Suy tư - Cảm nghiệm

Suy tư Tin mừng CN 5 PSA: Anh em đừng xao xuyến

  • In trang này
  • Lượt xem: 724
  • Ngày đăng: 06/05/2023 07:26:37

ANH EM ĐỪNG XAO XUYẾN

 

Bạn được Chúa Cha yêu mến và trao tặng Chúa Giê-su để qua Ngài bạn có được sự sống muôn đời. 

 

 

Các bạn thân mến!

Một trong những điều làm cho bạn cảm thấy xao xuyến đó là bạn không biết đi đâu là đâu? Trẻ em đi trong đêm tối lo sợ là vì các em không biết điều gì chờ đợi mình ở phía trước. Những người đi trên biển, gặp giông bão lo sợ là bởi vì họ không biết điều gì chờ đợi họ ở phía trước, không biết đâu là đích nhắm và là bến bờ mà họ có thể chạm đến. Những người đối diện với cơn thập tử nhất sinh lo sợ là bởi vì họ không biết điều gì đang chờ đợi chúng ta phía trước.

 

Rất may cho bạn và tôi là Chúa Giê-su Ki-tô chỉ cho chúng ta cách thức giúp chúng ta có thể vượt qua nỗi xao xuyến này. Đâu là cách thức giúp cho bạn có thể vượt qua những nỗi xao xuyến của con người. Cách thức vượt qua nỗi xao xuyến như Chúa Giê-su mời gọi là hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Tin là đón nhận chính Chúa và đón nhận những điều Chúa mặc khải. Niềm tin giúp bạn gắn bó với Thiên Chúa và với Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chiến thắng sự dữ và phục sinh khải hoàn. Đồng thời đức tin khải mở và chỉ cho bạn nơi mà bạn sẽ đến. Chính vì thế niềm tin làm cho bạn vượt qua những cái thay đổi trước mắt, những cái tạm thời để vươn tới cái trường tồn. Nói cách khác niềm tin làm cho bạn biết được bạn sẽ đi về đâu cho nên bạn cảm thấy yên tâm.

 

 Tuy nhiên Chúa Giê-su mời gọi bạn không chỉ tin về Chúa nhưng còn tin vào Chúa, tức là gắn bó và nên một với Ngài. Cho nên vấn đề làm cho bạn xao xuyến không phải là chính nỗi xao xuyến cho bằng bạn thiếu niềm tin. Chúa Giê-su mời gọi bạn. Anh em hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”[1] Cho nên chính Chúa Giê-su chỉ cho mỗi người cách thức và lý do để vượt qua nỗi xao xuyến là tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Vì thầy đi dọn chỗ cho anh em để Thầy ở đâu, anh em cũng được ở đó với Thầy. Yêu ai là muốn nên một với người đó. Chúa Giê-su là tình yêu cho nên Ngài cũng muốn Ngài ở đâu thì những kẻ được Ngài yêu mến cũng được ở đó với Ngài. Cho nên vấn đề không phải là bạn không biết nhưng vấn đề là bạn có chấp nhận và sống theo cái biết của bạn hay không.

 

Điều đặc biệt nơi Đức Ki-tô là Ngài không chỉ mặc khải về chính mình, nhưng Ngài còn mặc khải về tương quan của Ngài với Chúa Cha.“6 Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”[2] Không ai trong chúng ta có thể khẳng định như Chúa Giê-su. Theo Thánh Thomas: “Đức Giê-su là đường theo nhân tính của Người, nhưng là sự thật và sự sống theo thần tính của Người.” Chúa Giê-su mặc khải sự thật trọn vẹn về Thiên Chúa. Nhờ Ngài mà bạn được chia sẻ sự sống với Chúa. Ngài cũng là trung gian duy nhất mà chỉ nhờ, qua và trong Ngài bạn mới có được sự sống đời đời.  

 

Bản thân Chúa Giê-su giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi nhưng đồng thời Ngài cũng đồng nhất với Chúa Cha. Ngài đồng nhất đến nỗi mọi lời nói, hành động và ngay cả ban thân Ngài đều là hiện thân của Chúa Cha. Qua Ngài, bạn thấy Chúa Cha và Ngài chính là con đường duy nhất mà bạn có thể đến với Chúa Cha. Trong khi Thomas đòi hỏi Chúa Giê-su làm một cuộc thần hiện về Chúa Cha thì Ngài lại khẳng định ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Ta và Cha Ta là một. Việc nên một của Chúa Giê-su và Chúa Cha không phải nên một trong sự tĩnh tại nhưng là nên một trong sự năng động trong sự trao đổi qua lại của tình yêu và sự sống. Đây là tương quan duy nhất mà không một ai kể cả chúng ta là những người được ơn làm nghĩa tử có được.  

 

Đức tin mời gọi bạn có cái nhìn siêu vượt. Chính cái nhìn này giải phóng bạn khỏi bị trói buộc bởi những thực tại trước mắt và thuần túy vật chất để vươn tới cái nhìn siêu hình. Khi tiếp xúc cái hữu hình, bạn lại gặp cái vô hình. Khi tiếp xúc cái hữu hạn, bạn gặp gỡ Đấng Vô Hạn. Như thế, đức tin giúp cho bạn có niềm hy vọng vì mặc dầu đức tin của bạn có thể đang đối diện với những khó khăn hay bóng tối trước mắt nhưng đức tin giúp cho bạn có cái nhìn xuyên qua thực tại trước mắt để nhìn thấy thực tại đàng sau đó. Hơn nữa đức tin cho bạn biết bạn sẽ đi về đâu sau khi vượt qua thế giới này. Điều này giúp bạn vượt qua nỗi xao xuyến như khi đứng trước một vực thẳm. Việc gắn bó với Đấng Hằng Sống và thẩm quyền lời hứa của Ngài làm cho bạn tin rằng “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống lại với Người.”    

 

Bạn được Chúa Cha yêu mến và trao tặng Chúa Giê-su để qua Ngài bạn có được sự sống muôn đời. Chúa Giê-su yêu mến bạn để Ngài ở đâu bạn cũng được ở đó với Ngài. Nhờ kết hợp với Ngài mà bạn được chia sẻ chính sự sống và có được mối thông hiệp sâu xa với Ngài. Tuy nhiên chính những thực tại đời sống thường nhật nhận dìm bạn vào những thay đổi và nỗi bận tâm không làm cho bạn còn đủ tỉnh táo nhận ra sự hiện diện của Chúa. Chỉ nhờ đức tin và nhờ việc chiêm ngưỡng liên lỷ màu nhiệm tình yêu và mối liên hệ của Thiên Chúa Ba Ngôi, bạn mới có thể hiểu hơn về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta.

 

Chúa Giê-su là đường để dẫn đến sự thật và sự sống. Nhờ Ngài mà bạn đến được với Chúa Cha. Nhờ tin và gắn bó với Chúa Cha mà bạn có được sự sống. Điểm đặc biệt nơi Chúa Giê-su chính là nơi bản thân của Ngài. Chúa Giê-su chính là khởi điểm, là con đường và là đích điểm. Tuy nhiên cả ba yếu tố này đều đồng nhất và làm một nơi bản thân Ngài. Ngài là chính con đường đồng thời cũng là chính sự sống và chân lý. Không có sự tách biệt giữa chân lý và con đường dẫn đến chân lý. Chân lý là chính bản thân Ngài.

 

Nếu bạn nhìn vào sự phát triển của Giáo Hội hiện nay, bạn thấy sự phát triển không ngừng mặc dầu Giáo Hội trải qua biết bao những thăng trầm của lịch sử. Giáo Hội có được sự phát triển này là nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần và mối liên kết với Đức Giê-su, đồng thời đó cũng là sự hy sinh của biết bao nhiêu thế hệ, những chứng nhân, Thầy dạy. Tuy nhiên điều mà bạn không nên quên đó chính là “ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.”[3] Ngược lại ai không tin vào Thầy thì không nhưng không làm được những điều Thầy làm mà còn mất đi những điều đã có. Giáo Hội nên nhớ rằng, mình sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giê-su và máu các thánh tử đạo đã đổ ra. Một khi Giáo Hội mất đi sự nối kết với nguồn gốc xuất phát nên mình, Giáo Hội sẽ mất đi sức sống đích thực. Giáo Hội ở đây theo nghĩa rộng là Giáo Hội hoàn vũ, hiền thê của Đức Ki-tô, Giáo Hội theo nghĩa hẹp là Giáo hội địa phương, là gia đình và mỗi cá nhân. 

 

Một mặt Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi tin vào Chúa Giê-su, tin vào tương quan gắn bó của Ngài với Cha, “Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.” Nhưng mặt khác nếu bạn không tin vào Thầy thì hãy tin vào những việc Thầy làm vì những điều Thầy làm chứng tỏ những điều Thầy là. Xin cho bạn và tôi được Đức Ki-tô dẫn vào tương quan ở lại của Cha và Con để khởi từ tương quan đó, bạn và tôi có thể dẫn người khác đến với “Đấng là đường, là sự thật và là sự sống.” 

 

Gioan Phạm Duy Anh SJ

[1] Ga 14, 1-4

[2] Ga 14, 6

[3] Ga 14, 12

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 60)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 111)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 559)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 652)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 243)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 500)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 316)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Sự thật là gì? (30/03/2024 10:41:24 - Xem: 296)

Sự thật của Thiên Chúa đi kèm với chống đối và bách hại. Ai muốn sống sự thật này, hãy tự đóng cho mình cây thập giá và lê lết vác nó đi cả kiếp người.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 436)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7