Hôn nhân - Gia đình

Nên một với vợ mình

  • In trang này
  • Lượt xem: 372
  • Ngày đăng: 24/09/2024 07:45:12

NÊN MỘT VỚI VỢ MÌNH

 

Truyền thống người đàn ông cầu hôn người phụ nữ là một phần nhỏ của sự hy sinh đó. Nó thể hiện mong muốn của người đàn ông dâng hiến bản thân mình cho vợ. Anh ấy rời bỏ cha mẹ để gắn bó với cô ấy.

 

 

“Vì thế, người nam sẽ lìa cha mẹ để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ nên một xương một thịt” (Mt 19.5)

“Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để gắn bó với vợ mình!”. Tôi và chồng mình vừa kỷ niệm 4 năm ngày đính hôn. Tôi vẫn nghĩ về ngày đó – như thể nó chỉ mới hôm qua. Ngày hẹn hò anh ấy đã lên kế hoạch, quần áo anh ấy mặc, những lời anh ấy nói, tất cả đều khiến tôi cảm thấy mình đáng trân trọng. Đối với hầu hết mọi người, việc người đàn ông cầu hôn người phụ nữ là điều hiển nhiên. Đó là một truyền thống từ xa xưa, người đàn ông đến gặp cha của cô gái để xin phép trước khi quỳ gối cầu hôn. Nhưng tại sao lại như vậy?

 

Ngày cầu hôn thể hiện mong muốn của người nam muốn lấp đầy mọi ước muốn của vợ mình.

Nếu bạn thử hỏi bất kỳ cô gái nào về ngày kết hôn, 9 trên 10 người sẽ trả lời rằng đó là một ngày “hoàn hảo”. Ngay cả người lên kế hoạch tệ nhất trên thế giới cũng biết cách khiến cho lời cầu hôn của anh ấy trở nên hoàn hảo nếu anh ấy thật sự để tâm. Người đàn ông sẽ luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi nói “Em sẽ lấy anh chứ?”. Lần đầu tiên trong đời họ bận tâm đến trang phục của mình. Họ có thể liên lạc với bạn bè để phối hợp tổ chức một bữa tiệc bất ngờ sau khi cầu hôn. Và tất nhiên, họ thường dành vài tuần hoặc vài tháng để chọn chiếc nhẫn hoàn hảo! Tất cả mọi thứ mà người đàn ông làm cho lời cầu hôn đều cho một mục đích duy nhất: Đáp ứng mọi khao khát của người vợ tương lai. Lời cầu hôn là cơ hội tuyệt đẹp để người đàn ông bước lên và nói người phụ nữ: “Anh ở đây vì em. Và anh hiểu em. Anh muốn làm cho em hạnh phúc hơn bao giờ hết.”

 

Quỳ gối và trao nhẫn diễn tả sự tuân phục và lãnh đạo.

Trong lịch sử, người đàn ông quỳ gối khi nào? Họ quỳ gối trước Thiên Chúa và trước Vua của họ. Quỳ gối là một dấu chỉ của sự tuân phục một người nào đó mà họ trân quý hay phụng sự. Khi một người đàn ông quỳ gối xuống trong một buổi lễ cầu hôn, điều đó có nghĩa là: “Anh sẽ phục vụ em.” Đồng thời, việc trao nhẫn cho người phụ nữ cũng diễn tả sự lãnh đạo. 

 

 

Chiếc nhẫn là biểu tượng nói lên rằng anh ấy không chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu của cô ấy mà còn những mong muốn của cô ấy. Nó thực sự là một việc đầu tư tài chính và tình cảm được thực hiện trước khi cam kết hôn nhân thậm chí được chấp thuận. Khuôn mẫu của buổi cầu hôn vừa thể hiện người đàn ông vừa là người đầy tớ, vừa là người là lãnh đạo. Cũng như Đức Ki-tô đã hiến thân mình trên thập giá vì hiền thê của Ngài là Giáo Hội, người đàn ông cũng khiêm tốn quỳ gối trước người phụ nữ của mình. Hành động vâng phục này không phải là một cách hạ thấp hoặc lạm dụng anh ấy. Nó là một sự dâng hiến và một dấu chỉ của tình yêu mà Đức Ki-tô dành cho Hội Thánh. Anh ấy trao tặng một chiếc nhẫn, một món quà và một báu vật dành cho người phụ nữ mà anh ấy mong muốn phục vụ.

 

Người chồng chấp nhận trách nhiệm mà trước đó là của người cha.

Tôi nhớ mình đã rất lo lắng khi Joshua đến gặp cha tôi để xin phép kết hôn với tôi. Mặc dù tôi không biết rõ ràng khi nào điều đó sẽ xảy đến, nhưng tôi biết rằng lời cầu hôn đang đến và điều đó chắc chắn sẽ được bao hàm. Tôi hiểu rằng cha tôi sẵn sàng chu cấp cho tôi suốt đời. Ông ấy chỉ mong tôi có thể cưới một người mà ông ấy tin rằng có thể làm điều tương tự như thế. Theo truyền thống, người đàn ông sẽ xin lời chúc phúc từ người cha của cô dâu bởi vì anh ấy sẽ tiếp nhận trách nhiệm trước đây được thực hiện bởi ông. Xin phép cha cô dâu là một dấu hiệu tương lai cho thấy rằng người chồng không muốn cắt đứt mối quan hệ giữa cha và con gái. Anh ta chỉ đang cố gắng rời bỏ cha mẹ mình một cách đáng quý nhất để cho thể gắn bó với vợ. Người đàn ông xin sự chúc phúc bởi vì hôn nhân không phá hủy mối quan hệ của cha và con gái. Ngược lại, nó củng cố gia đình bằng cách tạo ra một gia đình mới.

 

Đức Ki-tô hiến thân vì Hội Thánh, người đàn ông hiến thân vì vợ mình.

Chúa Giê-su đã chịu đựng khổ hình và bị đóng đinh vì Hội Thánh của Ngài. Ngài cung cấp mọi nhu cầu cho Hội Thánh, không để cửa địa ngục sẽ không bao giờ có thể thắng được. Truyền thống người đàn ông cầu hôn người phụ nữ là một phần nhỏ của sự hy sinh đó. Nó thể hiện mong muốn của người đàn ông dâng hiến bản thân mình cho vợ. Anh ấy rời bỏ cha mẹ để gắn bó với cô ấy.

 

Nguồn: Agape Catholic Ministries

Tác giả: Michelle C.Martin

Chuyển ngữ: Quốc Thành

Bài cùng chuyên mục:

Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa (08/10/2024 07:18:32 - Xem: 283)

Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.

10 Ý tưởng giúp các mẹ nạp lại năng lượng (29/09/2024 08:46:15 - Xem: 199)

Làm mẹ không bao giờ dễ dàng. Dưới đây là những ý tưởng từ những người mẹ về cách họ nạp lại năng lượng về mặt thể lý, tâm lý và tinh thần.

Sự bất đồng quan điểm trong hôn nhân (21/09/2024 08:13:50 - Xem: 364)

Việc giải quyết bất đồng trong hôn nhân không bao giờ đề cập đến việc giành chiến thắng. Đừng bao giờ cho rằng mình thắng còn người bạn đời của mình thua.

Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân (14/09/2024 09:55:05 - Xem: 442)

Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.

Hôn nhân được tạo nên từ sự hỗn loạn (10/09/2024 08:38:30 - Xem: 115)

Theo quan điểm của thế giới ngày nay, hôn nhân là một thỏa thuận giữa hai người bao lâu nó vẫn đẹp đẽ, vui vẻ và hạnh phúc, và về cơ bản, đó là một sự thỏa thuận hoàn toàn dành riêng cho hai người đó.

Ly hôn không phải là một lựa chọn (04/09/2024 09:24:32 - Xem: 520)

Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày kinh nghiệm đáng tin cậy ngoài kia sẽ vui vẻ đồng hành cùng bạn.

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (27/08/2024 05:14:30 - Xem: 626)

Quan sát trong cuộc sống gia đình hiện nay của nhiều người, tôi thấy thời nay con người lập gia đình, có con rồi nhưng lại rất dễ bỏ nhau, phổ biến nhất là giới trẻ.

Làm thế nào đánh thức ơn gọi tu trì trong các gia đình? (15/08/2024 14:15:23 - Xem: 524)

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thường nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên”. Đây là nơi cha mẹ có thể dạy con cái cầu nguyện, yêu thương, tha thứ.

Hôn nhân không phải là một trò chơi để “chiến thắng” (28/07/2024 07:15:29 - Xem: 2,241)

Hôn nhân được nâng lên hàng Bí tích, thành điều mà chính Chúa Kitô chúc lành và thánh hóa bằng quyền năng thần linh của Người.

Ý nghĩa thật sự của đức khiết tịnh (15/07/2024 07:32:08 - Xem: 635)

Mỗi người chúng ta đều được mời gọi sống theo đức khiết tịnh trong mọi mối quan hệ, chứ không chỉ trong những mối quan hệ tình cảm.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7