Cách phân chia các bài đọc trong thánh lễ
- In trang này
- Lượt xem: 11,301
- Ngày đăng: 19/05/2021 23:39:48
Cách Phân Chia Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ
Hỏi: Thưa cha, các bài đọc trong thánh lễ được sắp xếp như thế nào ? Thỉnh thoàng người phụ trách phụng vụ phân công con đọc sách thánh, con không biết tìm bài đọc nào cho đúng. Xin cha vui lòng giúp con.
Trả lời:
1/ Công Đồng Vatican II làm phong phú bàn tiệc Lời Chúa.
Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Lời Chúa trong phụng vụ, cách đặc biệt phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ. “Trong các việc cử hành thánh, cần phải tu chỉnh việc đọc Kinh Thánh cho dồi dào hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn.” (PV 35,1). “ Để bàn tiệc lời Chúa được phong phú hơn cho các tín hữu, phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh hơn để trong một số năm ấn định đọc cho dân chúng nghe phần quan trọng của Thánh Kinh.”( PV 51). Ghi nhận ở khía cạnh thực hành: Bộ Phụng Tự đã dọn lại bộ sách các bài đọc trong thánh lễ và các bài đọc trong các nghi thức bí tích rất phong phú từ Cựu Ước đến Tân Ước. Mục đích: Khi công bố Cựu Ước và Tân Ước trong các cử hành phụng vụ, Hội Thánh loan báo cùng một mầu nhiệm của Chúa Ki-tô (Dẫn nhập các sách bài đọc, số 5).
Hiện nay, các bài đọc Thánh Kinh trong thánh lễ khá phong phú. Do đó, việc hiểu biết căn bản về cách sắp xếp các bài đọc trong: Lễ Chúa Nhật, Lễ Trọng, Lễ Kính và các ngày lễ thường trong tuần cũng là điều hợp lý.
2/ Bộ sách các bài đọc trong Thánh Lễ gồm có:
- Sách bài đọc Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh
- Sách bài đọc Mủa Chay và Mùa Phục Sinh
- Sách bài đọc Mùa Thường Niên (I và II)
- Sách bài đọc Ngoại Lịch gồm (1) các lễ chung như: Cung hiến nhà thờ, chung về Đức Mẹ, các thánh…(2) các lễ có nghi thức riêng (các bí tích hay á bí tích); (3) các lễ tùy hoàn cảnh (cầu cho Hội Thánh, cầu cho công ích…), các thánh lễ ngoại lịch (lễ Chúa Ba Ngôi, lễ Mình Máu Thánh Chúa, lễ Thánh Tâm…) (4) phần riêng lễ các Thánh theo lịch phụng vụ trong năm.
- Sách các bài đọc Tin Mừng (sách này chỉ có các bài Tin Mừng trong các thánh lễ). Sách này được sử dụng khi có đoàn rước vào thánh lễ và công bố Tin Mừng.
- Các sách Nghi Thức Bí Tích: Rửa Tội, Hôn Phối, Phong Chức, An Táng…
3/ Cách sắp xếp các bài đọc trong thánh lễ
- Các bài đọc Chúa nhật, lễ trọng có những đặc điểm chung như sau: Mỗi lễ đều có 3 bài đọc. Bài 1 trích từ Cựu Ước, Bài đọc II từ các Tông Đồ (Các Thư, Công Vụ Tông Đồ hay Khải Huyền theo thời gian khác nhau trong năm phụng vụ), bài III là bài Tin Mừng.
- Các bài đọc Chúa Nhật được phân chia theo chu kỳ 3 năm A,B,C.
- Các bài đọc lễ Trọng, lễ Kính và lễ Nhớ, đặc biệt nếu có những bản văn riêng cho từng vị. Tuy nhiên, nếu thấy có bản văn nào thích hợp hơn trong phần lễ chung. Các lễ này, các bài đọc được soạn theo quy luật riêng phù hợp với nhu cầu mục vụ của lễ cử hành.
- Các ngày thường trong tuần Thường Niên được chia theo Năm chẵn, năm lẽ (theo số chẵn – lẽ của niên lịch) các bài đọc 1. Riêng bài Tin Mừng thì đọc theo trật tự: Mác-cô từ tuần 1 đến tuần 9; Mat-thêu từ tuần 10 đến tuần 21; Luca từ 22 đến 34. Ngày thường trong các mùa đặc biệt: Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, việc lựa chọn và sắp xếp các bài đọc giúp người giáo dân nhận thức sâu xa hơn về đức tin và lịch sử cứu độ, được lập lại mỗi năm.
- Nếu người giáo dân siêng năng tham dự thánh lễ Chúa nhật suốt ba năm, họ sẽ nghe và đọc phần lớn bộ Thánh Kinh. Nếu họ tham dự thánh lễ ngày thường trong tuần, họ cũng nghe và đọc phần lớn bộ Thánh Kinh, trong một năm. Nhất là bốn quyển Tin Mừng, Sách Tông Đồ Công Vụ…
4/ Cách tính các năm A,B,C và năm lẻ, chẵn của các bài đọc.
- Cách tính các năm A,B,C như sau: lấy các số của năm niên lịch cộng lại và chia cho 3, nếu số dư là 1 thì là năm A, số dư là 2 thì là năm B và chia chẵn thì là năm C. Thí dụ: năm 2021 (2+0+2+1 = 5); lấy 5:3 dư 2 như vậy năm 2021 là năm B; Năm 2022 cộng lại là 6; lấy 6 : 3 chẵn, vậy năm 2022 là năm C.
- Ngày thường trong tuần Thường Niên các bài đọc 1 được tính theo năm lẻ năm chẵn. Thí dụ: năm 2021 (số đuôi lẻ (21) nên là năm lẻ. Người chuẩn bị đọc sách, cần lưu ý cách chia này để đọc cho đúng bài !
5/ Cách đọc sách thánh trong phụng vụ Lời Chúa
- Người đọc sách cần chuẩn bị trước bài sẽ đọc trong thánh lễ, nên xem bài đọc nằm ở trang nào trong sách để khỏi nhầm lẫn.
- Người đọc chỉ rời vị trí để tiến lên giảng đài khi chủ sự thánh lễ kết thúc Lời Nguyện Nhập Lễ, hay ít ra khi chủ tế đọc câu kết lời nguyện (chúng con cầu xin…)
- Người đọc sách đến giảng đài, nhìn xem trang sách bài đọc có đúng chưa, xem micro đã được mở chưa, ngước nhìn cộng đoàn đã ngồi và ổn định chưa. Tiếp đến, người đọc sách bắt đầu với câu: Bài trích sách…, đọc khoan thai chậm rãi với cung giọng đọc phù hợp với địa phương. Kết thúc bài đọc, ngưng lại một khoảnh khắc rồi đọc: Đó là Lời Chúa.
- Lưu ý người đọc sách:
- KHÔNG NGƯỚC NHÌN “giao lưu” với cộng đoàn khi đang đọc sách. Vì đây là Lời của Chúa chứ không phải của bản thân !
- KHÔNG ĐỌC các chữ: Bài đọc 1 hay Bài đọc 2 và câu trích được in nghiêng trong sách ở đầu bài đọc. Vì đây là các chữ được dự trù, để khi chuẩn bị, người đọc phân biệt bài đọc này với bài đọc khác, cũng như nội dung bài đọc cần nhấn mạnh được gợi ý từ câu in nghiêng.
Lm. Gs. Lê Ngọc Ngà
Bài cùng chuyên mục:
Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 3,361)
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm
Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII (ngày 11/10) (10/10/2024 09:07:35 - Xem: 5,000)
Gioan XXIII, sinh tại làng Sotto il Monte, thuộc tỉnh Bergamo, vào ngày 25.11.1881, con trai đầu của ông Giovanni Battista Roncalli và bà Marianna Mazzola.
Thánh Phêrô LÊ TÙY, Linh mục (1773-1833) ngày 10/10 (09/10/2024 08:44:40 - Xem: 2,408)
Phêrô Lê Tùy sinh trưởng trong một gia đình nề nếp khá giả làng Bằng Sở, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Hà Đông, nay thuộc giáo phận Hà Nội.
Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi (Ngày 7-10) (06/10/2024 07:25:07 - Xem: 5,925)
Lịch sử của ngày Đại Lễ này liên quan tới một cuộc chiến giữa quân đội của các nước theo Ki-tô giáo với quân đội Thổ-nhĩ-kỳ theo Hồi giáo.
Thánh Phan-Xi-Cô Át-Xi-Di ( St. Francis of Assisi ) Ngày 04/10 (03/10/2024 07:22:08 - Xem: 4,817)
Thánh Phanxicô Átxidi là vị sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn cũng không đi ra ngoài đường lối của Chúa. Ngài phó thác,tin,cậy,yêu,mến Chúa để càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu.
Các Thiên Thần Hộ Thủ (Guardian Angles) (Ngày 02/10) (01/10/2024 08:18:47 - Xem: 4,853)
Sự trợ giúp này,Chúa và Giáo Hội gọi là các Thiên Thần Hộ Thủ hay Bản Mệnh.Các Thiên Thần Bản Mệnh gìn giữ con người khỏi hiểm nguy, khỏi mọi sự dữ quấy phá,
Cử hành Thánh Thể: Bài 49 & 50 - Khái quát về nghi thức kết lễ (30/09/2024 14:39:23 - Xem: 70)
Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn. Sau đây là bài 50: Lời loan báo.
Thánh Tê-Rê-Xa Hài Ðồng Giê-Su,Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh (Ngày 01/10) (30/09/2024 08:15:18 - Xem: 3,877)
Một vị thánh đã làm mọi việc với tình yêu vô biên. Thánh nữ đã vạch ra một con đường nhỏ, đường thơ ấu thiêng liêng để đưa nhiều người tới Chúa.
Thánh Giêrô-rô-ni-mô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Ngày 30/9) (29/09/2024 08:04:21 - Xem: 7,666)
Thánh Giê-rô-ni-mô là một trong các vị Thánh đã được ơn quay trở về với Chúa, với Giáo Hội khi Ngài đi học ở Roma.
Các Tổng Lãnh Thiên Thần Micaen, Gáprien, Raphaen (ngày 29/09) (28/09/2024 08:01:02 - Xem: 4,261)
Theo điển ngữ Thần Học Thánh Kinh, tên các Thiên Thần không do bản tính mà do chức vụ. Thiên Thần là sứ giả.
-
Ước ao được sống đời đời
Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024
Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.
-
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình...
-
Giàu có, nhưng tất bật
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...