Cách chia sẻ Kinh Thánh với các bạn Tin Lành
- In trang này
- Lượt xem: 758
- Ngày đăng: 07/03/2023 14:48:43
CÁCH CHIA SẺ KINH THÁNH VỚI CÁC BẠN TIN LÀNH
Rất nhiều lần tôi nghe các bạn trẻ chia sẻ rằng: “Cha ơi, mỗi lần con gặp các bạn Tin lành, các bạn ấy đều hay nói về Kinh Thánh. Các bạn ấy chỉ tin những gì Kinh Thánh viết. Chẳng hạn Đức Giáo Hoàng đâu được đề cập trong Kinh Thánh, nên họ không tin quyền hành của Đức Giáo Hoàng. Vậy con phải chia sẻ, trò chuyện với các bạn ấy làm sao?”
Các bạn trẻ rất thân mến,
Khi chúng ta thoát khỏi lũy tre làng, rời khỏi môi trường giáo xứ để lên thành phố học tập và làm việc, sẽ gặp nhiều người. Chẳng hạn như câu hỏi của bạn trên đây. Khi đối diện với những bạn Tin Lành, chúng ta thấy mình còn thiếu kiến thức về Kinh Thánh, về giáo lý. Không sao! Thiếu thì bổ túc thôi. Bằng cách cầu nguyện với Kinh Thánh, Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta hiểu biết về mầu nhiệm của Ngài. Hơn nữa, khi càng học hỏi, bạn sẽ càng biết cách đối thoại hoặc thậm chí là biết xử lý các tình huống một cách tốt đẹp.
Như chúng ta đã biết anh em Tin Lành xem nguồn Kinh Thánh là duy nhất để họ thực hành đời sống đạo. Anh em Tin lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh (Sola fide, sola scriptura).Trong khi đó, chúng ta ngoài Kinh Thánh còn có Thánh Truyền, tức là truyền thống thánh thiện của Giáo Hội. Dĩ nhiên thánh truyền cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh, hoặc có vài điều chúng ta không thấy trong Kinh Thánh. Chẳng hạn ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng, Đức Mẹ Đồng Trinh hoặc lên trời cả hồn và xác, v.v. Tiếc là các bạn Tin Lành thường xoáy vào những chủ đề khác biệt để bắt bạn phải trả lời. Trong khi đó, những vấn đề ấy không thể giải thích một sớm một chiều. Suốt chiều dài lịch sử đã có những cuộc tranh luận giữa các nhà thần học Công Giáo và Tin lành liên quan đến những khác biệt đó. Sau cùng, cả hai đều tôn trọng sự khác biệt này. Trong khi đó, chúng ta ngày nay lại đi vào những vết xe ấy rồi tranh cãi và chia rẽ nhau[1]. Điều ấy thật không nên!
Nhiều linh mục Công giáo thường chia sẻ với các bạn trẻ Công giáo hãy cứ bình tĩnh để đối diện với vấn đề. Bằng tình bạn chân thành, bằng tinh thần học hỏi, chúng ta cứ đón nhận người bạn của mình. Lắng nghe và tiếp thu với những ý kiến có khi rất trái nghịch với niềm tin truyền thống của mình. Thái độ công kích hoặc thành kiến chưa bao giờ là con đường dẫn người ta đến chân lý. Chỉ khi bạn đủ bình tĩnh, nhận ra những giới hạn của bản thân và đề tài, chúng ta sẽ biết cách trò chuyện với các bạn trẻ ấy. Sẽ là ảo tưởng nếu chúng ta muốn thuyết phục người bạn này trở lại đạo Công giáo. Thật khó để chứng minh những luận điểm của người bạn này đi ngược lại với Kinh Thánh, vì bạn ấy lấy nhiều câu từ Kinh Thánh để chia sẻ với chúng ta. Cái khó là chúng ta còn tin vào Thánh Truyền, tin vào lời dạy của Giáo hội. Nếu chúng ta trích dẫn những nguồn ấy, bạn này cũng không chấp nhận. Hơn nữa vì chưa được học nên chúng ta cũng chẳng biết lập luận hoặc nhớ những ý tưởng để trích dẫn. Đó là giới hạn rất bình thường mà chúng ta nên chấp nhận để cùng nhau chuyển hướng đề tài.
Tập trung vào tình bạn
Cuộc đối thoại đích thực bao giờ cũng giữa trên sự chân thành của tình bạn. Lý tưởng là cả người bạn Tin Lành lẫn chúng ta đều biết xuất phát từ điểm này. Cứ trò chuyện lan man đến những đề tài hết sức bình thường. Khi gặp nhau ở những điểm chung trong cuộc sống, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn. Xin đừng đi vội vào đề tài Thánh Kinh. Tiếc là nhiều bạn Tin lành thường là người đặt chủ đề Kinh Thánh trước tiên. Không sao! Chúng ta biết cách để chia sẻ nỗi khao khát của người bạn này, nhưng cũng biết lan man vào những câu chuyện cuộc sống. Không phải chúng ta lảng tránh đề tài, nhưng để dựng xây tình bạn. Ngày nay cách biệt tôn giáo không còn là vấn đề nan giải, chúng ta đều là con người với những nhu cầu rất giống nhau.
Chỉ khi thiết lập được tình bạn thực sự, chúng ta mới dễ dàng bước vào lãnh vực Thánh Kinh. Theo kinh nghiệm, chúng ta bắt đầu từ những điểm chung. Có thể là lãnh vực thể thao, ẩm thực, âm nhạc, mua sắm hoặc gia đình, v.v. Khi trò chuyện như thế, chúng ta thấy tương quan này gần gũi. Hẳn nhiên tương quan này đòi hỏi thời gian. Càng hiểu nhau, bạn càng cảm nhận việc gặp gỡ nhau không phải là cuộc thách đố thắng thua, nhưng là để chia sẻ cuộc sống và đức tin.
Tập trung vào Kinh Thánh
Khi tương quan trên trở nên tương đối ổn, chúng ta bước vào lãnh vực của Thánh Kinh. Bước đầu phải thừa nhận rằng nhiều bạn Tin lành giỏi Kinh Thánh thực sự. Đơn giản các bạn ấy dám mở cuốn sách Thánh ra để đọc. Các bạn ấy thường có người hướng dẫn những cách đọc Kinh Thánh. Hơn nữa, khi tham gia một giáo phái hoặc một hội thánh nào đó của Tin lành, các bạn ấy đều lãnh nhận sứ vụ loan truyền tin lành, tin mừng đến cho người khác. Chúng ta cũng được mời gọi để thực thi chức vụ ngôn sứ này. Dường như ở điểm này chúng ta hơi yếu thế một chút. Chính nhiều người trong Giáo hội cũng khiêm tốn học anh em Tin lành ở điểm này.
Để không bị lạc mất trong lối giải thích của các bạn Tin Lành, chúng ta thường để ý đến toàn cảnh của Tin Mừng. Các bạn Tin lành thường trích dẫn một câu nào đó để cho thấy chúng ta đang tin sai lầm hoặc thiếu cơ sở Kinh Thánh. Chẳng hạn trong Kinh Thánh đâu có chỗ nào nói phải thờ kính Đức Maria. Hoặc, “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.” (Mt 4,10). Vậy các thánh mà chúng ta đang thờ kính thì phải giải thích làm sao cho các bạn ấy. Kinh Thánh đâu nói linh mục phải sống độc thân[2]! Trước những thắc mắc ấy, chúng ta cần chú ý 3 điểm sau:
1. Sự thống nhất của Tin Mừng. Khi bạn đưa mắt nhìn đến toàn cảnh của chương trình cứu độ, của toàn cảnh Kinh Thánh, bạn thấy Thiên Chúa luôn muốn yêu thương và cứu độ con người. Trong các câu chuyện Tin Mừng hoặc từng câu, chúng ta cần thấy sợi chỉ đỏ này để tham chiếu. Hơn nữa, các câu ấy cần đặt vào bối cảnh và thời điểm được viết ra, nhằm để hiểu Chúa muốn diễn tả tình yêu của Ngài như thế nào? Đây thưc sự thường là thách đố cho cả chúng ta và anh em Tin Lành. Nếu lấy quan niệm của thời nay mà phán quyết câu Kinh Thánh thời xưa không đúng thì mất đi tính khách quan.
2. Chú trọng vào nội hàm của từng chữ. Chẳng hạn chúng ta sẽ lúng túng nếu chúng ta hiểu chữ “thờ phượng” trên đây cho cả Thiên Chúa và các thánh. Nếu hiểu thờ phượng từng đối tượng khác nhau: thờ phượng cho Thiên Chúa và tôn kính cho các thánh, thì hẳn là dễ chấp nhận hơn nhiều. Hơn nữa, nếu “Càng đi sâu vào chủ đề, chúng tôi càng thấy rõ các thánh không còn chia rẽ các Giáo hội chúng ta nữa, nhưng quy tụ chúng ta lại với nhau. Tất nhiên, cuộc đời và việc tôn kính các thánh là điều gây bối rối và là vấn đề thảo luận trong Giáo hội Công giáo và giữa các Giáo hội; nhưng nghiên cứu của chúng ta về những người muốn sống cuộc đời đối diện với Chúa cũng có tiềm năng hợp nhất, hướng đến cách trở thành Kitô hữu và cùng nhau trở thành Giáo hội: ngày nay chúng ta đang khám phá ra nhiều điểm chung hơn trong đức tin của chúng ta và sự liên quan của họ trong thế giới đương đại”[3].
Ngoài ra các bạn Tin lành trích dẫn Kinh Thánh, trích nguồn Thánh Kinh rất thường xuyên. Điều này bạn đừng quá lùng bùng kẻo hoang mang và tự ti về kiến thức Kinh Thánh của mình. Chú trọng đến nội dung của câu chuyện. Vả lại chúng ta cũng có thể học từ các bạn ấy cách nhớ Kinh Thánh để áp dụng vào thực tế.
3. Cả hai cùng thắng. Với tinh thần học hỏi, cả hai sẽ biết tôn trọng và lắng nghe nhau, thay vì khích bác và chê bai. Nếu cả hai đều cho mình luôn đúng, thì cuộc đối thoại ấy chẳng đi đến đâu. Đừng quên chúng ta cùng tin một Thiên Chúa, hầu hết Kinh Thánh của Công giáo và Tin lành tương đối giống nhau, nhưng mỗi người lại cố cho rằng bên mình mới ưu việt, vô tình chúng ta chặn đứng con đường đối thoại. Nói như thế không phải để chúng ta xem thường Kinh Thánh của bên Công Giáo hoặc bên Tin Lành. Một mặt chúng ta đứng vững trong niềm tin của mình; mặt khác chúng ta sẵn sàng mở ra để chia sẻ đức tin cho người khác. Đừng quên chính Thiên Chúa sẽ hướng dẫn mỗi người đến với Chân, Thiện và Mỹ.
Đón nhận những khác biệt
Hỏi cũng là cách học hay. Nếu không biết, chúng ta khiêm tốn để học hỏi về Kinh Thánh. Tuy vậy, một thực tế là nhiều bạn Tin lành rất muốn thuyết phục chúng ta chấp nhận gia nhập đạo Tin lành. Khi chúng ta yếu kiến thức, không chắc nhiều điều, đã có bạn đi theo những thuyết phục ấy. Tôi biết có bạn “hớp hồn” với cách thực hành đức tin luôn dựa vào Kinh Thánh, rồi thấy Giáo hội mình xa lìa chân lý. Điều này không đúng! Ngoài Kinh Thánh, Thánh Truyền và các bí tích còn là nguồn sống của chúng ta. Như vậy những khác biệt này chúng ta cần bình tĩnh để đón nhận và thấy hạnh phúc vì mình là người Công giáo.
Tại Việt Nam Công giáo chiếm 8%, trong khi đó Tin lành chiếm khoảng 1%. Ở nhiều nước Châu Âu, số lượng này là tương đương nhau. Vài nước Bắc Âu, dân số Tin lành chiếm phần lớn. Nói như thế để cho thấy ngay trong lòng xã hội và Giáo hội, làm sao để sống hòa bình, sống khác biệt nhưng không tách biệt là điều quan trọng. Dựa trên nguyên tắc tự do tôn giáo, chúng ta sẽ thấy nhưng nét đẹp trong sự khác biệt này. Càng thao thức và yêu mến với Lời Chúa, chúng ta càng biết cách để sống hòa đồng với mọi người.
Nếu lúc nào đó bạn gặp bối rối với những khi gặp các bạn tin lành, hãy cứ gặp các sơ, thầy hoặc linh mục nào đó để chia sẻ. Họ sẽ giúp bạn không chỉ về kiến thức Kinh Thánh, nhưng còn cho bạn cách kết bạn với anh em Tin lành. Mục đích là bạn không hoang mang trước những lập luận, ý kiến trái chiều với niềm tin của mình. Biết đâu sau thách đố ấy, đức tin của bạn sẽ được lớn lên. Đừng quên Giáo hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (Ecumenism) mà Giáo hội đã theo đuổi và cầu nguyện trong nhiều năm qua.
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 85 - Con nhà người ta (30/05/2023 07:44:04 - Xem: 146)
Khi ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con, khiến bản thân suy nghĩ lo âu dẫn đến căng thẳng (stress), có cách nào để giúp bớt căng thẳng và có hướng tốt cho bản thân không ạ?

Sơ Vọng – Vọng Sợ (27/05/2023 15:00:15 - Xem: 1,008)
Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện nghi vật chất mà người khác mang lại; để tìm “Tiếng”, những tiếng tăm, vinh dự mà thế gian ban tặng.

Chia tay hôn nhau giữa sân trường, các em làm gì thế? (26/05/2023 07:29:35 - Xem: 573)
Hãy nhớ rằng có những điều người ta làm mà chúng ta không làm không có nghĩa chúng ta sai và ngược lại.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Vấn đề ly hôn của người Công giáo (18/05/2023 18:06:16 - Xem: 488)
Nhiều đứa bạn con nói hôn nhân Công Giáo không cho người ta ly dị. Như thế định chế hôn nhân Công Giáo quá cứng nhắc?

Để giúp người trẻ đối diện với khủng hoảng của sự tuyệt vọng (17/05/2023 07:31:01 - Xem: 336)
Báo cáo ghi nhận rằng 42% thanh thiếu niên trung học năm 2021 cho biết họ cảm thấy buồn bã hoặc tuyệt vọng dai dẳng

Ân sủng Chúa trong chiếc bình sành của linh mục (12/05/2023 10:03:09 - Xem: 440)
Nếu có linh mục nào xa Chúa, họ cũng được mời gọi trở về để làm mới lại hình ảnh của Chúa Giêsu nơi mình. Đây cũng là lời mời gọi của các giám mục dành cho các linh mục của địa phận mình.

Trẻ em và màn hình – Những quy tắc trong gia đình Công giáo (09/05/2023 07:13:09 - Xem: 527)
Nếu trong ngày, trẻ có hành vi không tốt thì sẽ không được sử dụng màn hình, ngoại trừ cho mục đích học hành cần thiết.

Những thắc mắc phổ biến về ơn gọi tu trì trong Giáo hội (29/04/2023 07:24:09 - Xem: 585)
Ngày Thế giới cầu nguyện cho Ơn thiên triệu, chúng ta cùng xem giải đáp cho một số thắc mắc nổi bật liên quan đến đời sống Linh mục và Tu sĩ của

Tu … thật lòng! (25/04/2023 08:27:41 - Xem: 707)
Tu thật lòng – yêu Chúa thật lòng – mến Chúa thật nhiều… Có lẽ mãi là điệp khúc tôi chẳng bao giờ quên nhắc nhở chính mình trong từng ngày sống trong nhà Chúa!

Gặp gỡ những thanh thiếu niên tự nguyện từ bỏ mạng xã hội (21/04/2023 07:44:40 - Xem: 577)
Tại sao những thanh thiếu niên này xóa tài khoản mạng xã hội của họ? Ở trường trung học hoặc đại học mà không có mạng xã hội thì sẽ như thế nào?
-
Cầu nguyện như một tín hữu kitô
Chúng ta được yêu cầu hãy đều đặn cầu nguyện cho thế giới nhờ thiên chức linh mục được truyền cho chúng ta trong phép rửa.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Nếu trên thế giới này còn có rất nhiều điều không thể giải thích được thì làm sao chúng ta có thể mong đợi giải thích được mầu nhiệm về...
-
Trái tim con trong trái tim Chúa.
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và...
-
Thiên Chúa Ba Ngôi: Nguồn mạch tình yêu, ân sủng va bình an
Nơi cuộc sống thường ngày, mỗi lần chúng ta nghiêm trang ghi dấu Thánh Giá trên mình là lúc chúng ta đang tuyên xưng Mầu Nhiệm Một Chúa...
-
Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo
Khi nuôi dạy con cái với tâm tư của Giáo hội, chúng ta tự vấn xem: có bao nhiêu hoạt động mà con cái có thể tham gia trong khi vẫn duy...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 85 - Con nhà người ta
Khi ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con, khiến bản thân suy nghĩ lo âu dẫn đến căng thẳng (stress), có cách nào để giúp bớt căng thẳng...
-
Sơ Vọng – Vọng Sợ
Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện...
-
Đừng thủ thế
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.
-
Để lớn lên trong sự thánh thiện
Các “Hoa trái của Thần Khí” dù đã được ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải theo dạng tĩnh, mà chúng ta vẫn cần phải góp phần mình để...
-
Tấm lòng thảo hiếu
Con sẽ không bao giờ biết đêm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ. Mẹ yêu con, con trai.”
-
Chú mèo không có miệng
-
Người chồng mù
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin