Tâm linh - Tu đức

Trị liệu của đời sống chung

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,419
  • Ngày đăng: 22/04/2022 16:29:32

TRỊ LIỆU CỦA ĐỜI SỐNG CHUNG

 

Đời sống chung, đời sống chia sẻ trong một gia đình hay cộng đồng, vượt ngoài cái tôi riêng và những người quen thân riêng của chúng ta, có thể là phép trị liệu mạnh mẽ bởi vì nó đưa chúng ta vào đời sống người khác, 

 

 

 

Bốn mươi năm trước, tác giả Philip Rieff viết một quyển sách có tiêu đề Chiến thắng của Trị liệu (Triumph of the Therapeutic). Về căn bản, ông lập luận rằng ngày nay, ở thế giới phương Tây, quá nhiều người cần trị liệu tâm lý chủ yếu bởi cấu trúc gia đình của họ đã suy yếu và nhiều cấu trúc cộng đồng bị phá vỡ. Ông cho rằng trong những xã hội vẫn còn các gia đình mạnh mẽ và cộng đồng mạnh mẽ, thì ít cần trị liệu cá nhân hơn, người ta có thể dễ dàng xử lý các vấn đề của mình giữa gia đình và cộng đồng. Ngược lại, ở những nơi mà gia đình và cộng đồng suy yếu, chúng ta gần như bị bỏ mặc, tự xử lý những vấn đề của mình với trị liệu viên hơn là với gia đình.

 

Nếu Rieff đúng, và tôi cho là đúng, thì nó cũng nói lên rằng lời giải đáp cho nhiều vấn đề khiến chúng ta phải đi tư vấn tâm lý, có thể chính là sự tham gia lành mạnh hơn vào đời sống chung, bao gồm đời sống giáo hội, hơn là đi tư vấn tâm lý riêng. Như Parker Palmer từng nêu lên, chúng ta cần sự trị liệu của đời sống chung.

 

Nói thế nghĩa là sao? Trị liệu của đời sống chung là gì?

 

Đời sống chung, đời sống chia sẻ trong một gia đình hay cộng đồng, vượt ngoài cái tôi riêng và những người quen thân riêng của chúng ta, có thể là phép trị liệu mạnh mẽ bởi vì nó đưa chúng ta vào đời sống người khác, cho chúng ta một nhịp điệu và kết nối chúng ta với những nguồn lực mạnh hơn là sự thiếu thốn trong đời sống chúng ta.

 

Tham gia vào đời sống của người khác một cách lành mạnh có thể đưa chúng ta vượt lên những ám ảnh riêng của mình. Nó cũng có thể giữ cho chúng ta bền vững. Đời sống chung thường có một nhịp điệu nhất định và sự đều đặn có thể giúp bình lặng cơn lốc xoáy hỗn loạn của những khắc khoải, trầm cảm và trống vắng thường hủy hoại đời sống chúng ta. Tham gia vào đời sống chung cho chúng ta những việc được xác định rõ ràng để làm, những điểm dừng đều đặn, những sự kiện có cơ cấu và ổn định, và một nhịp điệu – những điều mà không một bác sĩ tâm lý nào có thể cho chúng ta. Đời sống chung liên kết chúng ta với những nguồn lực vượt quá chúng ta, và đôi khi chỉ có chúng mới giúp được chúng ta.

 

Khi nghiên cứu ở Bỉ, tôi được vinh hạnh tham dự các bài diễn thuyết của Antoine Vergote, một bác sĩ tâm lý học lừng danh và một tâm hồn nhạy bén. Một hôm nọ, tôi hỏi ông về cách xử lý những ám ảnh cảm xúc gây tê liệt, cả với bản thân mình và cả khi muốn giúp đỡ người khác.

 

Câu trả lời của ông làm tôi kinh ngạc. Về căn bản, ông nói thế này: “Khi cha là linh mục, cha thường bị thôi thúc đưa ra lời khuyên như thế này: “Hãy đưa rắc rối của con đến nhà nguyện! Hãy cầu nguyện. Chúa sẽ giúp con”. Không phải là cách đó sai. Chúa và việc cầu nguyện, có thể và thật sự có ích. Nhưng những vấn đề ám ảnh chủ yếu là những vấn đề do quá tập trung, và cách để phá vỡ nó, chủ yếu là đi ra khỏi con người mình, ra khỏi tâm trí mình, tấm lòng mình, đời sống và không gian của mình. Vậy nên, về chuyện này, tôi khuyên chúng ta nên tìm đến những gì chung, công cộng, từ giải trí, chính trị cho đến công việc. Hãy ra khỏi thế giới khép kín của mình. Hãy kiên quyết đi vào đời sống chung”.

 

Dĩ nhiên, ông nói tiếp, việc này không giống với cái thôi thúc đơn giản là vùi mình vào những thú vui cho quên đời hay cắm đầu làm việc để quên. Lời khuyên của ông không phải là chúng ta nên chạy trốn khỏi việc xử lý nội tâm đau đớn, mà là việc giải quyết những vấn đề nội tâm riêng tư cũng dựa vào các mối quan hệ bên ngoài, vào những mối quan hệ thân mật lẫn những mối quan hệ chung.

 

Tôi xin đưa ra một ví dụ: Hơn mười năm qua, tôi dạy thần học ở Học viện Thần học Newman tại Edmonton, Canada. Trường của chúng tôi nhỏ và ấm cúng, nên đời sống chung rất mạnh. Thỉnh thoảng, có người nào đó đang gặp bất ổn hoặc mỏng manh về cảm xúc sẽ tìm đến trường, không phải để ghi danh một khóa học nào đó, mà đơn giản là được ở trong cộng đồng chúng tôi, cầu nguyện với chúng tôi, giao thiệp với chúng tôi và ngồi dự vài lớp học. Lúc nào cũng vậy, tôi thấy họ dần vững vàng và mạnh mẽ lên về cảm xúc, và họ tìm được một sức mạnh mới và sự cân bằng mới, không phải từ những gì họ tiếp thu được trong buổi học cho bằng từ việc họ tham gia vào đời sống sân trường bên ngoài những lớp học đó. Sự trị liệu của đời sống chung đã giúp chữa lành cho họ.

 

Với tín hữu kitô chúng ta, điều này cũng có nghĩa là sự trị liệu của đời sống giáo hội. Nhờ tham gia đời sống chung của giáo hội cách trọn vẹn hơn và lành mạnh hơn, mà chúng ta mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn, ít ám ảnh hơn và tâm hoan ít bị khắc khoải bồn chồn khống chế. Các tu sĩ có những bí quyết đáng để chúng ta học hỏi. Từ lâu họ đã hiểu được, một chương trình đều đặn, một nhịp điệu thường nhật, một việc mà mình phải thực hiện, và kỷ luật của tiếng chuông tu viện kêu gọi mọi người đến dự một hoạt động chung (dù hoạt động đó có hợp ý với người đó vào lúc đó không), chính chúng giữ cho chúng ta tỉnh táo và ổn định về mặt cảm xúc. Đi tham dự thánh lễ đều đặn, cầu nguyện đều đặn với người khác, gặp gỡ đều đặn với ai đó, những bổn phận đều đặn và trách nhiệm đều đặn trong cộng đồng giáo hội không chỉ giúp nuôi dưỡng chúng ta về mặt tâm lý mà còn giúp giữ chúng ta tỉnh táo và ổn định. Trị liệu riêng đôi khi có thể có ích, nhưng đời sống chung và đời sống giáo hội, với nhịp điệu và những đòi hỏi thường nhật đều đặn, hơn bất kỳ thứ gì khác, có thể giúp chúng ta vững vàng trên đôi chân của mình.

 

J.B. Thái Hòa dịch

Ronald Rolheiser, 

Bài cùng chuyên mục:

Bình dân và học thuật (06/12/2023 13:37:30 - Xem: 74)

Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.

Bất lực cũng phong phú (23/11/2023 10:32:00 - Xem: 313)

Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách đầy cảm xúc, khi chính ý thức về sự tồn tại của Chúa cạn kiệt bên trong chúng ta.

Tình yêu vượt quá cái chết (18/11/2023 07:16:10 - Xem: 376)

Là tín hữu kitô, chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho người chết. Không ngạc nhiên khi có kitô hữu khó chịu về điều này, phản đối rằng Thiên Chúa đâu cần chúng ta nhắc để yêu thương và tha thứ.

Suy nghĩ xấu (14/11/2023 07:26:52 - Xem: 358)

Chúng ta còn có “suy nghĩ xấu” theo những cách tinh vi hơn thế. Chúng ta còn giết nhau mỗi khi chiều theo những ảo tưởng tự đại, ảo tưởng mình là siêu sao, xuất chúng, hơn người.

Sức mạnh của từ ngữ (08/11/2023 08:35:34 - Xem: 397)

Chúng ta cần một tầm nhìn rộng, những biểu tượng cao cả và những ngôn từ phù hợp để biến cuộc sống bình thường, tưởng chừng như trần tục của chúng ta thành chất liệu của thơ ca và lãng mạn.

Một dạng nghèo khó tinh tế hơn (31/10/2023 07:24:23 - Xem: 570)

Chúa Giêsu đã hứa rằng trong đời sau, sẽ có sự đảo ngược, người đứng cuối sẽ đứng đầu, thì tôi mong là những người này,

Lối sống của chúng ta và hành tinh đang kiệt quệ (26/10/2023 14:45:02 - Xem: 533)

Nếu có người sống trong nghèo đói đến mức tê liệt cuộc sống, thì cũng dễ hiểu khi họ chặt cái cây cuối cùng hoặc bắt con cá cuối cùng, vì họ quá tuyệt vọng kiếm miếng ăn cho gia đình.

Bước vào Thánh Lễ qua Kinh thánh: Thánh lễ là gì? (23/10/2023 08:05:29 - Xem: 414)

Cử hành Thánh Thể thường được gọi là “Hy tế Thánh lễ”. Nhưng Thánh Lễ là một hy tế (sacrifice) theo nghĩa nào?

Nỗi cô đơn sâu thẳm nhất (20/10/2023 09:02:24 - Xem: 509)

Khao khát thâm sâu nhất của chúng ta là khao khát một người để ngủ cùng về mặt tinh thần, một tinh thần đồng điệu, một tri kỷ.

Quy phục tình yêu (16/10/2023 07:56:51 - Xem: 417)

Tại sao chúng ta đấu tranh với tình yêu? Tại sao chúng ta không quy phục tình yêu dễ dàng hơn? Mỗi người có một lý do độc nhất vô nhị riêng của mình.

  • Bài viết mới
    • Vòng Hoa Mùa Vọng

      Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...

    • Bình dân và học thuật

      Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B

      Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...

    • Đôi nét về Mùa Vọng

      Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...

    • Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?

      Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.

    • Linh mục, người của lòng thương xót

      Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...

    • Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại

      Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.

    • Khiêm nhường và Từ bi

      "Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...

    • Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B

      Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B

      Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...

    Câu chuyện chiều thứ 7