Văn hóa - Lẽ sống

Thôi đi những chuyện tào lao

  • In trang này
  • Lượt xem: 7,456
  • Ngày đăng: 07/06/2021 14:41:51

THÔI ĐI NHỮNG CHUYỆN TÀO LAO

 

TTO - Trong một cuộc tán gẫu bên bàn cà phê, bạn già tôi giơ cao ly chúc: 'Gắng khỏe để còn được 'du hý' trong... bồn tắm'. Nhấp một ngụm, ông bạn dòng U80 nói tiếp: 'Dạo này trên mạng ồn ào nhiều thứ tào lao quá'.

 

Bạn tôi nói không sai, chuyện tào lao trên mạng đang nở rộ trong thời gian gần đây. Thực ra không phải bây giờ mới có, nó có từ rất lâu rồi, đến nay chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi.

 

Quả là mạng xã hội đang thâm nhập rộng rãi vào mọi tầng lớp, không chỉ riêng thế hệ trẻ, ngay cả lớp người cổ lai hy cũng "quan tâm sâu sắc". 

 

Trên mạng cũng có khá nhiều cái hay. Chẳng hạn như chuyện các bác sĩ đi chống dịch COVID-19 đã mang lại những hình ảnh tuyệt vời, khơi dậy từ đáy lòng biết bao cảm xúc. Tiếc thay, những chuyện như vậy chưa đong đầy, chưa đủ để cho các trang mạng trở nên công cụ truyền thông sạch, đừng nói là truyền thông cao cả.

 

Không chỉ tôi mà nhiều người cũng "rất quan ngại" về những nội dung lệch lạc đầy tai hại đang chiếm lĩnh "một bộ phận không nhỏ" trên mạng xã hội. Trong đó giăng giăng bao thứ tầm thường như: tố nhau, rình mò nhau, thóa mạ nhau, đặc biệt là có cả ý thích bạo lực, mê mẩn xác thịt, cuồng tín cực đoan... 

 

Điều ấy chẳng một xu đáng giá, ngoài việc khắc sâu vào trí não thái độ hiềm khích, hình tượng xấu xa, nhỏ nhen, thậm chí dã man. 

 

Nó khiến cho con người "bỗng dưng" biến thành ác thú nguy hiểm, bị tước đoạt đạo đức, rồi bò sát xuống để xé bỏ lương tâm. 

 

Nó làm cho cuộc sống thêm mệt nhọc, nặng nề bởi niềm tin vào lòng tốt, vào danh dự bị băng hoại.

 

Các cụ vẫn dạy: "Bút sa, gà chết". Đừng nghĩ mạng xã hội là "thứ chi chi" mà tha hồ múa may. Nó là cánh cửa mở, tuy nhiên có khuôn khổ, quá phóng túng là hại người, hại thân.

 

Bạn sẽ làm gì khi ý muốn lên mạng thôi thúc? Nếu thông tin sự kiện? Dễ lắm, cứ viết! Miễn là đảm bảo "tam chính": chính xác, chính nghĩa, chính danh, không được suy diễn hay bóp méo sự thật.

 

Muốn tung clip ư? Cứ việc! Hiện thực rộng lắm, sinh động lắm, tha hồ quay, nhưng đừng có cái trò buồng the như clip "hotgirl trong bồn tắm" vừa được tung lên mạng mấy ngày qua. "Câu lai" kiểu ấy rất tầm thường, thô lỗ và bỉ ổi.

 

Bạn muốn tố giác? Cái này không ổn, mạng xã hội đâu phải chỗ thụ lý. Xét thấy đủ căn cứ thì gửi cơ quan chức năng, chớ hô linh tinh kẻo xúc phạm người khác, có khi chính mình mang họa.

 

Bạn muốn "lai chim"? Tha hồ, không cấm! Đời khối chuyện tâm sự, khối cái để "tám", để chỉ vẽ nhau. Đừng "bốc phốt", khích bác, xỉ vả nhau. Nghịch nhĩ lắm.

 

Muốn tranh luận? Không sao, nhưng cần bảo vệ quan điểm bằng thái độ nhã nhặn, nhất là phải tôn trọng các ý kiến khác biệt. Nên bình tĩnh, chớ có "đ... mẹ mày" hay "mày là con lợn", "mày là thằng khốn"... Chẳng thuyết phục được ai khi dở thói du thủ du thực, chỉ tổ bị khinh...

 

"Nói cho vuông", lên mạng là phải có văn hóa. Thôi đi những chuyện tào lao, thôi đi việc gieo rắc vị đắng, tro tàn cùng những ý tưởng mông muội. Hãy xứng đáng là nhà báo "tay ngang" thân thiện, là công dân tử tế trong thời đại bùng nổ thông tin!

 

LÊ THANH TÂM(tuoitreonline)

 

 

 

Bài cùng chuyên mục:

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 80)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 278)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 318)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 522)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 475)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 618)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 634)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 428)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 429)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Mùa Chay 2024: làm thế nào để chống lại cám dỗ của mạng xã hội? (23/02/2024 08:20:32 - Xem: 519)

Cơ chế của mạng xã hội không phải là cuộc cách mạng, nó là sự khuếch đại của các hiện tượng hiện có.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7