Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng CN Chúa Giesu lên trời năm A

  • In trang này
  • Lượt xem: 989
  • Ngày đăng: 18/05/2023 14:55:04

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN

 

 

      1. CÁC THƯƠNG TÍCH

Các Giáo phụ thời đầu của Giáo hội đã kể một câu chuyện rất được yêu thích về việc Chúa Giêsu lên trời. Các ngài cho biết, ma quỷ vẫn còn tức giận vì Chúa đã đánh bại nó và lấy mất quyền lực của nó muốn cám dỗ con người. Vì vậy, nó giả dạng chính Chúa Giêsu, lao đi trước Chúa Giêsu để đến trước mặt Thiên Chúa và giơ hai tay lên cao để chào mừng chiến thắng. Quỷ tiến lại gần Thiên Chúa, nói rằng: “Con đây, con đã hoàn thành công việc mà Cha đã giao cho con làm, con đã hi sinh mạng sống mình để cứu rỗi thế giới. Hãy cho con chỗ danh dự bên hữu Ngài và để con chia sẻ quyền lực với Ngài.” Thiên Chúa đáp: “Hãy cho ta nhìn xem bàn tay, bàn chân và cạnh sườn của ngươi, vì những vết thương đáng sợ đó được đón chịu trong tình yêu là bằng chứng cho lòng trung thành, và chỉ chúng mới có thể giúp ngươi tiếp cận được với uy nghi và quyền năng của ta.” Tất nhiên, ác quỷ không có vết thương nào để xuất trình, vì mọi người trên Thiên đàng đều nhìn thấy đôi tay đưa cao của hắn. Ngay lúc đó, Chúa Giêsu xuất hiện. Người đưa tay lên cao! Alleluia! Hãy xem đây! Người cho thấy dấu ấn của tình yêu qua các dấu đinh Người vẫn mang! Alleluia! Tất nhiên, ma quỷ đã bị vạch trần cho sự lừa đảo của nó và một lần nữa bị ném vào bóng tối bên ngoài. Chúa Kitô được Chúa Cha chào đón và được đặt ngồi bên hữu Ngài, ở đó Người mãi mãi cầu bầu cho thế giới mà Người yêu thương và đã chết một cái chết tàn nhẫn và đau đớn vì nó”. (Linh mục Bruce Jenneker).

 

2/ BỨC TRANH CHƯA HOÀN THÀNH

Leonardo da Vinci bắt đầu phác thảo một bức tranh lớn trong xưởng vẽ của mình. Trong một thời gian ngắn, với thiên tài trổi vượt của mình ông đã làm những công việc: chọn chủ đề, lên kế hoạch phối cảnh, phác thảo đường viền, phối hợp màu sắc. Sau đó, đột nhiên ông ngừng làm việc với tác phẩm. Ông gọi một trong những học trò tài năng của mình, mời anh hoàn thành tác phẩm của ông. Người học sinh bối rối hoảng sợ phản đối rằng cậu vừa không xứng đáng vừa không thể hoàn thành bức tranh vĩ đại mà chủ nhân của cậu đã bắt đầu. Nhưng da Vinci đã khiến anh ta im lặng: “Liệu những gì tôi đã làm có truyền cảm hứng để cậu nỗ lực hết mình không?”

* Chúa Giêsu, vị Tôn Sư của chúng ta đã bắt đầu rao truyền Tin Mừng cách đây hai nghìn năm bằng những gì Người đã nói và đã làm. Người phác họa sứ điệp Tin Mừng và để chúng ta hoàn thành nó. Cuộc đời của Chúa Giêsu không thôi thúc chúng ta hoàn thành kế hoạch sao? Đây là sứ điệp của biến cố Chúa thăng thiên (John Rose trong John’s Sunday Homilies).

 

3/ KẾ HOẠCH KHÁC

Một câu chuyện cổ tuyệt đẹp kể về Chúa Giêsu, sau khi thăng thiên, được các thiên thần vui mừng vây quanh và dồn dập hỏi về công việc của Người trên dương thế. Chúa Giêsu nói với họ về cuộc giáng sinh, về đời sống thường nhật, sứ vụ rao giảng, cái chết và sự phục sinh của Người, và việc Người đã hoàn thành công trình cứu chuộc thế gian thế nào. Thiên sứ Gabriel hỏi: “Chà, bây giờ Ngài đã trở lại Thiên đàng, vậy ai sẽ tiếp tục công việc của Ngài trên trái đất ạ?” Chúa Giêsu nói: “Khi còn ở trên trần gian, tôi đã tập hợp một nhóm người xung quanh tôi, những người tin và yêu mến tôi. Họ sẽ tiếp tục truyền bá Phúc Âm và thực hiện công việc của Giáo hội”. Thiên thần Gabriel bối rối: “Ý Ngài là... ông Phêrô, kẻ đã chối Ngài ba lần và tất cả những người còn lại đã bỏ chạy khi Ngài bị đóng đinh? Ngài muốn nói với chúng tôi rằng Ngài để họ tiếp tục công việc của Ngài sao? Và Ngài sẽ đối phó thế nào nếu kế hoạch này không hoạt động?” Chúa Giêsu nói: “Tôi không có kế hoạch nào khác - nó phải hoạt động!”

* Quả thật, Chúa Giêsu không có kế hoạch nào khác ngoài việc cậy nhờ vào nỗ lực của những môn đệ của Người!

 

        4/ “CÁI NÀY CÓ HOẠT ĐỘNG KHÔNG”

Có một câu chuyện hài hước về một tân binh, trong khi diễn tập cứ đứng ở thế nghiêm trong thao trường. Viên sĩ quan phụ trách hô: “Phía trước, bước, bước!” Lập tức toàn bộ đội quân bắt đầu di chuyển, đều đặn, tất cả ngoại trừ anh tân binh này. Anh ấy vẫn cứ đứng trong tư thế nghiêm. Sĩ quan hướng dẫn vội bước tới cầm cái tai phải của anh ta, hét to: “Cái này có hoạt động không?” Tân binh hô to: “Có, thưa ông!” Sau đó, sĩ quan đi vòng qua tai bên kia và hét lên: “Cái này có hoạt động không?” Người lính nói: “Có, thưa ông!”- “Vậy tại sao bạn không bước tới khi tôi ra lệnh?”- “Thưa ông, tôi không nghe thấy ông gọi tên tôi.”

* Một số người trong chúng ta cũng giống như người lính đó, đứng chựng chờ Chúa gọi tên mình. Nhưng sứ mệnh lớn lao mà Người truyền dạy là một mệnh lệnh phổ quát, nó bao gồm tên của mọi người, có cả bạn và tôi trong đó.

 

5/ CHUYỀN GẬY

Thời điểm quan trọng trong một cuộc đua tiếp sức là việc chuyền cây gậy từ người chạy này sang người khác. Chuyền nhanh thì thắng; chuyền chậm thì thua hay mất điểm. Lễ Thăng Thiên có thể được so sánh với việc trao cây gậy trong một cuộc đua tiếp sức. Vào ngày này hơn 2000 năm trước, Chúa Giêsu đã trao trách nhiệm về Nước Thiên Chúa cho các tông đồ. Chúa Giêsu giao cho họ hoàn thành công việc mà Người đã bắt đầu. Thực tế, điều này có nghĩa là gì? Làm thế nào để bạn và tôi, trong thế kỷ 21, thực hiện sứ mệnh của Chúa Giêsu là trở thành nhân chứng cho thế giới và là người giảng dạy muôn dân về Người? Có rất nhiều cách để thực hiện điều này với tư cách là Kitô hữu. Chúng ta có thể làm những gì mà hai sinh viên tốt nghiệp đại học 25 tuổi mới đây đã làm. Sau khi tốt nghiệp, một người từ đại học Georgetown và người kia từ Marquette, họ vào chủng viện. Chúng ta có thể làm những gì Albert Schweitzer đã làm: ở tuổi 30, ông từ bỏ sự nghiệp âm nhạc của mình ở châu Âu để học y khoa và trở thành một bác sĩ truyền giáo ở châu Phi. Chúng ta có thể làm những gì mà huấn luyện viên bóng chày của trường Spring Hill College, Alabama, đã làm vài năm trước. Ở tuổi 35, ông từ chức và bắt đầu học tập để tiến chức linh mục. (Mark Link trong Sunday Homilies; trích trong Net for Life).

 

6/ PHÉP RỬA BA BƯỚC

Tại một trong những thánh đường lớn ở châu Âu có một giếng rửa tội đặc biệt. Nước chảy cuồn cuộn trong đó nhắc nhở mọi người rằng Chúa Giêsu là Nước ban sự sống. Để được chịu phép rửa tội, một người phải bước xuống ba bậc, mỗi bậc được đánh dấu bằng một từ: thế gian, xác thịt và ma quỷ. Khi xuống hết các bậc, thụ nhân được dìm xuống dưới nước để chết đi cho tội lỗi và sau đó được đưa lên để đón nhận sự sống mới trong Chúa Kitô. Để rời khỏi giếng rửa tội, người ta phải leo lên ba bậc, mỗi bậc được đánh dấu bằng một từ: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đúng là một sinh vật mới được sinh ra, một con người mới, một công dân của một Vương Quốc mới, một dòng giống khác biệt xuất hiện. Chết cho tội lỗi, người ta còn phải sống cho Thiên Chúa và được sai đi để lớn lên trong yêu thương và lan tỏa ánh sáng cho một thế giới đang hư mất và chết dần chết mòn.

* Họ không thực hiện điều đó một mình; họ sống ơn gọi đó trong Giáo hội, trong các cộng đoàn. Họ cùng nhau làm chứng cho Chúa, cho đến khi sứ vụ hoàn thành, cho đến khi kết thúc thời đại.

 

7/ CHỈ NHÌN LÊN TRỜI

Anh Công hàng xóm thường khoe khoang về đức tin sâu sắc của mình. Lần kia, một cơn bão dữ dội nổi lên và những cơn mưa như trút nước làm ngập nhà của anh. Một người lính cứu hỏa chạy đến và nói: “Mau chạy đến đây, tôi sẽ đưa bạn đi!” Chỉ tay lên phía trên cao, anh Công kêu lên: “Chúa Giêsu là con đường!” Mưa vẫn tiếp tục rơi xối xả và nước ngập đến thắt lưng anh. Một ngư dân chèo thuyền đi qua và hét lên: “Lên đây đi, tôi sẽ đưa bạn đến nơi an toàn!” Nhìn lên trời cao, anh Công vặn lại: “Chỉ có Chúa Giêsu mới cứu được tôi!” Sau đó, nước mưa dồn dập dâng cao buộc anh Công phải trèo lên mái nhà. Máy bay cứu nạn đến, viên phi công của một chiếc trực thăng bay lơ lửng trên cao hô to: “Tôi sẽ giúp bạn!” Anh Công trả lời: “Tôi chỉ tin cậy một mình Chúa thôi!” Cuối cùng, anh Công chết đuối trong làn nước dữ dội. Trên Thiên Đàng, anh ta phàn nàn với Chúa: “Lạy Chúa, con đã tin cậy Ngài, nhưng Ngài lại bỏ rơi con!” Chúa trả lời: “Không, Ta không bỏ con! Ta đã cố gắng cứu con qua người lính cứu hỏa, ngư dân và phi công! Tại sao con không làm bất cứ điều gì mà cứ nhìn lên trời?”

 

8    8/ SỨC MẠNH NỘI TÂM

Một linh mục, cha Walter Ciszek, SJ (1900-1984) đã trải qua hai mươi ba năm ở Nga, mười lăm năm trong trại lao động khổ sai ở Siberia, và năm năm biệt giam trong nỗi kinh hoàng tại nhà tù Lubyanka ở Mátxcơva. Cuối cùng, ngài được trả tự do và trở về Hoa Kỳ vào năm 1963, trong một kế hoạch trao đổi hai điệp viên tù binh Liên Xô, được tổ chức tại Hoa Kỳ. Ngài mất năm 1984 ở tuổi 84. Sau khi được trả tự do, cha Ciszek đã viết cuốn sách With God in Russia, (Sống với Chúa trong nước Nga) năm 1964, và sau đó, cuốn: He Leadeth Me (Ngài đã hướng dẫn tôi), năm 1974. Trong cuốn sách thứ hai, ngài chân thành trả lời câu hỏi nhiều người hỏi ngài: “Cha đã vận dụng cách nào để có thể sống sót trong ngục tù nước Nga?” Cha nói: “Tôi đã phải chịu đựng những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, nhưng đồng thời tôi cũng nhận ra sự hiện diện của Chúa trong mọi khoảnh khắc của đời tôi. Tôi không bao giờ đánh mất niềm tin rằng Chúa ở với tôi, ngay cả trong hoàn cảnh tồi tệ nhất.”

* Trước khi về trời Chúa hứa cùng hoạt động với các tông đồ. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra bước chân Người cùng đồng hành với chúng ta hay không.

 

9/ GỬI SỨ ĐIỆP

Nhiều năm trước, một nhà thám hiểm nổi tiếng bắt đầu chuyến thám hiểm đến Bắc Cực. Sau hai năm sống trong lạnh giá và cô đơn, anh đã viết một thông điệp, buộc nó vào chân một con chim bồ câu và thả nó ra để thực hiện hành trình hai nghìn dặm đến Na Uy. Con chim lượn ba vòng, và sau đó bắt đầu chuyến bay về phía nam trong cái lạnh cóng hàng trăm dặm; nó đã bay và băng qua những vùng đất hoang vu và đại dương băng giá cho đến khi đến và thả bức thư vào lòng người vợ của nhà thám hiểm. Sự xuất hiện của con chim chứng tỏ rằng mọi thứ đều tốt đẹp với chồng của cô ở vùng Bắc Cực hoang vắng, cô đơn và băng giá đó.

* Tương tự như vậy, biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần cho các môn đệ thấy rằng Chúa Giêsu đã lên trời. Bây giờ Người đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha vì sứ vụ cứu chuộc của Người đã kết thúc. Sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần là thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu. (John Rose trong John’s Sunday Homilies; trích trong Net for Life).

Lm Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 424)

Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 414)

Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 670)

Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 449)

Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 553)

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 07:45:13 - Xem: 565)

Lời Đức Giêsu khiển trách người Do Thái cũng là lời khuyên chúng ta lo tu luyện lại bản thân từ bên trong, chứ đừng lo phê phán người khác.

Cần làm gì khi đối diện với các xung đột nội tâm? (24/08/2024 10:04:30 - Xem: 264)

Bạn hãy mạnh dạn thưa những lời đó với Đức Giê-su và tâm sự với Ngài về tất cả những cảm xúc đang có ở trong tâm hồn.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 21 TN năm B - 2024 (19/08/2024 15:01:39 - Xem: 556)

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thách thức các môn đệ tin vào Người và đón nhận lời hứa của Người về bánh trường sinh.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 năm B - 2024 (19/08/2024 10:43:32 - Xem: 640)

Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc.

Đức Trinh nữ Maria có giọng nói như thế nào? (14/08/2024 07:54:41 - Xem: 359)

Người ta có thể tưởng tượng được âm sắc giọng nói của Đức Trinh Nữ Maria không? Nơi Mẹ, người ta nghe thấy sự thanh khiết siêu nhiên của Mẹ

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7