Lịch sử giáo phận Long Xuyên (bài 8)
- In trang này
- Lượt xem: 4,453
- Ngày đăng: 20/04/2021 22:58:51
LỊCH SỬ GIÁO PHẬN LONG XUYÊN(BÀI 8)
Lời mở đầu
Nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận Long Xuyên (1960-2020), chúng ta cùng nhau nghiên cứu và học hỏi về lịch sử giáo phận để thấy những bước tiến, những khó khăn, những nỗ lực, những hy sinh của các bậc cha ông trong việc sống đạo và truyền đạo. Thấy, biết, hiểu, và rồi sẽ sống theo gương cha ông, để đức tin ngày một toả sáng trên vùng đất Cửu Long, nơi giáo phận đã được khai sinh, lớn lên và phát triển.
Sau đây là loạt bài lịch sử giáo phận Long Xuyên, bao gồm những tài liệu xưa và nay, những bài viết về lịch sử và hoạt động tông đồ của giáo phận, v.v.
Vì thời gian, tài liệu và tra cứu có hạn, xin lượng thứ những sai sót và xin giúp đính chính.
Linh mục Mỹ Sơn, Long Xuyên
BÀI 8
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
Giai đoạn 1975-2020
Ngày 30/4/1975, lịch sử Việt Nam bước sang giai đoạn mới. Chiến tranh Nam Bắc chấm dứt và đi đến cả nước thống nhất dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
Chiều cùng ngày này, Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ cùng với Đức Cha André Réginald Jacques (Người Pháp, tên Việt là Mỹ) đã cử hành lễ phong chức giám mục phó cho cha Gioan Baotixita Bùi Tuần một cách đơn giản tại nhà nguyện của Đại Chủng Viện Toma Long Xuyên. Khẩu hiệu giám mục của Đức cha Gioan Baotixita là Giới Răn Mới – Mandatum Novum.
Sau khi tấn phong giám mục cho Đức Cha phó Gioan Baotixita, Đức Cha Chánh Micae đã sớm trao quyền và trách nhiệm phục vụ giáo phận cho Đức Cha Gioan Baotixita. Còn Ngài đã tiếp tục phục vụ giáo phận bằng sự hiện diện âm thầm để cầu nguyện, hy sinh và từ bỏ. Ngày 10/5/2009. Giáo phận tổ chức mừng thọ Đức Cha Micae tròn 100 tuổi (2/2/1909-2009). Và ngày 10/6/2009, Ngài được Chúa gọi về Nhà Cha. Thi hài của Ngài được an táng bên cạnh nhà thờ Chánh tòa Giáo phận.
Đức Cha André Reginald Jacques Mỹ là Giám mục Đại diện Tông Tòa Lạng Sơn. Sau năm 1960, Ngài bị trục xuất khỏi Lạng Sơn và đã đến cư ngụ tại giáo phận Long Xuyên. Ngài được trao nhiệm vụ là Tuyên úy bệnh viện. Sau năm 1975, Ngài trở về Pháp và nghỉ hưu tại nhà các sơ Petites Soeurs des Pauvres tại phố Breteuil, Paris. Ngài qua đời ngày 2/5/2001, hưởng thọ 97 tuổi.
Trở lại với giáo phận sau 30/4/1975, trong hoàn cảnh mới của lịch sử Đất Nước, đã có những ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến các sinh hoạt tôn giáo của giáo phận,
Cũng như các giáo phận khác của giáo hội Việt Nam, một số các linh mục như các cha tuyên úy… được đem đến các trại học tập cải tạo. Một số các linh mục chịu chức sau 30/4/1975 không được công nhận. Các sinh hoạt tôn giáo như đào tạo chủng sinh, linh mục, giáo lý viên, việc dạy giáo lý, các sinh hoạt đoàn thể…, bị giới hạn. Nhiều cơ sở vật chất của giáo hội như chủng viện, trường học, cơ sở bác ái… bị trưng dụng. Năm 1975, 12 trường trung học, và gần 100 trường tiểu học của giáo phận, và năm 1976, tiểu chủng viện Á Thánh Phụng Châu Đốc, tiểu chủng viện Têrêxa Tác Ráng Rạch Giá, và đại chủng viện Tôma Long Xuyên, tất cả bị trưng dụng. Ngoài ra, tài sản của giáo hội như ruộng đất cũng bị trưng thu. Một số ít linh mục, nhiều đại chủng sinh và giáo dân theo làn sóng vượt biên đã rời giáo phận ra đi.
Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động mãnh liệt và hữu hiệu theo chương trình của Ngài để đổi mới và thăng tiến giáo phận.
Do không còn chiến tranh, nhiều giáo xứ giáo họ đã bị bỏ trống nay được hồi sinh, với sự hiện diện của các linh mục, các chủng sinh, và các dòng tu như các cộng đoàn giáo dân trong vùng U Minh Thượng, vùng Giồng Riềng, vùng Gò Quao…
Do chính sách di dân từ thành thị về các vùng kinh tế mới, nhiều giáo xứ, giáo họ được thành lập như vùng Hòn Đất, Kiên Lương, Tri Tôn… Và cũng từ chính sách đi vùng kinh tế mới, nhiều dòng tu nam nữ đến hiện diện và hoạt động trong giáo phận.
Ngoài ra, dù có nhiều khó khăn, giáo phận vẫn dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng bằng các hoạt động phục vụ con người.
Đó là sự hiện diện của chính các linh mục, tu sĩ và chủng sinh để chia sẻ với cuộc sống lao động tay chân của những người dân quê như làm ruộng, trồng tỉa, chăn nuôi…Đó là các linh mục tu sĩ mở các lớp học tình thương, là các nhà trọ cho các học sinh, sinh viên nghèo ở vùng sâu vùng xa, là quỹ học bổng khuyến học. Đó cũng là các cộng đoàn tín hữu xây dựng các cây cầu, các căn nhà tình thương, sửa sang đường xá tại vùng nông thôn nghèo. Đó là các giáo xứ, giáo họ tổ chức phát gạo cho gia đình nghèo và người già neo đơn, hình thành những tủ thuốc cho những người bệnh tật tại địa phương, tổ chức những buổi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo…
Về nhân sự giáo sĩ cho giáo phận, với sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần, ngay sau 30/4/1975, giáo phận đã tập trung các đại chủng sinh đang học tại đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn về Đại chủng viện Thánh Tôma Long Xuyên để được đào tạo cấp tốc hoàn tất chương trình đại chủng viện, trước khi gửi các thày đến phục vụ tại các giáo xứ, giáo họ, giáo điểm rải rác trong giáo phận trong khi chờ đợi được chịu chức linh mục. Nhiều đại chủng sinh đã được phong chức linh mục trong thời điểm khó khăn này. Cụ thể, từ năm 1975 đến 1993 đã có 65 linh mục được truyền chức.
Từ năm 1988, Chính quyền chấp thuận cho chủng viện Thánh Quý Cần Thơ được hoạt động để đào tạo linh mục cho 3 giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long. Năm 1994, các đại chủng sinh lớp K.1 của đại chủng viện Thánh Quý Cần Thơ được truyền chức linh mục. Từ năm 1994 cho đến nay, giáo phận đã có 207 linh mục xuất thân từ chủng viện thánh Quý Cần Thơ.
Theo niên giám, năm 1994, giáo phận có khoảng 200.000 giáo dân trong tổng số 3.670.000 dân cư, 179 linh mục, 250 tu sĩ, 51 đại chủng sinh, 87 giáo xứ và 156 nhà thờ lớn nhỏ. (30 năm về trước, năm 1964, Long Xuyên có 93.739 giáo dân trên tổng số 1.252.705 dân cư, chiếm 7,5%), 104 linh mục triều, 3 linh mục dòng, 185 nữ tu, 6 nam tu, 59 đại chủng sinh)
Năm 1997, Đức cha tiên khởi giáo phận Micae Nguyễn Khắc Ngữ chính thức về hưu. Đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần trở thành giám mục giáo phận từ 30/12/1997 và về hưu ngày 2/9/2003.
Ngày 29/6/1999, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu được tấn phong giám mục phó với khẩu hiệu giám mục là “Xin cho chúng nên một – Ut sint unum”. Ngài trở thành giám mục giáo phận ngày 2/9/2003 và đã hưu ngày 23/2/2019.
Ngày 29/5/2014, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản được tấn phong giám mục phụ tá với khẩu hiệu giám mục “Vinh Dự của Tôi là Thập Giá Đức Kitô – Mea Gloria est Christi Crux”. Ngài trở thành giám mục phó ngày 25/8/2017, và là giám mục giáo phận từ ngày 23/2/2019.
Từ năm 1986, với chính sách cởi mở và đổi mới của đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam, chính sách đối với các sinh hoạt tôn giáo của chính quyền cũng từng bước cởi mở hơn.
Trong hoàn cảnh này, các sinh hoạt mục vụ của giáo phận, các sinh hoạt đoàn thể tại các giáo xứ giáo họ, công cuộc loan báo Tin Mừng được giáo phận quan tâm đặc biệt. Nhiều nhà thờ được xây dựng và trung tu. Nhiều giáo xứ, giáo họ được thành lập. Nhiều dự phóng của giáo phận được đề ra và đang từng bước được thực hiện.
Kết hợp các sinh hoạt mục vụ và loan báo Tin Mừng, giáo phận đặc biệt quan tâm tới công cuộc đào tạo hàng giáo sĩ, và đào tạo tông đồ giáo dân, như giáo lý viên, Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ, các Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, và các đoàn hội công giáo tiến hành.
Bên cạnh đó, khi có điều kiện, giáo phận cũng gửi các linh mục đi học tại nước ngoài, cũng như phục vụ tại các giáo hội địa phương khác.
Năm 2008, để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận, giáo phận đã thiết lập thêm 4 giáo hạt. Như vậy, giáo phận có 9 giáo hạt. Đó là các giáo hạt Châu Đốc, Chợ Mới, Long Xuyên, Vĩnh An, Vĩnh Thạnh, Tân Hiệp, Tân Thạnh, Rạch Giá và Hà Tiên. Năm 2008, giáo phận thành lập Ban Tư Vấn. Năm 2010, thành lập Hội Đồng Linh Mục. Năm 2014, thành lập Ban Tài Chánh.
Cũng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập này, giáo phận đã thành lập Hội dòng Mến Thánh Giá Long Xuyên. Nhà Mẹ của Hội dòng tọa lạc tại Ấp Phụng Quới, Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Hiện đang có 16 nữ tu đang được đào tạo tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm Thủ Đức.
Để đáp ứng nhu cầu huấn luyện nhân sự giáo sĩ và tông đồ giáo dân của giáo phận, năm 2003 giáo phận đã xây dựng Tòa Giám Mục tại thành phố Long Xuyên. Năm 2010, xây trụ sở Long Xuyên tại Phú Nhuận Sài Gòn. Năm 2014, xây dựng Tiền chủng viện Têrêxa tại An Châu (giáo xứ Chắc Cà Đao). Năm 2019, trùng tu Chủng Viện Tôma đã được chính quyền địa phương giao lại để chính thức sử dụng làm Trung Tâm Mục Vụ giáo phận.
Theo số liệu, hiện nay Giáo phận Long Xuyên có 232.526 giáo dân trong tổng số 4.352.024 dân cư (chiếm 5%), có 9 giáo hạt, 151 giáo xứ, 59 giáo họ, 3 giám mục, 327 linh mục, trong đó có 281 linh mục triều và 46 linh mục dòng, 4 phó tế, 65 tu sĩ nam, 450 tu sĩ nữ, 119 đại chủng sinh, 30 chủng sinh dự bị, trên 700 tông đồ giáo dân trong Hội đồng Mục Vụ Giáo xứ, trên 400 thừa tác viên ngoại lệ cho Rước lễ, trên 1860 giáo lý viên, và trên 7000 huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể.
Cũng theo số liệu, trong lịch sử 60 năm giáo phận, giáo phận có một giám mục và 126 linh mục đã qua đời; có 3 giám mục và 327 linh mục hiện đang sống, trong đó có 2 giám mục và 32 linh mục hưu. Như vậy trong lịch sử 60 năm, giáo phận có tổng cộng là 4 giám mục và 457 linh mục.
Để phục vụ các linh mục về hưu, giáo phận có quy chế các linh mục hưu dưỡng, có quỹ tương trợ linh mục, và đã xây dựng 4 Nhà hưu dưỡng Linh Mục. Đó là nhà hưu dưỡng Cần Xây, Nhà hưu dưỡng Thạnh An, Nhà hưu dưỡng Đền Thánh Vinh Sơn K.8, và Nhà hưu dưỡng Cầu Số 2 Rạch Giá.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, giáo phận có Ban Tư Vấn với 15 linh mục; có Hội đồng Linh mục với 45 linh mục thành viên; có 16 Ủy ban và Ban; có 14 đoàn hội đạo đức.
16 Ủy Ban và Ban là: (1) UB Linh Mục Chủng Sinh và Ơn Gọi; (2) UB Tu Sĩ; (3) UB Thánh Kinh; (4) UB giáo lý Đức Tin; (5) UB Phượng tự; (6) UB Thánh Nhạc; (7) UB Nghệ Thuật Thánh và Văn Hóa; (8) UB Gia Đình; (9) UB Giáo Dân; (10) UB Mục Vụ giới trẻ và Thiếu Nhi; (11) UB Loan Báo Tin Mừng; (12) UB Di Dân; (13) UB Bác Ái Caritas; (14) UB Truyền Thông; (15) Ban Xây dựng; (16) Ban Nghiên Huấn
14 Đoàn Hội Đạo Đức là: (1) Hội Chăm Sóc Bệnh Nhân; (2) Lòng Thương Xót; (3) Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm; (4) Cursillos; (5) Huynh Đoàn Đaminh; (6) Legio Mariae; (7) Phan Sinh Tại Thế; (8) Hội Mân Côi; (9) Tác Viên Tin Mừng; (10) Khôi Bình; (11) Gia đình Tận Hiến Đồng Công; (12) Huynh Đệ Chúa Quan Phòng; (13) Hiệp Hội Thánh Thể; (14) Hội Bác Ái Vinh Sơn.
Hiện nay, giáo phận đang có những thuận lợi đối với sứ vụ của mình:.
- Linh mục đoàn của giáo phận là đông, trẻ, nhiệt tình, vâng phục và hiệp nhất.
- Tập thể tông đồ giáo dân tại các giáo xứ khá đông, đạo đức và nhiệt tình.
- Ý thức về sứ vụ loan báo Tin Mừng đang được nâng cao cùng với sự quảng đại góp phần thiết thực.
- Tương quan với các tôn giáo bạn trong giáo phận hoà hợp, thân thiện
- Tương quan với chính quyền các cấp có những kết quả tích cực cho các sinh hoạt tôn giáo.
Tuy nhiên, giáo phận cũng còn đang đối diện với những thách đố đối với sứ vụ của mình. Cụ thể là:
- Cũng giống như các giáo phận thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, Giáo phận đang phải đối mặt với tình trạng di dân kinh tế. Trước hết là vì nghèo và thất nghiệp, nên khoảng 30% giáo dân ở các xứ đạo đã phải xa gia đình để làm ăn, đặc biệt là các gia đình trẻ.
- Tình trạng kinh tế tại địa phương đang ngày càng gặp nhiều khó khăn về nông nghiệp, về chăn nuôi, về ô nhiễm môi trường. Hậu quả là sự di dân, sự nghèo túng, và bệnh tật
- Nhiều người, đặc biệt là người trẻ, trở nên hờ hững với sinh hoạt tôn giáo và thực hành niềm tin.
- Đã có dấu hiệu ơn gọi linh mục tu sĩ suy giảm cả về số lương và chất lượng.
- Tiền, quyền, hưởng thụ đang là cám dỗ rất khắc nghiệt không chỉ đối với giáo dân, mà đối với cả hàng ngũ giáo sĩ và tu sĩ.
Ý thức về những thuận lợi và những thách đố trên, Giáo phận đã đề ra 3 đường hướng và 5 điểm nhấn mục vụ :
- 3 đường hướng :
(1) Xây dựng giáo phận thành gia đình của Thiên Chúa, một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương và phục vụ ;
(2) Đối tượng để giáo phận phục vụ là con người;
(3) Giáo phận trở thành hiện thân của Chúa Kitô trong thế giới hôm nay.
- 5 điểm nhấn mục vụ :
(1) Đào tạo và thường huấn hàng giáo sĩ của giáo phận;
(2) Huấn luyện tông đồ giáo dân ;
(3) Đẩy mạnh công cuộc Loan Báo Tin Mừng ;
(4) Thực thi các công việc bác ái ;
(5) Dấn thân vào lãnh vực giáo dục giới trẻ.
Kết
Nhìn lại lịch sử của giáo phận, cụ thể là từ năm 1975 cho đến nay, 3 điểm nổi bật được ghi nhận:
- Giáo phận Long Xuyên là công trình của Thiên Chúa. Vì thế, Giáo phận luôn tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa.
- Giáo phận Long Xuyên cũng là công trình của tập thể cộng đồng Dân Thiên Chúa qua nhiều thế hệ. Vì thế, Giáo phận là gia đình của Thiên Chúa luôn tiến về phía trước trong hân hoan và hy vọng
- Giáo phận Long Xuyên cũng là công trình đòi hỏi sự tham gia góp phần của từng cá nhân. Vì thế, mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia, hiệp thông, đồng trách nhiệm vì sứ vụ của giáo phận trong thế giới hôm nay.
Bài cùng chuyên mục:
Thánh Lễ dành cho người già, đau bệnh ngày 07/09/2024 (06/09/2024 21:19:31 - Xem: 43)
Thánh lễ Chúa Nhật sẽ được trực tuyến vào lúc 18 giờ Thứ Bảy, ngày 07/09/2024 , tại Toà Giám Mục Long Xuyên.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Bảy 07/09/2024 (06/09/2024 21:18:59 - Xem: 18)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Sáu 06/09/2024 (06/09/2024 12:18:34 - Xem: 18)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Năm 05/09/2024 (05/09/2024 13:19:54 - Xem: 29)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Ba 03/09/2024 (03/09/2024 11:48:28 - Xem: 35)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Hai 02/09/2024 (02/09/2024 13:07:50 - Xem: 40)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Thánh Lễ dành cho người già, đau bệnh ngày 31/08/2024 (30/08/2024 21:35:03 - Xem: 71)
Thánh lễ Chúa Nhật sẽ được trực tuyến vào lúc 18 giờ Thứ Bảy, ngày 31/08/2024, tại Toà Giám Mục Long Xuyên.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Bảy 31/08/2024 (30/08/2024 21:34:26 - Xem: 59)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Sáu 30/08/2024 (30/08/2024 17:11:36 - Xem: 44)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Năm 29/08/2024 (29/08/2024 13:36:47 - Xem: 51)
Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Chữa lành là khi trái tim được tự do
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng...
-
Ly hôn không phải là một lựa chọn
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày...
-
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối
Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn...
-
Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình
Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người...
-
Hãy là chính mình!
Bạn phải là chính mình, chứ không phải là ai khác. Bởi vì nếu bạn không phải là chính mình, thì bạn sẽ là ai đó không phải bạn. Và điều...
-
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa...
-
Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh
Là người Công giáo, ai cũng thuộc Kinh Sáng Danh. Có lẽ sau Kinh Lạy Cha và Kính Mừng, Kinh Sáng Danh phải được xem là quan trọng.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Niềm...
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học