Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025
- In trang này
- Lượt xem: 300
- Ngày đăng: 01/09/2024 09:17:49
WHĐ (31/8/2024) - Nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025, Đức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo, đã viết thư gửi đến các sinh viên, học sinh Công giáo. Sau đây là nguyên văn lá thư của ngài.
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024 - 2025
Các con thân mến,
Trang thông tin điện tử Vietnamnet, thứ ba, 13/8/2024, đã đăng tải về lịch tựu trường của học sinh 63 tỉnh - thành, do Bộ GD – ĐT ban hành khung kế hoạch cho năm học mới. Theo đó, dự kiến năm học 2024-2025, học sinh cả nước sẽ tựu trường từ ngày 21 đến 29/8 và đồng loạt khai giảng vào 5/9. Như vậy, chỉ còn ít ngày nữa thì chúng ta lại bước vào một chu kỳ mới của hành trình trao dồi kiến thức hoàn thiện bản thân. Theo dõi thông tin qua các mặt báo, cha muốn điểm lại một vài sự kiện liên quan trực tiếp tới các con: Học sinh lớp 12 căng mình tăng tốc cho kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông 2024, - Các sĩ tử học ngày học đêm “chạy nước rút” cho kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông 2024, - Hơn 1 triệu sĩ tử tập trung làm thủ tục dự thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông 2024, - Phụ huynh đưa con đi thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông 2024 lo lắng như mình đang đi thi, - Nén nỗi đau mất vợ chở con “thi Tốt Nghiệp”,… Những câu chuyện này, chắc chắn đã để lại nơi các con và gia đình những ký ức khó quên. Trong cái nhìn đức tin, chúng ta cám ơn Chúa vì những ơn lành mà Người đã ban cho chúng ta. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, kiên trì thực hành lời kêu gọi đầy nhân ái của Ngài: Anh em hãy học với tôi (x. Mt 11, 29) để bước vào năm học mới. Học nơi nhà trường và học với Chúa Giêsu, cha tin rằng: không bao giờ trở nên một mâu thuẫn, mà ngược lại, nó sẽ giúp con người phát triển toàn diện.
1. Một sự kiện đáng quan tâm
Ngày 17/7/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một sứ điệp đến cuộc gặp gỡ lần thứ XXI các lãnh đạo mục vụ giới trẻ của châu Mỹ Latinh và Caribe, diễn ra tại Asuncion, Paraguay, từ ngày 15 - 20/7. Trong đó, người mời gọi giới trẻ hãy để Chúa Giêsu biến đổi sự lạc quan tự nhiên thành tình yêu đích thực và hãy sống tuổi trẻ như một món quà cho Chúa Giêsu và thế giới. Cuộc gặp gỡ có chủ đề “Này thanh niên, Ta truyền cho ngươi: hãy chỗi dậy” (Lc 7, 14). Đức Thánh Cha khẳng định lệnh truyền “chỗi dậy” của Chúa Giêsu không chỉ là một trách nhiệm của các thế hệ mới, nhưng còn là ước muốn của Người, muốn nhìn thấy những người trẻ được đổi mới, đầy năng lượng, để sống một cách xứng đáng và tràn đầy trong một cuộc sống mới hiệp thông với Người. Đức Thánh Cha giải thích: đừng sợ Chúa đi ngang qua chúng ta và thì thầm vào tai, cúi xuống và đưa tay nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta vấp ngã. Chúa Giêsu muốn chúng ta đứng vững trên đôi chân của mình và phục hồi. Chúng ta đừng ngại để Người bước vào đời mình.
Chúa Giêsu đi ngang qua chúng ta, Ngài ban sức mạnh giúp chúng ta chỗi dậy khi vấp ngã. Trong cuộc sống thể lý, sức khỏe và sức mạnh rất cần thiết cho một con người. Người yếu đuối, bệnh hoạn không thể có một sinh hoạt tốt, họ phải nghỉ dưỡng, họ cần sức mạnh để chỗi dậy và lao động có hiệu quả tốt hơn. Trong lãnh vực siêu nhiên, ơn sức mạnh của Chúa giúp chúng ta chỗi dậy khi sa ngã, giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn trong việc thờ phượng Chúa. Hãy can đảm để Chúa đi ngang qua chúng ta, Người sẽ nâng đỡ con người yếu đuối và đức tin nhỏ bé của mình, nhất là khi chúng ta đang sống trong một môi trường mà dường như chưa bao giờ bị thao túng bởi mạng xã hội về truyền thông như hôm nay. Chúng ta cần sức mạnh của ơn Chúa để nhận thức cái đúng và cái sai, để giữ vững niềm tin trong một môi trường mà sự thật về các thông tin được xếp ở hàng thứ yếu. Chúng ta cần sức mạnh của Chúa để mình khỏi bị dẫn dắt đến thái độ và hành vi đi ngược lại với đức tin của mình.
2. Hướng về một năm học mới
Nhiều ngày qua, giới truyền thông và một ít chuyên gia phân tích sự kiện, đã gọi một phần của chương trình lễ Khai mạc Olympic Paris 2024 là “báng bổ” Thiên Chúa, mà nơi Từ điển Tiếng Việt giải thích hành vi này là một sự giễu cợt, bài bác những điều người ta cho là linh thiêng. Nhìn sự kiện này từ góc độ đức tin, cha cảm thấy ngỡ ngàng và lo lắng về những thách thức mà đức tin Kitô giáo đã và đang phải đối diện. Bởi đó, cho năm học mới này, dựa theo ý tưởng và chú giải về Phúc âm Mt 13, 54-58, “Chúa Giêsu về thăm Nadarét”, cha muốn chia sẻ với các con trong tư cách là người đồng hành rằng: Hãy tin vào Chúa, tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai.
Đoạn Phúc âm trên thuật lại rằng: hôm ấy, những người Do Thái hỏi Chúa Giêsu: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (Ga 6, 28) Chúng tôi phải đầu tư vào cái gì? Chúng tôi phải tổ chức ra sao? Điều nào trước và điều nào sau? Và Chúa Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (Ga 6, 29). Mặc dù không được mô tả cách rõ ràng, nhưng cha nghĩ đến một câu hỏi có thể được nêu lên: ai là Đấng được Thiên Chúa sai đến? Chúng ta cũng cần câu trả lời cho thắc mắc này để định hướng cho đức tin của mình. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu đã rất nhiều lần chứng minh cho người Do Thái biết rằng: Người chính là Đấng được Chúa Cha sai đến, ngang qua lời dạy và các việc Người đã làm. Thánh Phêrô và các Tông đồ cũng đã tuyên xưng như thế trước mặt Chúa Giêsu (x. Mt 16, 13-19). Hơn nữa, Người còn là Đấng có khả năng cung cấp cho chúng ta “lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (x. Ga 6, 51). Vậy, tin vào Chúa Giêsu là chúng ta đang làm việc Thiên Chúa muốn.
Nếu tin vào Chúa Giêsu, Đấng được Thiên Chúa sai đến, đã bén rễ sâu trong trái tim và cuộc sống của chúng ta, thì các công việc khác sẽ dễ dàng đi theo. Niềm tin ấy sẽ thúc đẩy việc thực hành những việc làm tiêu biểu của lòng yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa: tham dự các Bí tích, Phụng vụ, sống đạo, bác ái, tha thứ… Ngược lại, không tin vào Chúa có thể kéo theo những hậu quả như sau: a) Không nhận ra Chúa Giêsu nhập thể: Trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu đã nhận lấy tất cả những gì thuộc về con người, ngoại trừ tội lỗi và sống trong thời gian và không gian của nhân loại. Thế nhưng, với nền văn minh hiện đại, tiến bộ về khoa học kỹ thuật số, con người thời đại không nhận ra Chúa Giêsu trong mầu nhiệm này. Người ta từ chối một Đấng Cứu Thế đã hiện hữu trong đời sống trần thế, để dẫn dắt con người trong ân sủng và cứu độ. b) Không nhận ra Giáo hội: Ngày hôm nay, người ta không thể tưởng tượng rằng, Chúa Giêsu phục sinh có thể nói với con người chúng ta trong chính Giáo hội mà Người đã thiết lập. Chính vì thế, họ cũng đặt lên những câu hỏi: Bởi đâu mà Giáo hội của Chúa Giêsu có được sự khôn ngoan và thế giá, để hướng dẫn con người đến với chân lý? Bởi đâu mà Giáo hội khẳng định một cách có thẩm quyền, về sự Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền như vậy? Đó là những câu hỏi của người thời đại, nhưng đó cũng là những vấn đề mà chúng ta phải trải nghiệm như một chứng nhân của đức tin. c) Không nhận ra Bí tích: sự suy yếu của đức tin làm cản trở nhận thức của chúng ta về các Bí tích. Một thực trạng mà nhiều người sẽ dễ dàng nhìn thấy, đó là càng ngày người tín hữu càng ít tham dự các Bí tích, dù biết rằng ân sủng mà Bí tích mang lại luôn có tính cứu rỗi.
Không tin con người Chúa Giêsu, không tin Giáo hội của Chúa Giêsu, không tin những việc làm của Chúa Giêsu qua các Bí tích, thì chỉ còn tin vào “cái Tôi” của mình mà thôi. Từ đó dẫn đến những việc mà chúng ta không thể ngờ trong thế giới ngày nay liên quan đến đức tin của chúng ta. Vậy, hãy can đảm để Chúa đi ngang qua, Người sẽ thêm đức tin và củng cố đức tin của các con.
3. Lời chúc ngày khai giảng
Các con thân mến, ngày 05.9 tới đây, cùng với tất cả bạn bè trên mọi miền đất nước, các con sẽ bước vào năm học mới qua tiếng trống khai trường. Trong bầu khí rộn ràng của ngày khai giảng, cha cầu chúc chúng con một năm học mới vui tươi, thân thiện và an lành với nhiều kết quả tốt đẹp. Cùng với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho giới trẻ Venice tại quảng trường Vương cung thánh đường Đức Maria Phù hộ ngày 28/4/2024 vừa qua: hãy tắt ti vi và mở sách Tin Mừng ra; hãy tắt điện thoại di động mà gặp gỡ tha nhân, cha muốn nói thêm rằng: các con hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách khôn ngoan và ích lợi. Các con hãy dùng mạng xã hội một cách văn minh và trách nhiệm.
Chúc mừng tất cả các con trong năm học mới 2024 – 2025.
Thân ái trong Chúa Kitô.
Vĩnh Long, ngày 31 tháng 8 năm 2024.
+ Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Bài cùng chuyên mục:
Cử hành Thánh Thể: bài 46 - Vài điểm mục vụ phụng vụ phần Hiệp lễ (03/09/2024 07:10:00 - Xem: 151)
Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 23 TN năm B - 2024 (01/09/2024 09:22:16 - Xem: 373)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
Ủy Ban Mục vụ Giới Trẻ: Hội thảo Lòng bừng cháy, Chân bước đi (Lc 24, 13-35) (30/08/2024 13:05:41 - Xem: 355)
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên – Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Quý cha trong Ủy ban đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề: “LÒNG BỪNG CHÁY, CHÂN BƯỚC ĐI”,
Ủy Ban Phụng Tự trả lời về Sách lễ Rôma (30/08/2024 05:40:40 - Xem: 361)
Uỷ ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận được câu hỏi về Sách Lễ Rôma khi thấy xuất hiện mẫu thiết kế mới của Sách Lễ Rôma đang được phổ biến. Uỷ ban Phụng tự trả lời chính thức như sau:
Cổ võ văn hóa đọc – Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm (27/08/2024 15:51:57 - Xem: 187)
Không có thói quen đọc sách từ khi là chủng sinh, đến lúc làm linh mục với những trách nhiệm mục vụ, sẽ rất dễ buông bỏ việc đọc sách.
Cử hành Thánh Thể: Bài 45 - Rước Lễ (26/08/2024 08:09:41 - Xem: 136)
Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 05:49:40 - Xem: 320)
Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý
Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc (24/08/2024 17:43:45 - Xem: 708)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Đaminh Nguyễn Tuấn Anh, thuộc linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc.
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc (22/08/2024 06:28:32 - Xem: 768)
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc được cử hành vào lúc 08g30 thứ Năm ngày 22/8/2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Ban Mê Thuột.
Cử hành Thánh Thể: bài 44 - Mời gọi rước lễ (20/08/2024 17:03:58 - Xem: 163)
Để đào sâu hiểu biết về kiến thức phụng vụ, Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Chữa lành là khi trái tim được tự do
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng...
-
Ly hôn không phải là một lựa chọn
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày...
-
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối
Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn...
-
Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình
Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người...
-
Hãy là chính mình!
Bạn phải là chính mình, chứ không phải là ai khác. Bởi vì nếu bạn không phải là chính mình, thì bạn sẽ là ai đó không phải bạn. Và điều...
-
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa...
-
Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh
Là người Công giáo, ai cũng thuộc Kinh Sáng Danh. Có lẽ sau Kinh Lạy Cha và Kính Mừng, Kinh Sáng Danh phải được xem là quan trọng.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Niềm...
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học