Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 MC năm A
- In trang này
- Lượt xem: 1,588
- Ngày đăng: 09/03/2023 14:30:24
KHÁT VỌNG
Chúa Nhật III Mùa Chay : Ga 4, 5-42.
Suy niệm
Khi đi trong sa mạc khô cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung, đoàn dân Chúa xưa trong hoang địa mới cảm thấy cái khát hành hạ người ta đến độ nào, và nhu cầu được uống nước mới bức xúc làm sao. Chính khi bị cơn khát dày vò mà họ vùng lên nổi loạn, đổ lỗi cho Môsê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy, và đòi đem vị lãnh tụ nầy ra mà ném đá (x. Xh 17, 3-7). Ngoài những cơn khát tự nhiên, con người còn có một khao khát siêu nhiên, là một khát vọng vô biên, mà không có gì làm cho no thoả. Dù có được tất cả thế gian này, thì cũng chỉ là bụi bay trong phút chốc. Mọi sự chỉ là phù vân.
Người phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng, nhưng rồi phải lần lượt chia tay, để ở tiếp với người thứ sáu. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi lấy nước. Ngày nào cũng phải lặn lội đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát. Ông tổ triết hiện sinh là Arthur Schopenhauer (1788-1860) cho rằng: “Những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói”. Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: “Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao – thoả mãn, thoả mãn – khát khao… cứ tiếp diễn mãi không cùng”, càng về sau lại càng tăng “đô” hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì ngọn lửa khao khát trong lòng mình.
Bất ngờ một ngày giữa trưa nắng cháy, người phụ nữ này gặp được Đức Giêsu đang ngồi nghỉ bên bờ giếng Giacóp. Ngài xin chị: “Cho tôi chút nước uống!”. Chị ta rất ngạc nhiên: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?”. Lời chị nói nhắc lại cuộc bất hòa giữa hai dân tộc Do Thái và Samari đã có từ hơn 400 năm, nhưng vẫn ngấm ngầm gây oán ghét và hận thù. Đức Giêsu đã xóa bỏ sự bất hòa này bằng một thái độ khiêm tốn và bằng cách mở ra một cuộc đối thoại chân thành. Ngài còn phá bỏ sự chia rẽ khi tiếp xúc riêng tư với một người phụ nữ Samari giữa nơi công cộng, mà lại là người không tốt đẹp gì. Hành động của Đức Giêsu là một cuộc cách mạng, nhằm phá vỡ các hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, đồng thời phá vỡ các lề thói chính thống của Do Thái giáo, bằng tình yêu thương và lòng kính trọng giữa người với người.
Câu chuyện đột nhiên xoay chiều, khi Đức Giêsu cho chị ta biết, Ngài có một thứ nước lạ lùng, uống vào không còn khát nữa. Người phụ nữ vội vã xin Ngài thứ nước kỳ diệu đó. Cũng như Nicôđêmô hiểu sai về việc tái sinh, người phụ nữ này cũng hiểu câu nói của Đức Giêsu hoàn toàn theo nghĩa đen. Cũng có thể lời nài xin của chị mang tính khôi hài, như muốn giễu cợt về nước hằng sống. Nhưng khi Đức Giêsu bảo: “Chị hãy gọi chồng chị lại”, thì lúc đó chị mới sững sờ nhận ra một sự thật là Đức Giêsu đã biết tất cả tình cảnh của chị, và chị thốt lên: “Tôi thấy ông thật là một ngôn sứ…” Chị biết là mình đã gặp được người của Thiên Chúa, nên đã trút hết nỗi lòng mình cho Đức Giêsu, không còn nghi ngại gì, và chị cũng nói lên vấn đề việc thờ phượng Thiên Chúa ở đâu mới là chính đáng?
Đức Giêsu đã trả lời rõ ràng: sự thờ phượng Thiên Chúa không còn giới hạn vào một nơi chốn nào cả. Tâm hồn con người chính là nơi quan trọng nhất để Thiên Chúa ngự trị, vì thế “Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật”. Chị còn nói về một Đấng Kitô, khi Ngài đến sẽ loan báo cho họ biết rõ mọi sự. Đức Giêsu liền trả lời:“Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. Quá vui mừng, chị chạy về loan báo cho dân làng là mình đã gặp Đấng Kitô. Khi dân chúng ra gặp Ngài, họ cũng cảm nhận và xác tín rằng: “Ngài thật là Đấng cứu độ trần gian”.
Qua người phụ nữ Samari, Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta: Ngài là Mạch Nước trường sinh. Thánh Augustinô sau những năm dài mê man tìm kiếm danh lợi và lạc thú trần gian, rồi cũng đến lúc chê chán, và biết bao người khác cũng thế. Cuối cùng, ngài mới khám phá ra Thiên Chúa là suối nguồn hạnh phúc của đời mình. Ai cũng mang trong mình một khát vọng vô biên, mà không gì trên thế gian này có thể lấp đầy ngoài một mình Thiên Chúa. Đúng như lời nguyện của thánh Augustinô:“Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên hồn con luôn băn khoăn thao thức, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.”
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Tâm hồn con vẫn có những khát khao,
nhưng mấy khi hiểu điều mình khao khát,
có ý nghĩa và giá trị gì không,
hay vùi mình trong bùn sâu danh vọng,
vì không nghe tiếng Chúa tự cõi lòng,
đang khơi nguồn cho khát vọng vô biên.
Con chỉ muốn chiếm ngay điều trước mắt,
bằng mọi giá để nắm bắt thành công,
nên biến những khát vọng thành tham vọng,
chứ không thành điều tốt như Chúa mong.
Ít khi con đối diện với chính mình,
để thấy điều đang diễn biến trong tâm,
và khi thiếu những giây phút lặng trầm,
con làm thành cuộc đua không đích điểm.
Nội tâm con không thiếu những rẽ phân,
những nhập nhằng và bon chen sân hận,
con xấu hổ nên che lấp bản thân,
nhưng rồi ánh sáng Chúa đã phơi trần.
Xin Chúa làm mới lại đời con,
biết được điều con phải trở bước,
hiểu được điều con phải trở về,
nghe được điều con phải trở nên,
thấy được điều con phải trở thành.
Cho con vượt lên khao khát tầm thường,
đừng lụy vướng vào tình trường thế tục,
mà lo đạt tới Chúa nguồn tình thương,
Đấng cho con được no thỏa miên trường. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:

Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn (29/09/2023 17:46:03 - Xem: 248)
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A (28/09/2023 17:30:44 - Xem: 326)
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình bày.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A (23/09/2023 05:25:28 - Xem: 432)
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa (22/09/2023 07:44:58 - Xem: 447)
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A (21/09/2023 08:04:21 - Xem: 520)
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha (15/09/2023 10:46:07 - Xem: 393)
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy bực dọc phân bua...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A (12/09/2023 14:50:49 - Xem: 482)
Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 24 TN năm A (11/09/2023 16:29:32 - Xem: 447)
Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm A (07/09/2023 05:44:00 - Xem: 386)
Bạn đối xử thế nào với những người đã gây ra vấn đề cho bạn? Chúa Giêsu đã có câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm nay: bằng lời nói thẳng thắn, tế nhị, nhưng trên hết là bằng cầu nguyện.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm A (05/09/2023 09:34:19 - Xem: 493)
Khuynh hướng tự mãn khiến ta dễ thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình. Vì vậy, để tránh đi sâu vào lầm lạc, ta cần nhờ người khác chỉ ra lầm lỗi của mình.
-
Thứ Năm 05/10/2023 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 26 thường niên. – Sai bảy mươi hai người rao giảng.
Thứ Năm đầu tháng, tuần 26 thường niên.
-
Thánh Phanxicô Assisi. Lễ nhớ.
-
Thứ Ba tuần 26 thường niên.
-
Ý nghĩa Kinh Mân Côi
Yêu mến Đức Mẹ là con đường dẫn đến Chúa Giêsu. Và lần hạt Mân Côi là phương thế để bày tỏ tình yêu đối với Đức Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 - Cám dỗ nơi người tu sĩ
Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ