Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

"Bình thường mới” trong đời tu

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,899
  • Ngày đăng: 05/05/2022 08:50:15

" BÌNH THƯỜNG MỚI" TRONG ĐỜI TU

 

Nếu bạn là người trẻ đang manh nha ý định đi tu, bạn đừng dại mà “thần thánh hóa” các tu sĩ để rồi trở nên mặc cảm tự ti với những yếu đuối của bản thân. 

 

Không hiểu sao người ta vẫn coi đời tu là một điều gì đó phi thường. Nhiều bạn trẻ tự nhận thấy bản thân mình rất bình thường nên không bao giờ có ý định đi tu. Ơn gọi càng ngày càng ít là vậy, vì người ta “không dám tu”.

 

Cùng một lý do như thế, không ít tu sĩ lại tưởng mình là siêu nhân, làm được việc mà “người thường” không thể làm. Nạn duy giáo sĩ hay duy tu sĩ có lẽ từ đây mà ra, đi tu được là cứ nghĩ rằng mình hơn người.

 

Lại có những người thuộc diện “tu xuất”, tức đã tìm hiểu đời tu một thời gian rồi chuyển hướng. Không ít người trở về lập gia đình trong tâm trạng “thất bại”, cứ như thể là mình “bất xứng” với đời tu.

 

Tuy nhiên, ơn gọi nào cũng đều là ơn gọi, cũng là làm môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Ai thấy hợp với đời tu thì cứ mạnh dạn đi tu, ai được mời gọi sống đời gia đình thì hãy lập gia đình, còn ai thấy có thể sống độc thân giữa đời thì cứ việc. Vậy nên làm gì có chuyện ai hơn ai kém.

 

Điều nguy hiểm là đôi khi người ta do vô tình hay hữu ý mà tô vẽ đời tu quá mức, làm cho nó có vẻ như là một lâu đài chỉ dành cho những kẻ “được tuyển chọn”, trong khi chính những kẻ “được tuyển chọn” lại thừa hiểu rằng họ chẳng có gì trổi vượt hơn về mặt nhân đức lẫn tài năng so với những người “bị loại” hay những người sống ơn gọi khác.

 

Thực ra thì ban đầu kẻ “được tuyển chọn” cũng có đôi chút ảo tưởng, thầm nghĩ rằng chắc mình phải có tố chất gì đó đặc biệt thì Chúa mới chọn cho sống đời tu. Thế nhưng khi sống trong đời tu một thời gian thì kẻ ấy nhận ra những tên “được tuyển chọn” khác chẳng có gì đặc biệt, thậm chí còn có những nết xấu tệ hơn người ngoài đời nữa. Vậy là kẻ ấy bắt đầu nghi ngờ và kiểm điểm lại bản thân mình. Hóa ra kẻ ấy cũng đã đánh giá lầm về bản thân. Kể ra thì kẻ đó chẳng có gì đặc biệt để gọi là xứng đáng với đời tu cả.

 

Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa ơn gọi tận hiến với các ơn gọi khác? Vào đời tu để tìm kiếm sự thánh thiện, nhưng giờ không tìm thấy điều đó nơi bản thân mình và nơi các tu sĩ khác thì phải làm sao? Phải từ bỏ đời tu, từ bỏ giấc mộng nên thánh ư?

 

Thì ra ta không tìm thấy sự thánh thiện vì ta đã tìm sai chỗ. Sự thánh thiện ở nơi bản thân ta ư? Còn lâu, vì ta thừa biết mình yếu đuối tội lỗi như thế nào. Sự thánh thiện ở nơi các tu sĩ khác ư? Không hề, họ cũng chẳng khác gì ta đâu. Vậy tóm lại là sự thánh thiện ở đâu? Hóa ra chỉ có Chúa mới là Đấng thánh thiện, ai gần Chúa thì được thông phần vào sự thánh thiện đó. Điều này có nghĩa là sự thánh thiện không bị giới hạn trong đời tu nhưng là một ân ban cho tất cả những ai đón nhận Đức Giêsu vào cuộc đời mình.

 

Vậy thay vì nghĩ đời tu là điều gì đó phi thường thì ta hãy coi nó là bình thường đi, vì vốn dĩ các tu sĩ là những người rất bình thường như bao nhiêu người khác. Tuy nhiên, ta cũng có thể coi đời tu là một dạng đời sống “bình thường mới”. Cái “bình thường” ở đây chính là người tu sĩ với đầy những yếu đuối bất toàn, còn cái “mới” chính là ơn sủng của Thiên Chúa mà người tu sĩ luôn mở lòng ra để đón nhận và cộng tác. Nếu ta tìm kiếm sự thánh thiện nơi nét “bình thường” của người tu sĩ thì ta chẳng bao giờ thấy được đâu. Ngược lại, nếu ta nhận ra được nét “mới” nơi họ thì sự thánh thiện lại trở nên rất rõ ràng. Họ đã để Chúa làm việc ngang qua những yếu đuối bất toàn của mình.

 

Nếu là tu sĩ, xin bạn đừng mong chờ cái “bình thường” nơi mình và nơi những người bạn đồng tu một ngày đẹp trời nào đó trở thành “phi thường”. Không có đâu. Cho dù bạn có thể trau dồi một vài tài năng đặc biệt và đạt nhiều thành công vang dội thì bạn vẫn mãi mãi là con người “bình thường” thôi. Nếu không tin tôi thì các bạn hãy tự quan sát cuộc đời một tu sĩ “nổi tiếng” nào đó để biết. Bạn hãy nhìn xem khi về già họ có gì gọi là “phi thường”. Chắc chắn khi đối diện với sự thật của phận người mong manh thì họ chẳng dám nghĩ mình “phi thường” đâu. Vì thế, thay vì bận tâm hay lo lắng quá nhiều đến nét “bình thường” của mình thì bạn hãy bình an đón nhận nó và dành sự chú ý nhiều hơn đến yếu tố “mới” là ân sủng mà bạn được Chúa thương ban khi sống đời tu. Khi đó bạn sẽ nghiệm ra rằng việc Chúa làm cho bạn còn lớn lao hơn rất nhiều so với những nỗ lực bạn làm cho chính mình.

 

Còn nếu bạn là người trẻ đang manh nha ý định đi tu, bạn đừng dại mà “thần thánh hóa” các tu sĩ để rồi trở nên mặc cảm tự ti với những yếu đuối của bản thân. Họ cũng “bình thường” như bạn thôi, chẳng qua là họ dám để cho Chúa làm việc trên cuộc đời họ theo chương trình của Ngài. Nếu bạn có cùng một tinh thần quảng đại dấn thân như thế thì nét “bình thường” nơi bạn lại trở nên khí cụ hữu ích trong tay Chúa. Chính bởi bạn chẳng có gì xứng đáng nên người ta mới dễ dàng nhận ra nét “mới” là ân sủng Chúa nơi cuộc đời bạn khi bạn sống đời tu. “Bình thường mới” trong đời tu là vậy!

 

Giuse Lê Đắc Thắng, SJ(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Đôi điều về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (24/07/2024 06:17:43 - Xem: 117)

Phải chăng Chúa Cha có trước rồi đến Chúa Con rồi tới Chúa Thánh Thần? Có đoạn Kinh Thánh nào để cho Hội Thánh xác tín điều này ạ?

Quan niệm của thánh Augustinô về ý nghĩa thực sự của bình an (20/07/2024 08:43:22 - Xem: 221)

Vậy bình an là gì? Đó là sự tĩnh lặng mà chúng ta cảm nghiệm được khi chúng ta hướng tình yêu của mình, qua nhân đức, tới Thiên Chúa.

Những trợ giúp cho đời sống khiết tịnh trong đời tu (09/07/2024 07:32:58 - Xem: 538)

Đừng để mình có quá nhiều tự do. Trong tâm trí luôn giữ ý ngay lành, tâm hồn bình thản, biết tạo niềm vui nội tâm, sống lạc quan.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 130 - Nghiện Internet, tìm sự quân bình (29/06/2024 07:19:17 - Xem: 259)

Nghiện Internet đúng là không tốt. Tuy nhiên, chính con và nhiều người trẻ thật khó thoát ra. Không biết có cách nào để quân bình trong việc lên mạng Internet.

Vài chú ý giúp người trẻ nên thánh thiện (26/06/2024 07:42:12 - Xem: 331)

Với ơn của Chúa, hẳn là người trẻ có thể hoàn thiện chính mình mỗi ngày khuôn theo những giá trị Tin mừng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 128 - Sống đạo trong gia đình khác tôn giáo (22/06/2024 07:21:01 - Xem: 365)

Tình yêu vợ chồng, dù là cùng đạo hay khác đạo, luôn cần phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 129 - Không kết hôn vì sợ đổ vỡ (17/06/2024 07:44:59 - Xem: 319)

Con thấy cuộc sống hôn nhân có quá nhiều mong manh dễ đổ vỡ, con sợ mình đi vào vết xe đổ nhiều gia đình. Con có ý định không kết hôn, xin cho con những lời khuyên?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 127 - Thử và Thật! (10/06/2024 06:51:01 - Xem: 282)

Con thấy trào lưu này đang lan nhanh và người trẻ cũng khó cưỡng lại lối sống này. Không biết chúng con phải làm sao để có thể đương đầu với trào lưu này?

Những điều mỗi cô gái thực sự nên biết (29/05/2024 07:17:02 - Xem: 616)

Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen giải thích rằng: “Vẻ đẹp bên ngoài không bao giờ chạm đến tâm hồn, nhưng vẻ đẹp của tâm hồn lại phản ánh lên khuôn mặt.”

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 126 - Làm ăn chân chính (26/05/2024 18:38:43 - Xem: 283)

Con nghe nhiều bạn sinh viên Công giáo chia sẻ những khó khăn của người Công giáo khi làm ăn kinh tế. Công bằng, trong sáng và làm chứng trong môi trường doanh nghiệp, công ty và thương trường thực sự khó.

Bài viết mới