Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ CTT hiện xuống năm A

  • In trang này
  • Lượt xem: 710
  • Ngày đăng: 25/05/2023 08:40:59

NHẬN LẤY THÁNH THẦN

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống : Ga 20, 19-23

 

Chúa Thánh Thần đã xuống trên các môn đệ và hoạt động trong Hội Thánh tiên khởi như thế nào thì ngày nay Ngài cũng đang tiếp tục thực hiện như thế. 

 

 

Suy niệm

Bốn mươi ngày sau Phục Sinh, Giáo hội cử hành mầu nhiệm Chúa lên Trời. Sau đó 10 ngày cử hành lễ Ngũ tuần, là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ngài là Đấng mà Đức Giêsu đã hứa. Ngài không chỉ hiện diện, dẫn dắt và canh tân Giáo hội, mà còn hoạt động ở mọi nơi mọi thời, trong mọi quốc gia, mọi nền văn hóa và tôn giáo, để không ngừng đổi mới con người và thế giới cho phù hợp với dự định của Thiên Chúa, và để qui tụ muôn loài dưới quyền một thủ lãnh là Đức kitô.

 

Sách Công Vụ thuật lại: sáng ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa. Lửa tượng trưng tình yêu và lòng nhiệt thành. Sau khi nhận lãnh Thánh Thần, các tông đồ đã mạnh dạn đi rao giảng Tin Mừng. Sau đó xảy ra một hiện tượng lạ, là đám đông dân chúng thuộc nhiều dân tộc khác nhau, ai cũng nghe và hiểu được lời rao giảng của các Tông đồ, như nghe chính ngôn ngữ của mình. Các ông cũng chỉ nói bằng tiếng Do thái, nhưng Chúa Thánh Thần giúp cho thính giả thuộc nhiều dân tộc khác nhau đều thấu hiểu.

 

Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện tháp Babel trong sách Sáng Thế: con cháu ông Noe kiêu ngạo muốn xây một tháp cao vút để tỏ ra mình hơn Thiên Chúa, không còn trận lụt hồng thủy nào có thể lên tới được. Liền sau đó, Chúa khiến họ nói nhiều thứ tiếng, không ai hiểu ai nữa, đưa đến chia rẽ và hỗn loạn. Chính trong ngày Lễ Ngũ Tuần, qua việc rao giảng Tin Mừng mà Chúa Thánh Thần bắt đầu liên kết lại mọi người, thuộc mọi ngôn ngữ, màu da, sắc tộc, và văn hoá khác biệt. Ngài đã chữa lành vết thương của tháp Babel do sự cao ngạo của con người. Ngài làm con người hiểu nhau, gần nhau, sống tình thương mến nhau, và giúp Hội Thánh trở thành Hội Thánh của mọi dân tộc.

 

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là lễ khai sinh một Hội Thánh truyền giáo, với một mệnh lệnh rõ ràng: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).“Hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Trong Tin Mừng hôm nay, Ðấng phục sinh nói với các môn đệ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Đó là sứ mạng duy nhất mà Đức Giêsu nhận được từ Chúa Cha và truyền lại cho các môn đệ, nhằm qui tụ muôn dân, hiệp nhất muôn người, đem lại niềm vui ơn cứu độ cho nhân loại.

 

Do đó, truyền giáo không phải là một hoạt động tự nhiên, dựa vào nỗ lực của con người, mà là một sứ mạng siêu nhiên dựa vào ân sủng. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta phải được nhận lấy Chúa Thánh Thần, là hơi thở, là sức sống thần linh của chính Đức Giêsu phục sinh. Bí tích Thêm sức không phải là một nghi lễ ban ơn nhất thời, mà để làm cho chúng ta trở thành nhân chứng của Đức Kitô phục sinh, sẵn sàng lên đường và hành động theo sự soi dẫn của Thánh Linh.

 

Chúa Thánh Thần đã xuống trên các môn đệ và hoạt động trong Hội Thánh tiên khởi như thế nào thì ngày nay Ngài cũng đang tiếp tục thực hiện như thế. Biết bao biến cố trong lịch sử của đời sống Giáo Hội đã cho thấy sự bảo trợ mạnh mẽ của Ngài. Chính Ngài là Đấng điều khiển mọi công cuộc truyền giáo. Không có Ngài, Giáo Hội chỉ là một cơ cấu đơn thuần, một tổ chức như bao tổ chức khác.

 

Biết bao Kitô hữu đã đổi đời, đã trở nên những chứng nhân anh hùng, đã góp phần lớn lao để mở rộng Nước Chúa là nhờ sức mạnh của Thánh Thần. Ngài vẫn luôn hoạt động trong thế giới hôm nay, ngay trong các nền văn hóa, các tôn giáo; các phong trào cải thiện đời sống nhân sinh và xây dựng hòa bình; các tổ chức và hiệp hội nhằm nâng cao phẩm giá con người; nơi tất cả những ai có thiện chí, dám dấn thân phục vụ xã hội, góp phần kiến tạo một nền văn minh tình thương.

 

Giáo Hội có sứ mạng toàn cầu là hiệp nhất dân thánh Chúa. Nhưng hiệp nhất không phải là đồng bộ, mà trong sự khác biệt, không phải là thu gom vào một nhóm người mang tính cục bộ, hay để sống an toàn trong một cơ chế vững vàng. Nhưng hiệp nhất là hướng mọi người đến sự đồng tâm nhất trí để xây dựng thế giới hôm nay. Là Kitô hữu, mỗi người chúng ta đều được Chúa sai đi trong chính hoàn cảnh và bậc sống của mình. Hãy ý thức thi hành sứ mạng cao cả mà Chúa đang mong đợi.

 

Tin Mừng phải được rao giảng bằng mọi cách trong đời sống của chúng ta. Kinh Thánh đã được dịch ra 2.197 ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ mà ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương. Phục vụ trong yêu thương là thái độ sống cơ bản của mọi tín hữu, để Chúa Thánh Thần có thể hành động nơi mỗi người chúng ta, hầu đem lại niềm vui ơn cứu độ cho con người.

 

Cầu nguyện

Lạy Chúa Thánh Thần!
Đấng phù trợ cho đời sống chúng con,
Ngài nâng đỡ khi con thấy lo âu,
Ngài ủi an khi con thấy buồn sầu,
Ngài cứu giúp khi gặp cảnh bể dâu.

 

Chính Ngài là tình yêu hằng tuôn đổ,
cho con người sự sống mới đẹp tươi,
cho thế giới muôn loài được tái tạo,
ban muôn vàn ân phúc của trời cao.

 

Cho con biết buông mình theo ân sủng,
biết sống và hành động trong tình yêu:
yêu điều tốt đẹp ghét điều xấu xa.
quyết vượt qua những gì còn tăm tối,
khai đường và mở lối để vươn lên,
dám làm nên cuộc cách mạng đời mình.

 

Cho con đưa tình yêu vào cuộc sống,
và biết đưa cuộc sống vào tình yêu,
để từng giây phút con yêu,
làm nên cuộc đời con sống,
vì con biết rằng, Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu.

 

Xin thương đến nhân loại chúng con,
và ban cho một lễ Hiện Xuống mới,
một biến cố ân sủng hóa toàn cầu,
để mọi người được liên kết với nhau,
để thuận hòa an vui tràn khắp chốn,
để yêu thương hợp nhất khắp muôn nơi.

 

Xin biến đổi chúng con nên tông đồ,
để loan truyền danh thánh Đức Ki-tô,
là tình yêu trong cội nguồn chân thật,
là Mùa Xuân cứu độ cho thế trần. Amen.

Lm. Thái Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A (23/09/2023 05:25:28 - Xem: 325)

Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa (22/09/2023 07:44:58 - Xem: 350)

Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A (21/09/2023 08:04:21 - Xem: 430)

Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha (15/09/2023 10:46:07 - Xem: 372)

Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy bực dọc phân bua...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A (12/09/2023 14:50:49 - Xem: 465)

Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 24 TN năm A (11/09/2023 16:29:32 - Xem: 428)

Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm A (07/09/2023 05:44:00 - Xem: 378)

Bạn đối xử thế nào với những người đã gây ra vấn đề cho bạn? Chúa Giêsu đã có câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm nay: bằng lời nói thẳng thắn, tế nhị, nhưng trên hết là bằng cầu nguyện.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm A (05/09/2023 09:34:19 - Xem: 484)

Khuynh hướng tự mãn khiến ta dễ thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình. Vì vậy, để tránh đi sâu vào lầm lạc, ta cần nhờ người khác chỉ ra lầm lỗi của mình.

Suy Tư TMCN 22 TNA: Một Đức Ki-Tô không thập giá (02/09/2023 05:39:35 - Xem: 367)

Mục đích của đời người sẽ quyết định chọn lựa của bạn! Nếu tôi là người được Đức Giê-su chia sẻ dự án của Ngài, tôi sẽ đáp lại ra sao?

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm A (30/08/2023 05:43:48 - Xem: 480)

Chỉ khi yêu thì người ta mới dám từ bỏ, để sống trọn vẹn cho người mình yêu. Từ bỏ cũng là một cách dâng hiến lại cho Thiên Chúa những gì Người đã tặng ban.

  • Bài viết mới
    • Chứng biếng ăn tâm thần

      Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...

    • Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người

      Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.

    • Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A

      Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

    • Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa

      Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A

      Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

    • Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được

      Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.

    • Cha là ai? Mẹ là ai?

      Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...

    • Từ bỏ nỗi sợ

      Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...

    • Bệnh sĩ

      Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...

    • Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha

      Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy...

    Câu chuyện chiều thứ 7