Giải đáp thắc mắc Phụng vụ về việc cô dâu và chú rể đọc Sách Thánh trong lễ Hôn phối
- In trang này
- Lượt xem: 8,980
- Ngày đăng: 26/10/2021 06:14:47
Giải Đáp Thắc Mắc Phụng Vụ
Về Việc Cô Dâu Và Chú Rể Đọc Sách Thánh Trong Lễ Hôn Phối
Tác giả: Cha Edward McNamara, ngài là giáo sư phụng vụ và thần học bí tích. Cha hiện là giám đốc Học viện Sacerdos tại đại học Giáo hoàng Nữ Vương các thánh Tông đồ. (Bài này được đăng trên ePriest ngày 25 tháng 10, năm 2021)
Hỏi: Trong thánh lễ hôn phối tại Việt Nam, cô dâu và chú rể thường đọc Sách Thánh. Có người cho rằng cô dâu và chú rể không được làm việc này vì những lý do sau. Trước tiên, một số cô dâu và chú rể không đọc trôi chảy các Bài Đọc. Thứ hai, họ không mặc trang phục của thừa tác viên Lời Chúa, mà vận váy cưới và com-lê. Vì những lý do này, một số cha xứ không cho cô dâu và chú rể đọc Sách Thánh. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng cô dâu và chú rể nên làm việc này vì nhiều người có thể đọc tốt và họ đã luyện đọc trước. Hơn nữa, họ rất thích đọc Sách Thánh trong lễ cưới trọng thể của họ. – D.T., Phú Cường, Việt Nam
Trả lời: Các quy tắc và phong tục của đám cưới có thể rất khác nhau giữa các nước và thậm chí từ vùng này sang vùng khác. Do đó, những gì tôi nói ở đây có thể không được áp dụng trong trường hợp có những phong tục hoặc quy tắc cụ thể do giám mục ban hành liên quan đến chủ đề này.
Mặc dù nói một cách chặt chẽ, cô dâu và chú rể không bị cản trở khi đọc bài Sách Thánh trong Thánh lễ, thì điều này nói chung không được khuyến khích và thường nên can ngăn.
Các quy tắc chính thức không nói đến chủ đề ai đọc các bài đọc, mà chỉ nói rằng Phụng vụ Lời Chúa được thực hiện theo cách thức bình thường và với ba bài đọc. Nghi thức của nước Ý đưa ra lựa chọn là sau khi công bố Tin Mừng, thì sách Tin Mừng được mang đến cho cặp đôi để họ tôn kính bằng một nụ hôn.
Việc mặc trang phục lễ cưới truyền thống cũng không nhất thiết là một trở ngại. Mặc dù tại một số nơi, độc viên Lời Chúa thường mặc lễ phục đặc biệt cho tác vụ này, thì đó không phải là một quy tắc tuyệt đối phải theo mà không có ngoại lệ.
Tuy nhiên, vào năm 1996, Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình đã ban hành một tài liệu đáng chú ý, “Việc chuẩn bị cử hành Bí tích Hôn nhân”. Tài liệu này đưa ra lý do sau đây tại sao tốt hơn là cô dâu và chú rể không nên đảm nhận việc đọc Sách Thánh.
“68. Việc công bố Lời Chúa phải được thực hiện bởi những thừa tác viên đọc sách thích hợp và đã được chuẩn bị. Người đọc sách có thể được chọn trong số những người có mặt, đặc biệt là hai người làm chứng, thành viên gia đình, bạn bè, nhưng có vẻ không thích hợp cho cô dâu và chú rể làm tác viên đọc Sách Thánh. Quả thật, lúc ấy họ phải là những người ưu tiên đón nhận Lời Chúa được công bố. Tuy nhiên, việc chọn các bài đọc có thể được thực hiện phù hợp với cặp đôi đính hôn, ngay trong giai đoạn chuẩn bị gần. Bằng cách này, họ sẽ dễ dàng ghi nhớ Lời Chúa hơn để đem ra thực hành.”
Tôi tin rằng đây là lý do chính đáng tại sao tốt nhất nên tránh để cho cô dâu và chú rể đọc các bài đọc Sách Thánh. Do những cảm xúc mạnh mà cặp đôi thường trải qua vào những ngày này có thể gây bất lợi cho việc công bố Lời Chúa một cách hoàn hảo.
Việc chọn những thừa tác viên đọc sách phù hợp và được chuẩn bị kỹ lưỡng là điều quan trọng vì đây là một tác vụ thánh, qua đó Lời Chúa trở nên sống động và hiện diện trong sứ vụ loan báo. Và như vậy, mục đích của việc công bố này sẽ đạt được “để khi họ nghe các bài đọc từ các bản văn thánh, các tín hữu có thể hình dung trong lòng họ một lòng mộ mến ngọt ngào và sống động đối với Sách Thánh” (Huấn thị chung Sách Lễ Rôma, số 101).
Tuy nhiên, nếu đã có một phong tục lâu đời ở Việt Nam và đặc biệt nếu tục lệ được các giám mục đặc biệt chuẩn nhận thì đó là một lựa chọn chính đáng.
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung (theo ePriest)
Bài cùng chuyên mục:

Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét, ngày 31 tháng 5 (30/05/2023 07:20:12 - Xem: 5,377)
Sự hiện diện của Mẹ Maria củng cố niềm tin của bà Isave và nói lên Mẹ luôn phù trợ loài người, nâng đỡ con người. Sự có mặt của Mẹ cũng là niềm an ủi, vỗ về thánh Gioan Tẩy giả đang trong lòng bà Êlisabét.

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2023 07:50:01 - Xem: 1,585)
Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2023 07:47:10 - Xem: 1,765)
Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2023 07:36:19 - Xem: 1,568)
Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2023 06:17:22 - Xem: 1,662)
Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2023 08:34:01 - Xem: 1,433)
Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2023 07:29:07 - Xem: 1,739)
Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2023 07:31:40 - Xem: 2,017)
Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Thánh Gio-An Bao-Ti-Xi-Ta Lasan, (linh mục ngày 07/4) (06/04/2023 07:26:50 - Xem: 1,948)
Thánh nhân được phúc sinh ra trong một gia đình thật đạo đức, cha Người là một vị thẩm phán nổi danh, mẹ Người là một thiếu phụ rất đạo hạnh.

Thánh Vinhson de Phaolô (ngày 04/4) (05/04/2023 07:22:51 - Xem: 2,130)
Thánh nhân tỏ ra có tinh thần bác ái, ưa thích cầu nguyện và có lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria.
-
Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu? Bài 86
Những người chưa được rửa tội, những người không theo đạo Công giáo, vậy sau khi chết, linh hồn họ sẽ ra sao?
-
Cầu nguyện như một tín hữu kitô
Chúng ta được yêu cầu hãy đều đặn cầu nguyện cho thế giới nhờ thiên chức linh mục được truyền cho chúng ta trong phép rửa.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Nếu trên thế giới này còn có rất nhiều điều không thể giải thích được thì làm sao chúng ta có thể mong đợi giải thích được mầu nhiệm về...
-
Trái tim con trong trái tim Chúa.
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và...
-
Thiên Chúa Ba Ngôi: Nguồn mạch tình yêu, ân sủng va bình an
Nơi cuộc sống thường ngày, mỗi lần chúng ta nghiêm trang ghi dấu Thánh Giá trên mình là lúc chúng ta đang tuyên xưng Mầu Nhiệm Một Chúa...
-
Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo
Khi nuôi dạy con cái với tâm tư của Giáo hội, chúng ta tự vấn xem: có bao nhiêu hoạt động mà con cái có thể tham gia trong khi vẫn duy...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 85 - Con nhà người ta
Khi ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con, khiến bản thân suy nghĩ lo âu dẫn đến căng thẳng (stress), có cách nào để giúp bớt căng thẳng...
-
Sơ Vọng – Vọng Sợ
Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện...
-
Đừng thủ thế
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.
-
Tấm lòng thảo hiếu
Con sẽ không bao giờ biết đêm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ. Mẹ yêu con, con trai.”
-
Chú mèo không có miệng
-
Người chồng mù
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin