Phụng vụ - Chư thánh

Khi nào kinh Vinh Danh được bỏ hoặc hát?

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,609
  • Ngày đăng: 05/12/2021 09:00:37
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

 

Hỏi 1: Khi một lễ Truyền chức linh mục diễn ra vào một ngày không phải là một lễ trọng hoặc lễ kính, kinh Vinh Danh (Gloria) được hát không? Nghi thức lễ Truyền chức chỉ nói rằng sau cuộc rước, "phụng vụ lời Chúa diễn ra đúng theo chữ đỏ” (6). Theo đó, sẽ không hát kinh Vinh Danh, nếu Thánh Lễ diễn ra vào một ngày lễ nhớ. Tuy nhiên, trong tất cả các lễ Truyền chức mà tôi đã tham dự, kinh Vinh Danh luôn được hát, như thế liệu người ta có làm theo đúng chữ đỏ hay không. Xin cha làm sáng tỏ điều này. 

 

Hỏi 2: Trong thánh lễ Chúa Nhật có nghi thức rửa tội, ngoài việc bỏ qua nghi thức chào cộng đoàn và nghi thức sám hối, liệu kinh Vinh Danh có bị bỏ qua luôn không? 

Đáp: Vì cả hai câu hỏi có liên quan với nhau, tôi sẽ giải quyết chung với nhau.

 

Số 53 của “Qui chế tổng quát sách lễ Rôma” nói:

"Kinh Vinh Danh là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con. Không được thay đổi bản văn của kinh này bằng một bản văn khác. Vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên hay ca đoàn xướng lên, rồi mọi người cùng hát chung, hay luân phiên giữa giáo dân và ca đoàn, hay chỉ ca đoàn. Nếu không hát thì phải đọc, hoặc mọi người đọc chung, hoặc chia hai bè đối đáp.

 

“Kinh này được hát hay đọc trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay, trong các lễ trọng và lễ kính, và trong các dịp lễ khá long trọng” (bản dịch tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

 

Như vậy, bởi vì lễ Truyền chức là chắc chắn "một dịp lễ khá long trọng”, Kinh Vinh Danh có thể được hát hoặc đọc cho mọi dịp truyền chức, mà trong đó Thánh lễ Truyền chức được cử hành.

 

Một lễ nhớ buộc không cản trở việc cử hành Thánh lễ Truyền chức, do đó Kinh Vinh Danh có thể được hát. Điều này là đúng cả khi vì một lý do chính đáng, vị Giám mục quyết định cử hành lễ kính vị thánh của ngày ấy hơn là thánh lễ Truyền chức. Các ngày, mà Kinh Vinh Danh không được hát hay đọc trong lễ Truyền chức, chẳng hạn các Chúa Nhật Mùa Vọng và Mùa Chay, và ngày 2-11, thường không được chọn cho việc cử hành lễ Truyền chức.

 

Về phép Rửa tội, khi nghi thức Rửa tội được cử hành trong Thánh lễ, nghi thức chào cộng đoàn và nghi thức sám hối được bỏ qua, bởi vì nghi thức đón nhận đứa trẻ đã diễn ra ở đầu buổi cử hành rồi. Chữ đỏ cũng nói rằng kinh Tin Kính được bỏ qua, bởi vì "sự tuyên xưng đức tin của toàn thể cộng đoàn trước khi rửa tội đã thay thế cho kinh Tin Kính rồi”.

 

Do nghi thức Rửa tội không nhắc gì đến kinh Vinh Danh, người ta giả định rằng nó không bị ảnh hưởng bởi việc cử hành bí tích, và do đó tuân theo các luật thông thường về việc hát kinh Vinh Danh hay không.

 

Tương tự như vậy, việc chữ đỏ của các nghi thức bí tích khác, chẳng hạn nghi thức Truyền chức, đề cập đến việc hát kinh Vinh Danh được tiên liệu, thì việc này cũng gợi ý rằng nghi thức Rửa tội không phải là một ngoại lệ cho luật chung ấy.

 

(Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org)

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,126)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,700)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2024 07:29:07 - Xem: 2,199)

Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2024 07:31:40 - Xem: 2,844)

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Thánh Gio-An Bao-Ti-Xi-Ta Lasan, (linh mục ngày 07/4) (06/04/2024 07:26:50 - Xem: 2,517)

Thánh nhân được phúc sinh ra trong một gia đình thật đạo đức, cha Người là một vị thẩm phán nổi danh, mẹ Người là một thiếu phụ rất đạo hạnh.

Thánh Vinhson de Phaolô (ngày 04/4) (05/04/2024 07:22:51 - Xem: 2,520)

Thánh nhân tỏ ra có tinh thần bác ái, ưa thích cầu nguyện và có lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria.

Thánh Isiđôrô, Giám mục và tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 04/4) (03/04/2024 07:24:25 - Xem: 2,415)

Thánh Isiđôrô là em của vị thánh giám mục Léandre. Thánh nhân sinh năm 560 tại Tây Ban Nha. Gia đình của Ngài gồm có thánh Léandre, Fulgence, Florence.

Thánh Giu-se thành Nazareth (Ngày 19 tháng 3) (18/03/2024 07:58:22 - Xem: 2,980)

Thánh Giu-se là một con người hết sức đặc biệt vì Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giê-su và làm bạn trăm năm của Đức Maria.

Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024 (05/01/2024 16:51:07 - Xem: 974)

Ủy ban Phụng tự xin giới thiệu bản văn “Thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ”.

Cử hành Thánh Thể: Bài 12 & 13 - Thánh vịnh đáp ca (02/01/2024 14:53:32 - Xem: 553)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7