Văn hóa - Lẽ sống

Tầm quan trọng của việc Cầu nguyện

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,270
  • Ngày đăng: 24/02/2022 07:34:13

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN

 

Để cho thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta phải cầu nguyện thay cho họ và cầu nguyện cho họ. Chúng ta là sử giả của nhân loại trước Thiên Chúa. 

 

 

Mục đích của đời sống là hướng đến việc kết hợp với Thiên Chúa. Điều này được khởi sự ngay trên trần gian, nhờ những nhân đức đối thần: Tin Cậy Mến, nhưng được hoàn tất trên Nước Trời trong thị kiến và tận hưởng Thiên Chúa, sự thiện tối cao. Hiện giờ, các nhân đức này bảo đảm sự bình an của tâm hồn trong vĩnh cửu, và là nguồn ơn hạnh phúc.

 

Để thực hiện sự kết hợp với Thiên Chúa, con người được mời gọi thông hiệp vào sự sống thần linh mà Chúa Ki-tô đem đến một cách cụ thể là mặc lấy những tư tưởng, tâm tình của Chúa Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, qua đức tin; kết hợp ý muốn chúng ta cùng với ý muốn của Người trong việc tuân phục thánh ý Đức Chúa Cha và cầu mong Nước Cha trị đến.

 

Đã hẳn, việc kết hợp này là một ân huệ nhưng không của Thiên Chúa, vì chúng ta hoàn toàn bất lực trong đẳng trật thiêng liêng. Nhưng Chúa muốn chúng ta cộng tác bằng những cố gắng cá nhân. Phương thế cộng tác được Chúa Ki-tô và các thánh khuyến khích nhất là việc cầu nguyện, đặc biệt là việc cầu nguyện thường xuyên có tổ chức, mang danh tâm nguyện.

 

Đức Thánh Cha Piô X, trong Huấn Dụ Gởi Hàng Giáo Phẩm năm 1908 nói: “Sự thánh thiện của đời sống là hoa quả của ý muốn chúng ta trong mức độ mà nó được củng cố bởi sự trợ giúp của ân sủng thần linh. Nhưng, Thiên Chúa đã lo liệu để chúng ta không bao giờ thiếu ân sủng của Người.”

 

Hình ảnh mà thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su dùng để diễn tả quyền năng của việc cầu nguyện như sau: Một nhà thông thái đã nói: “Hãy cho tôi một đòn bẩy, một điểm tựa thì tôi sẽ nâng thế giới lên.” Điều mà Archimedes không thể có được bởi vì yêu cầu của ông chỉ có một mục đích vật chất và không hướng đến Thiên Chúa. Các thánh đã nhận được cách đầy đủ, Thiên Chúa toàn năng đã cho các ngài một điểm tựa: Chính Người và một mình Người! Còn đòn bẩy là tâm nguyện thiêu đốt mọi sự bằng lửa tình yêu và như vậy, các ngài đã nâng thế giới lên (Histore d’amane).

 

“Khi anh em cầu nguyện, chớ gì lời nguyện của anh em lan rộng đến vô tận. Cầu nguyện như chúng ta là toàn thể nhân loại” (Ng de Gibergmes…).

 

Chúng ta luôn có cơ hội lãnh nhận ân sủng bằng cách khẩn xin và chuyên cần cầu nguyện. Lời nguyện kiên trì mở ra những kho tàng ân sủng. Chính Chúa Giê-su đã ân cần nhắc nhở đến sự cấp thiết của việc cầu nguyện, bằng chính gương mẫu của Người, trong sa mạc, trên nơi hoang vắng, ở miền núi Ga-li-lê và ở Giê-ru-sa-lem, cũng như qua giáo huấn của Người: “Phải cầu nguyện luôn mãi không ngừng nghỉ” (Lc 18,1). “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mc 14,38).

 

Toàn thể Phúc Âm loan báo điều này: Việc cầu nguyện là cần thiết bởi vì ân sủng là cần thiết và lời cầu nguyện bảo đảm ân sủng. Không có một đời sống hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa và Giáo Hội nếu không có việc cầu nguyện kiên trì, vốn là nguồn mạch của ân sủng.

 

Tất cả các vị thánh đều là những con người cầu nguyện. Các ngài luôn nhắc nhở chúng ta rằng chính trong tâm nguyện mà các ngài được mặc lấy sức lực từ trên cao. Chính nơi đó, các ngài đã học yêu mến Thiên Chúa. Thánh An-phong-sô còn dạy: “Các công việc đạo đức khác có thể được thực hành mà không cần nhổ bỏ mọi tội lỗi ra khỏi tâm trí, nhưng việc tâm nguyện tuyệt đối loại trừ tội lỗi; hoặc người ta sẽ bỏ cầu nguyện hoặc người ta sẽ bỏ tội lỗi.” (Praxis conf. 115)

 

Đối với linh mục, tu sĩ, bổn phận cầu nguyện còn là một nhu cầu khẩn thiết. Giữa sự thánh thiện và cầu nguyện có một liên kết hỗ tương đến độ điều này không thể có mà không có điều kia.

 

Mọi tâm hồn khao khát kết hợp với Chúa và phụng sự Người cách hoàn hảo thì không thể bỏ cầu nguyện. Nơi đó, họ sẽ gặp gỡ Thiên Chúa, tìm được sự hỗ trợ của Người và học biết suy nghĩ, ước muốn như Chúa. Hãy tin chắc rằng, để giữ được chức vụ và chu toàn nhiệm vụ của mình, linh mục phải thực sự là một con người cầu nguyện. Đối với ngài, cốt yếu là dành một ngày một thời gian nhất định để suy niệm những chân lý vĩnh cửu… Linh mục cần thiết phải có một khả năng nào đó để vươn mình lên và hướng về những sự trên trời, bởi vì nhiệm vụ chính yếu của họ là nghiền ngẫm, dạy dỗ về những điều ấy.

 

Chính việc cầu nguyện sẽ duy trì nơi linh mục sự sốt mến, tình yêu Phép Thánh Thể, tâm tình của Chúa Ki-tô.

(Pi-ô X, Huấn Dụ gởi Giáo dân)

 

“Không có việc cầu nguyện, không có đức tin sống động vào những chân lý trường cửu, không có đời sống thần linh tràn đầy, không thể có sự toàn thiện” (Thánh Anphongsô Ligori).

 

“Việc tâm nguyện là tất cả, bởi vì nó nhận được tất cả. Nó là mọi nhân đức, vì nó cho tất cả mọi nhân đức. Việc tâm nguyện là Thiên Chúa, có nó đạt tới Thiên Chúa” (Louis de Gienade).

 

“Nếu ai hỏi chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ra chỉ thị nào vào buổi đầu của triều đại giáo hoàng cho các linh mục của Hội Thánh Công Giáo, chúng tôi sẽ trả lời: Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện mỗi ngày một nhiều hơn. Hãy cầu nguyện với một sự thành khẩn mỗi ngày một lớn hơn” (Pi-ô XII, AAS 1939, p. 249).

 

Linh mục, tu sĩ cầu nguyện để mỗi ngày nuôi sống chính mình bằng thức ăn Lời Chúa và được sức mạnh của Thiên Chúa, để chu toàn nhiệm vụ của mình. “Không có Thầy, chúng con không thể làm được gì” (Ga 15,5).

 

Thiên Chúa nghe lời chúng ta bằng cách ban ân sủng, ân huệ Chúa Thánh Thần và các nhân đức. Việc cầu nguyện còn cần thiết cho mọi công việc tông đồ và truyền giáo. Câu thánh vịnh: “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thờ nề vất vả cũng là uổng công…” hoàn toàn thích ứng cho công việc tông đồ. Nếu không có ơn Chúa, loài người không thể làm gì để mang lại ơn cứu độ. Nhưng làm sao có được ơn Chúa, nếu không chuyên tâm cầu nguyện? Các Thánh Tông Đồ đã ý thức địa vị ưu tiên của việc cầu nguyện (x. Cv 6,4) trên hết mọi dịch vụ khác. Vì lẽ đó, ngoài công việc suy niệm riêng để gặp gỡ Thiên Chúa,  Giáo Hội còn quy định cho các linh mục, tu sĩ nhiệm vụ cầu nguyện (thần vụ) thay mặt cho toàn thể Hội Thánh. Linh mục tu sĩ có nhiệm vụ cầu nguyện thay cho cộng đoàn tín hữu, những người bận rộn những công việc trần thế không thể cầu nguyện liên lỉ được và đặc biệt cho những người vô tín. Chính họ cũng có phận sự tôn thờ Thiên Chúa nhưng không biết và cũng không muốn biết đến nhiệm vụ ấy.

 

Để cho thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta phải cầu nguyện thay cho họ và cầu nguyện cho họ. Chúng ta là sử giả của nhân loại trước Thiên Chúa. Cha Charles de Foucauld nói: “Nếu chúng ta cầu nguyện cách tệ hại hay không cầu nguyện đủ, chúng ta cũng chịu trách nhiệm về mọi sự thiện mà chúng ta đã có thể làm bằng việc cầu nguyện mà đã không làm.”

 

Vậy, việc cầu nguyện thật vô cùng quan trọng đối với người Ki-tô hữu và nhất là đối với các linh mục, tu sĩ. Thánh Anphonso Ligori: “Nếu tất cả mọi linh mục và tu sĩ đều đọc kinh thần vụ cách phải phép, có lẽ người ta đã không thấy Giáo Hội phải chịu thử thách vì những sự khốn khổ dường ấy.” Bourdoloire tuyên bố trong tuần tĩnh tâm tám ngày: “Tôi phải coi thần vụ như một trong những nhiệm vụ chính yếu nhất của bậc sống của tôi; như một trong những công việc quan trọng nhất của đời tôi.” “Những người đọc thần vụ là sự hoàn thành và sung mãn của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng nhờ họ mà nởi rộng và gia tăng sự chúc tụng Chúa Cha” (M. Ohir, Lectio 93).

 

Lm. Antôn Ngô Văn Vững, S.J.(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 231)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 254)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 317)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 349)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 550)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 490)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 642)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 645)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 435)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 441)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7