Giải đáp thắc mắc Phụng vụ về vị trí để giảng lễ
- In trang này
- Lượt xem: 6,896
- Ngày đăng: 03/09/2021 09:12:21
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC PHỤNG VỤ
VỀ VỊ TRÍ ĐỂ GIẢNG LỄ
Tác giả: Cha Edward McNamara, ngài là giáo sư phụng vụ và thần học bí tích. Ngài hiện là giám đốc Học Viện Sacerdos tại đại học Giáo hoàng Nữ Vương các thánh Tông đồ. (Bài này được đăng trên ePriest ngày 29 tháng 8, năm 2021)
Hỏi: Linh mục phải giảng nơi giảng đài, hay có thể giảng tại bàn thờ? - S.W., Masai, Malaysia
Đáp: Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) trình bày không nhiều về điểm này.
Số 136 trình bày: “Linh mục đứng giảng tại ghế hoặc tại chính giảng đài hoặc tùy nghi tại nơi nào khác thích hợp. Giảng xong, có thể giữ thinh lặng một lát.”
Có lẽ là quá câu nệ khi phải giải thích thêm động từ “đứng”, có nghĩa xác định là ở tư thế bất động và cố định tại một nơi.
Lý do đề cập đến tư thế “đứng” dường như là để phân biệt giữa tư thế của linh mục với tư thế của một giám mục, vị có thể ngồi giảng tại nhà thờ hoặc tại tòa của mình.
Việc thuyết giảng trong khi ngồi biểu thị vai trò của giám mục trong tư cách là thầy và người lãnh đạo đoàn dân Chúa. Đây là tư thế theo thói quen của các bậc thầy từ thời xa xưa.
Mặc dù Quy chế không đề cập đến câu hỏi cụ thể này, nhưng sách Chỉ Nam Giảng Lễ năm 2014 nhấn mạnh đến khung cảnh phụng vụ của bài giảng, và điều này sẽ giúp chúng ta phân biệt giảng lễ với các hình thức thuyết giảng khác. Xin trích dẫn:
“Bản chất đặc thù của bài giảng được thánh sử Luca trình bày khéo léo trong trình thuật Đức Kitô giảng dạy tại hội đường Nazareth (x. Lc 4,16-30). Sau khi đọc đoạn sách ngôn sứ Isaia, Người trả lại sách cho người giúp việc và nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Khi đọc và suy niệm trình thuật này, chúng ta có thể cảm nhận được sự phấn khởi đang tràn ngập hội đường nhỏ bé lúc ấy: công bố Lời Thiên Chúa trong cộng đoàn thánh là một biến cố. Trong Tông huấn Lời Chúa, chúng ta đọc thấy như sau : “Phụng vụ thật là môi trường ưu việt noi Thiên Chúa nói với chúng ta trong đời sống hiện tại của mình, nơi hôm nay Thiên Chúa nói với dân của Ngài, đoàn dân đang lắng nghe và đáp trả” (VD, 52). Đó là một nơi ưu việt, dù không phải là nơi duy nhất. Thật vậy, Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách: qua các biến cố trong cuộc sống, qua việc học hỏi Kinh Thánh của mỗi cá nhân, hay qua những lúc thinh lặng cầu nguyện. Tuy nhiên, phụng vụ là nơi ưu việt, bởi vì phụng vụ cho phép chúng ta lắng nghe Lời Thiên Chúa, Lời này là một phần của cuộc cử hành, có đỉnh điểm là lễ hiến tế của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha hằng hữu. Sách Giáo Lý khẳng định rằng nếu “Thánh Thể làm nên Giáo Hội” (x. GLHTCG 1396), thì “Thánh Thể cũng không thể tách rời khỏi Lời Thiên Chúa” (x. GLHTCG 1346).
“Xét như là thành phần thiết yếu của Phụng Vụ, bài giảng không chỉ là một bài huấn đức, nhưng còn là một hành vi thờ phượng. Khi đọc bài giảng của các giáo phụ, chúng ta thấy rằng nhiều vị kết thúc bài giảng của mình bằng một vinh tụng ca và từ “Amen.” Như thế các vị ấy biết rằng, mục đích của bài giảng không chỉ để thánh hoá dân Chúa, mà còn để tôn vinh Thiên Chúa nữa. Bài giảng là một thánh ca tạ ơn vì những kỳ công của Thiên Chúa (magnalia Dei) : bài giảng chẳng những loan báo cho các thành viên của cộng đoàn biết rằng Lời Thiên Chúa đang được ứng nghiệm qua việc họ lắng nghe, mà còn ca tụng Thiên Chúa vì sự ứng nghiệm ấy.”
“Vì mang bản chất Phụng vụ, bài giảng cũng có một ý nghĩa bí tích : Chúa Kitô hiện diện trong cộng đoàn được quy tụ để lắng nghe Lời Người, và trong việc giảng thuyết của thừa tác viên; qua việc đó, chính Chúa, Đấng xưa đã giảng trong hội đường ở Nazareth, giờ đây lại đang dạy dỗ dân Người. Đó là điều mà Tông huấn Lời Chúa diễn tả : “Như thế, bí tích tính của Lời có thể được hiểu cách tương tự với sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu được truyền phép. Khi đến gần bàn thờ và thông phần vào bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta thật sự thông hiệp vào Mình và Máu Chúa Kitô. Việc công bố Lời Thiên Chúa trong khi cử hành bao hàm việc nhìn nhận rằng chính Chúa Kitô hiện diện và ngỏ lời với chúng ta để được chúng ta lắng nghe” (VD 56).”
Việc nhấn mạnh vào khung cảnh phụng vụ của bài giảng sẽ giúp chúng ta giải thích phần đề cập ngắn gọn trong GIRM. Mặc dù luật không cấm sử dụng bàn thờ hoặc có thể di chuyển trong khi giảng, nhưng chắc chắn về phía Giáo hội nó cho thấy là bài giảng cần được ưu tiên giảng từ một vị trí ổn định.
“Vị trí thích hợp” được nói tới trong GIRM, cùng với tầm quan trọng của khung cảnh phụng vụ, một cách chung sẽ loại trừ việc sử dụng bàn thờ, vì quy luật phụng vụ quy định khá rõ ràng rằng không được sử dụng bàn thờ cho đến khi dâng lễ vật. Vì vậy, ngoài giảng đài và ghế chủ tọa, một nơi thích hợp khác có thể dùng là giữa cung thánh trước bàn thờ, hoặc trong một số trường hợp, thậm chí là trên một bục giảng cũ nếu điều này giúp ích cho việc truyền đạt Lời Chúa.
Như tôi đã đề cập, phụng vụ dường như không chấp nhận việc di chuyển qua lại trong khi giảng lễ. Điều này là do việc thực hành này có thể làm phát sinh một hình thức sân khấu làm cộng đoàn phụng vụ mất tập trung vào giáo huấn bài giảng. Những kiểu sân khấu như vậy chắc chắn không thích hợp trong khung cảnh của toàn bộ cuộc cử hành vì có nguy cơ biến Thánh lễ thành một thứ trình diễn và khiến mọi người không thể tập trung để chuẩn bị tham gia vào Phụng vụ Thánh Thể.
Đồng thời, phải thừa nhận rằng việc phụng vụ ưu tiên một vị trí ổn định để giảng lễ cũng có thể là do các hoàn cảnh lịch sử. Cho đến khi micrô ra đời, vị giảng thuyết hầu như không thể nào vừa di chuyển vừa cùng lúc làm cho mình hiểu được.
Do đó, không thể đưa ra một nguyên tắc chặt chẽ về vấn đề này. Một số linh mục có tài năng đặc biệt về việc giảng giải có thể dùng những phương pháp thuyết giảng như vậy để mang lại hiệu quả thiêng liêng ưu trội, đặc biệt là trong các thánh lễ dành cho giới trẻ.
Tuy nhiên ưu tiên hàng đầu của ngài là phải truyền tải sứ điệp Lời Chúa bằng tất cả khả năng của mình. Nếu việc giảng lễ của ngài xuôi theo xu hướng thu hút sự chú ý của cộng đoàn đi ra khỏi sứ điệp Lời Chúa và hướng đến bản thân của ngài, thì một cách nào đó, ngài không hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Như Chỉ nam Giảng lễ được đề cập ở trên cho biết:
“Hơn nữa, vị giảng lễ phải nói cách nào đó để thính giả có thể cảm nhận được đức tin của vị này vào quyền năng của Thiên Chúa. Chắc chắn vị giảng lễ không được hạ tiêu chuẩn của sứ điệp xuống cho ngang tầm với chứng tá cá nhân riêng của mình, vì sợ bị tố cáo là không thực hành điều mình giảng dạy. Tuy nhiên, vì không rao giảng chính mình, nhưng là rao giảng Chúa Kitô, nên chẳng phải là đạo đức giả khi vị này có thể chỉ cho thấy những đỉnh cao của sự thánh thiện, mà chính ngài, cũng như mọi người, đang khao khát vươn tới trong cuộc lữ hành đức tin của mình” (s. 7)
Đức giám mục giáo phận có thể đưa ra những tiêu chuẩn chính xác hơn, để các vị giảng lễ cần tuân theo, như đã đề cập trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 68:
“Giám mục giáo phận phải chăm chú theo dõi về bài giảng bằng cách như là gửi cho các thừa tác viên có chức thánh những quy tắc, phương hướng và sự giúp đỡ, cũng như xúc tiến những cuộc gặp gỡ và những sáng kiến thích hợp khác, để cho các ngài thường có dịp suy nghĩ, với một sự quan tâm nhiều hơn, về bản chất của bài giảng và để giúp các ngài trong việc soạn thảo bài giảng.” (RC 68)
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung (theo ePriest)
Bài cùng chuyên mục:
Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,364)
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm
Cử hành Thánh thể: bài 43 - Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (15/08/2024 07:32:09 - Xem: 224)
Ðang khi vị tư tế bẻ bánh và bỏ một phần vào chén thánh thì ca đoàn hay ca viên hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, và giáo dân đáp lại.
Cử hành Thánh Thể: Bài 41 - Nghi thức bẻ bánh (22/07/2024 14:32:34 - Xem: 262)
Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt, tử đạo (ngày 18/7) (17/07/2024 07:17:04 - Xem: 2,190)
Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt sinh năm 1803 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu).
Cử hành Thánh Thể: Bài 40 - Nghi thức chúc bình an (16/07/2024 09:53:12 - Xem: 403)
Sau câu tung hô của cộng đoàn “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” (NTTL 125; QCSL 153) là đến nghi thức chúc bình an.
Thánh Rose Venerini (1656-1728) (06/07/2024 07:13:02 - Xem: 4,331)
Thánh Rose sinh ở Viterbo, Ý Ðại Lợi, năm 1656. Cha ngài là một bác sĩ. Sau cái chết của vị hôn phu, Rose gia nhập một tu viện nhưng chỉ được vài tháng cô đã phải về nhà để chăm sóc người mẹ goá sau khi cha cô từ trần.
Thánh Irênê Giám mục Tử Đạo (ngày 28/06) (27/06/2024 08:16:11 - Xem: 1,885)
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á vào giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
Lễ Trái tim vẹn sạch Đức mẹ Maria (24/06/2024 08:56:02 - Xem: 3,428)
Phúc âm Thánh Luca ba lần trực tiếp nói về Trái Tim Mẹ là nền tảng chính yếu lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ:
Thánh Rô-mu-an-đô Viện Phụ, ngày 19/06 (18/06/2024 10:20:24 - Xem: 5,268)
Ngài là Viện Phụ của Đan Viện Camaldoli, là nhà sáng lập và là người cải tổ của nhiều Đan Viện Tại Ý.
Lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, ngày 06/6 (06/06/2024 07:59:26 - Xem: 5,607)
Ngày 03/03/2018, Toà thánh đã công bố Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích – ký ngày 11 tháng 2 năm 2018, ngày kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức– về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ?
Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?
-
Ước ao được sống đời đời
Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024
Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.
-
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình...
-
Giàu có, nhưng tất bật
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...