Các Giám mục Trung Quốc bất ngờ rời Thượng hội đồng
- In trang này
- Lượt xem: 1,542
- Ngày đăng: 18/10/2023 08:17:21
Ông Ruffini trả lời rằng hai giám mục phải về sớm vì “nhu cầu mục vụ” trong giáo phận cần có sự hiện diện của họ.
Giữa lúc Thượng hội đồng về Hiệp Hành tại Vatican đang diễn ra, hai giám mục từ Trung Quốc đại lục bất ngờ rời khỏi hội nghị mà không nói một lời.
Đức Cha Antôn Diệu Thuận (Yao Shun) ở Tế Ninh và Đức Cha Dương Vĩnh Cường (Yang Yongqiang) tại Chu Thôn sẽ trở về Trung Quốc trong tuần này dù cho Thượng Hội đồng còn đang dang dở, phát ngôn viên Vatican Paolo Ruffini nói với CNA vào ngày 16 tháng 10.
Các giám mục Trung Quốc chỉ tham gia 12 ngày đầu tiên của Thượng Hội đồng, theo cách thức gần như giống hệt với hai giám mục Trung Quốc đã từng tham gia Thượng hội đồng về Giới trẻ vào năm 2018.
Khi được hỏi tại cuộc họp báo Thượng Hội đồng tại sao các giám mục Trung Quốc lại rời đi sớm, ông Ruffini trả lời rằng hai giám mục phải về sớm vì “nhu cầu mục vụ” trong giáo phận cần có sự hiện diện của họ.
Theo Asia News, trong thời gian ở Ý, các giám mục Trung Quốc cũng đã tới Napoli cùng với Đức giám mục của Hồng Kông, Đức Hồng Y Stephen Chow. Các ngài đã dâng Thánh lễ vào ngày 8 tháng 10 tại Chiesa della Sacra Famiglia dei Cinesi (Nhà thờ Thánh Gia của người Trung Quốc). Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1732, nằm trong học viện do Đức Giáo hoàng Clementê XII thành lập để đào tạo các chủng sinh Trung Quốc và dạy tiếng Trung Quốc cho các nhà truyền giáo, nhằm phát triển công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc. Các giám mục Trung Quốc đã đồng tế trong Thánh lễ và trao thánh tích của Thánh Phaolô Ngô Vạn Thư (Wu Wanshu), vị thánh Trung Hoa được ơn tử đạo vào năm 1900 khi chỉ mới 16 tuổi trong cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn.
Đức cha Dương Vĩnh Cường cũng tham gia chuyến hành hương Thượng Hội đồng tới các Hang toại đạo tại Roma vào tuần trước. Ngài đã chia sẻ với Vatican News rằng đó là “một trải nghiệm sâu sắc khi tận mắt nhìn thấy Giáo hội, nơi đức tin của tôi bắt đầu”.
Ngoài Thượng hội đồng, Đức cha Dương Vĩnh Cường còn tham gia vào Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa năm 2023, một cơ quan cố vấn chính trị thuộc hệ thống Mặt trận thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo trang web chính thức của Hiệp hội Công giáo yêu nước, trước đó, Uỷ ban này đã đưa ra quyết định rằng Giáo hội Công giáo nên hợp nhất tư tưởng và quan điểm của mình với đảng và tương quan mật thiết hơn với Tập Cận Bình.
Đức cha Dương Vĩnh Cường được Tòa Thánh tấn phong giám mục vào năm 2010, là phó chủ tịch Hội đồng giám mục Công giáo được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và được bầu làm lãnh đạo Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa vào tháng 12 năm 2016.
Đức Cha Antôn Diệu Thuận là giám mục Trung quốc đầu tiên được thánh hiến theo các điều khoản của thỏa thuận Trung Hoa-Vatican, vào ngày 26 tháng 8 năm 2019. Ngài là giám mục của Tế Ninh thuộc khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc. Ngài giữ chức vụ thư ký và sau đó là phó giám đốc ủy ban phụng vụ do Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và Hội đồng Giám mục Trung Quốc điều hành từ năm 1998.
Ngay từ đầu, hai đức giám mục này đã là thành viên có quyền biểu quyết của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16, nhưng sẽ vắng mặt tại trong lượt bỏ phiếu cuối cùng về tài liệu tổng hợp vào cuối hội nghị tháng này tại Hội trường thánh Phaolô VI.
Trong Thượng Hội đồng Giám mục năm 2018, hai giám mục Trung Quốc khác, Đức cha Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai) và Đức Cha Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting) từ Diên An, đã ở lại chưa đầy hai tuần tại nhà khách Santa Marta trong nội thành Vatican trước khi rời Thượng hội đồng Giám mục sớm vào ngày 15 tháng 10. Các giám mục Trung Quốc này nói với báo chí rằng họ đã nói chuyện với Đức Thánh Cha và mời ngài đến Trung Quốc trước khi rời Thượng hội đồng vào năm 2018. (CNA 16/10/23)
Trần Ninh Vượng, CTV JesCom(dongten.net)
Bài cùng chuyên mục:
Nghi thức khai mạc Năm Thánh 2025 tại các Hội Thánh địa phương (05/11/2024 14:27:24 - Xem: 129)
Năm Thánh thường lệ 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 12 năm 2024, ngày Lễ Chúa Giáng sinh
Phó Tổng Thư ký Bộ Văn hóa và Giáo dục: Thông điệp Dilexit nos, nhịp đập thương xót giữa bạo lực và thuật toán (05/11/2024 09:07:54 - Xem: 39)
Đức Thánh Cha mời gọi tái khám phá “các trung tâm hợp nhất mang lại ý nghĩa cho những gì chúng ta trải nghiệm, trái tim” và cảm nhận được Thiên Chúa yêu thương.
Linh mục tự nguyện bị bắt cóc thay cho 2 Tiểu chủng sinh (05/11/2024 07:44:07 - Xem: 98)
Tuyên bố của giáo phận cho biết: “Giáo phận Auchi cầu nguyện và kêu gọi những kẻ bắt cóc thả Cha Oyode và để ngài bình an vô sự”.
Tổng Giám Mục Tokyo: Xóa bỏ vũ khí hạt nhân để có hòa bình lâu dài (04/11/2024 05:55:49 - Xem: 89)
Đức tân Hồng Y Tarcisius Isao Kikuchi, Tổng Giám Mục của Tokyo, Nhật Bản kêu gọi chính phủ đi đầu trong trong việc phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
ĐTC Phanxicô: Văn kiện của Thượng Hội đồng là quà tặng cho Dân Chúa (29/10/2024 05:23:55 - Xem: 222)
Văn kiện này cho thấy một con đường chung hướng tới một “Giáo hội hiệp hành”, diễn tả Phúc Âm không chỉ qua lời nói mà còn qua mọi hành động và tương tác.
Phỏng vấn Đức cha Mạnh Hùng và Đức cha Anh Tuấn về Thượng Hội đồng (27/10/2024 13:39:38 - Xem: 324)
Vatican News (26/10/2024) - Vatican News Tiếng Việt phỏng vấn hai Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng và Luy Nguyễn Anh Tuấn, hai nghị phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hiệp Hành.
Thông Điệp là gì? (26/10/2024 07:50:20 - Xem: 286)
Theo thông cáo từ phòng Báo chí Toà thánh, Đức Giáo hoàng sẽ ký bản văn quan trọng thứ tư của ngài, mang tựa đề Dilexit nos (“Người yêu thương chúng ta”): một thông điệp về tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu
“Người đã yêu thương chúng ta” – Thông điệp thứ tư của ĐTC Phanxicô (25/10/2024 10:29:39 - Xem: 277)
Ngày 24/10/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Thông điệp thứ tư có tên “Dilexit nos” (Người đã yêu thương chúng ta).
Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất (24/10/2024 10:22:43 - Xem: 237)
Với số đông đảo các vị thánh được tuyên phong ngay trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Phanxicô đã vượt qua tất cả các vị tiền nhiệm của ngài trong việc công nhận những vị thánh mới.
Thỏa thuận tạm thời giữa Tòa thánh - Trung Quốc về bổ nhiệm Giám mục được gia hạn thêm 4 năm (24/10/2024 05:40:44 - Xem: 303)
Vatican nhắc lại ý định duy trì “cuộc đối thoại tôn trọng và mang tính xây dựng với phía Trung Quốc”.
-
Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ?
Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của...
-
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu
Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn...
-
Khi nào sợ hãi là lành mạnh?
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt...
-
Năm cách mang lại hạnh phúc cho mẹ
Những người mẹ có thể không hoàn hảo, nhưng họ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình, từ khi chúng ta mới chào đời cho đến khi...
-
Nền tảng thần học về Luyện ngục
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người...
-
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 31 TN năm B - 2024
Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong...
-
Hướng về các linh hồn đã khuất
“Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người.” (Sách...
-
Các Thánh – Họ là ai?
Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh...
-
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa...
-
Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...