu sẽ kết thân, kể cả sư tử cũng ăn cỏ như bò

Sự liêm chính cá nhân (18/08/2023 09:47:28 - Xem: 394)
Nhân phẩm của chúng ta dựa vào mức độ liêm chính của mình. Chúng ta bệnh hoạn không khác gì bí mật bệnh hoạn nhất của mình, và chúng ta lành mạnh như đức hạnh giấu kín nhất của mình.

Đức tin đến rồi đi (11/08/2023 07:20:28 - Xem: 450)
Tuyên xưng đức tin về mặt tri thức là một chuyện, nhưng tuyên xưng chuyện đó trong đời sống của mình lại là một chuyện khác.

Không có Chầu Thánh Thể thì không có Rao giảng Tin mừng (07/08/2023 07:35:10 - Xem: 1,034)
Chỉ trong sự tôn sùng Thánh Thể, chỉ trước mặt Chúa, hương vị và sự say mê truyền giáo mới có thể được phục hồi.

Cầu nguyện cho cả hai – Kẻ yếu và kẻ mạnh (01/08/2023 15:34:54 - Xem: 579)
Được Chúa Giêsu thiết lập, Phép Thánh Thể cần phải là lời kinh ôm trọn thế giới và mọi sự, mọi người trong đó.

Liên hệ với cả Chúa Giêsu và Chúa Kitô (25/07/2023 14:30:41 - Xem: 580)
Chúa Giêsu là nhân vị thần thiêng trong Ba Ngôi, người từng sống trên địa cầu với xác thịt khí huyết và giờ đang ở bên Chúa Cha, là một phần trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trị liệu của đời sống chung (17/07/2023 08:09:07 - Xem: 0)
Bằng cách lành mạnh tham gia vào đời sống chung của giáo hội, chúng ta trở nên lành mạnh hơn, vững vàng hơn về cảm xúc, bớt ám ảnh, bớt nô lệ cho sự thao thức bồn chồn của mình,
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy...
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ