Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Cảm nhận tình yêu Thiên Chúa

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,200
  • Ngày đăng: 15/02/2023 07:37:21

CẢM NHẬN TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

 

Trong ngày lễ Valentine tình yêu hôm nay, chắc tôi và bạn cũng không cần định nghĩa tình yêu làm gì, cho bằng hãy sống với nó.

 

 

Là một linh mục tu sĩ, tôi không có người yêu. Ngày lễ tình nhân tôi hướng về Thiên Chúa, người tình trăm năm của tôi. Do đó, mấy ngày nay tôi cứ miên man suy nghĩ về tình yêu Thiên Chúa. Tôi vẫn biết Thiên Chúa là tình yêu, nhưng không phải dễ cảm nhận tình yêu này. Lý do ai cũng biết: Tình yêu của Chúa là một điều rất sâu sắc và đặc biệt, và có thể khó để cảm nhận được nó một cách trực giác. Tuy nhiên, có một số cách để giúp tôi (chúng ta) cảm nhận tình yêu của Chúa dễ dàng hơn:

 

- Cầu nguyện và kiếm tìm: Hãy cầu nguyện và tìm kiếm sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình và trong tâm hồn mình.

 

- Đọc và hiểu Sách Kinh Thánh: Hãy đọc và hiểu Sách Kinh Thánh, đặc biệt là các đoạn về tình yêu của Chúa và những điều Chúa đã làm cho chúng ta.

 

- Đời sống cộng đoàn, nhóm nhỏ: Hãy tham gia cùng nhau và khi quy tụ với những người cùng tin, chúng ta có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong việc cảm nhận tình yêu của Chúa.

 

Cầu nguyện là gì?

Ai cũng biết cầu nguyện là một hành vi tâm linh, trong đó con người có thể gặp gỡ để nói chuyện với Chúa. Như nội hàm của cầu nguyện, chúng ta thường để xin sự giúp đỡ, bình an hoặc xin thêm tình yêu. Cầu nguyện là một phần của một nền tảng đời sống thiêng liêng. Cầu nguyện có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng việc suy nghĩ trong tâm trí, thậm chí trong sự thinh lặng, chúng ta cũng có thể chiêm ngắm Thiên Chúa và cảm nhận tình yêu của Ngài. Như thế cầu nguyện có thể giúp người ta cảm thấy an tâm và yên tĩnh hơn, và có thể giúp họ tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn từ Chúa.

 

Với Công giáo, cầu nguyện chính là gặp gỡ để nói chuyện và lắng nghe Thiên Chúa. Chính trong mối tương quan này mà người cầu nguyện có thể cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời. Dĩ nhiên cầu nguyện không chỉ là ở trong phòng một mình với Chúa. Nhưng cầu nguyện còn thể hiện nhiều cách thức khác nhau: đi lễ, đọc kinh, suy niệm Thánh Kinh, hoặc chiêm ngắm thiên nhiên. Như bạn nói, trong những cách thức này, người cầu nguyện được mời gọi để ý đến tâm trí, đến cử chỉ của mình trong tư thế của người đang gặp gỡ Thiên Chúa.

 

Hơn nữa cầu nguyện còn là một cách để tìm kiếm gần gũi hơn với Thiên Chúa, xác định và gửi gắm những tâm tư tình cảm đến Chúa, và mở ra cảm nhận về tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời. Cầu nguyện cũng có thể giúp người tìm kiếm sự bình an và an lạc trong tâm trí, và giúp họ xác định mục tiêu và ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc đời.

 

Trên đây là hoa trái của cầu nguyện mà chúng ta gọi là an ủi thiêng liêng. Những ai gặp được loại an ủi này, họ sẽ cảm nhận rõ tình yêu của Thiên Chúa đang lan tỏa trong tâm hồn họ. Chắc chắn cảm giác hoặc kinh nghiệm thiêng liêng này là món quà Thiên Chúa dành cho người cầu nguyện. Rất thú vị để xin Chúa ơn an ủi này. Khi gặp được an ủi này, chúng ta cảm thấy rằng mình đang đến gần với Thiên Chúa và được chấp nhận bởi Thiên Chúa. Đó là cảm giác tuyệt vời và giúp cho chúng ta cảm nhận được sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta. Vì thế, việc cầu nguyện và xin ơn an ủi thiêng liêng là rất quan trọng và là một phần của ơn thông hiệp với Thiên Chúa.

 

Lá thư tình Thánh  Kinh

Trong Thánh Kinh có vô số chỗ nói về tình yêu giữa Thiên Chúa và con người, giữa con người với nhau. Thậm chí có người nói rằng Kinh Thánh là bức thư tình mà Thiên Chúa muốn gửi đến con người. Ai muốn hiểu được tình yêu, thì cứ đọc và suy niệm bức thư tình này thôi. Tôi cũng vậy, bạn cũng thế.

 

Cụ thể, Kinh Thánh là kho tàng ngôn ngoan Thiên Chúa muốn tặng cho con người, vì tình yêu. Những ai sống theo Kinh Thánh, theo những lời dạy của Chúa Giêsu, người ấy cũng ở trong tình yêu. Nói cách khác, càng yêu Chúa, yêu người, họ càng cảm nhận được tình yêu là gì? Điều thú vị là mọi người đều có thể tìm thấy mình trong chính Thánh Kinh. Nếu là giám mục, hoặc linh mục, Thiên Chúa cũng dành nhiều chỗ trò chuyện với họ về tình yêu. Nếu là người lao động hoặc sinh viên học sinh, Thiên Chúa cũng nhắn cho bạn rằng Thiên Chúa yêu bạn; Ngài muốn giúp bạn cùng làm việc và học tập. Nếu bạn là trẻ em, Thiên Chúa cũng yêu thương chăm sóc bạn như gà mẹ che chở đàn con. Nếu bạn cô đơn mệt mỏi, Thiên Chúa có nhiều lời an ủi và động viên. Khi hạnh phúc bình an, Thiên Chúa vẫn cổ vũ bạn tiếp tục tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời này. Nếu bạn đang yêu, Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho tình yêu của bạn. v.v. Hoặc nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành cho người trẻ: “Thiên Chúa yêu thương các con. Dù trước đây các con đã nghe vể điều ấy rồi cũng không sao, Cha muốn nhắc lại cho các con: Thiên Chúa yêu thương các con. Không bao giờ được nghi ngờ điều này, dù bất cứ điều gì xảy ra với các con trong cuộc sống. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các con được yêu thương vô hạn.” (Christus Vivit 112).

 

Ước sao mỗi người chúng ta, chính tôi nữa, có thể để Kinh Thánh như là cơ hội để đưa mình về với tình yêu. Lý do là ngay từ lúc khởi đầu, Ngôi Lời Tình yêu đã hướng về Thiên Chúa và về con người. Ngôi Lời là Đức Giêsu Kitô. Ngài đang nói lớn tiếng trong Kinh Thánh. “Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Ðá độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu hát cung đàn.” (Tv 95). Khi đó, chúng ta sẽ hiểu (cảm) tình yêu là gì.

 

Người ta có cặp có đôi, tôi đây cũng có cộng đoàn để yêu

Đời sống cộng đoàn là tương quan giữa người với người. Lý tưởng là mỗi thành viên để cho Lời Chúa hướng dẫn. Đời sống cộng đoàn là một phần quan trọng của tình yêu vì nó giúp cho chúng ta cảm nhận được sự tương quan với những người khác, tình yêu và quan tâm đến họ, và cảm nhận được sự liên đới với nhau.

 

Tôi có thể nói đây là “kênh” chúng ta dễ cảm nhận tình yêu nhất, bởi con người là sinh vật có tương quan, cần yêu và được yêu. Do đó, khi tiếp xúc với người khác, mỗi người sẽ có được những cảm nhận về mình và về nhau. Trong ý hướng này, Thiên Chúa mời gọi mỗi người diễn tả tình yêu của mình cho người khác với những cách cư xử thật dễ thương và đúng mực. Ngoài ra, chúng ta cũng đón nhận tình yêu của người khác dành cho mình nữa.

 

Tuy nhiên khi tương tác với nhau, chúng ta có thể gặp phải những trở ngại và khó khăn, nhưng cũng có thể trải nghiệm được sự hỗ trợ và tình cảm từ người khác. Điều này giúp chúng ta sự tự tin hơn và dễ định hướng cho cuộc đời. Nếu trở thành một người đáng yêu và hiểu biết với người khác, thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự tình yêu và chấp nhận người khác một cách sâu sắc hơn. Thực vậy yếu tố tự tin và định hướng cũng cần được bén rễ trong tình yêu của Thiên Chúa. Cộng đoàn Công giáo thường nhìn về một hướng, đó là Thiên Chúa. Trong sự hiệp thông này, hy vọng mỗi người diễn tả và chấp nhận tình yêu dễ dàng hơn. Khi đó nhìn về Thiên Chúa và làm cho tình yêu của Chúa trở thành mục tiêu chính của cuộc đời mình. Khi chúng ta theo đuổi tình yêu của Chúa, chúng ta tự nhiên diễn tả tình yêu cho người khác và nhận tình yêu từ họ, giúp cho chúng ta và mọi người xung quanh sống trong một môi trường tình thân thiện và hạnh phúc hơn.

 

Có lẽ chúng ta tạm kết thúc đề tài này với câu hỏi muôn thuở: “Làm sao định nghĩa được tình yêu?”. Với tôi, đôi khi Thiên Chúa tỏ ra đầy tình yêu của những người mẹ, với một tình yêu sâu thẳm dành cho con cái mình, là một tình yêu bền chặt đến nỗi không thể nào lãng quên hay từ bỏ tôi: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49,15). Có lúc Tình yêu của Chúa như lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Đó là một tình yêu không lấn áp hay đàn áp, một tình yêu không loại trừ, không bắt phải câm nín, một tình yêu không làm nhục hay độc đoán. Đó là tình yêu của Chúa, một tình yêu mọi ngày, kín đáo và tôn trọng, một tình yêu tự do và giải thoát, một tình yêu chữa lành và đỡ dậy. Đó là tình yêu của Chúa, Đấng biết nhiều về việc nâng lên hơn là đạp xuống, về việc hòa giải hơn là cấm đoán, về việc trao ban cơ hội mới thay vì lên án, nhìn đến tương lai hơn là về quá khứ”[1].

 

Trong ngày lễ Valentine tình yêu hôm nay, chắc tôi và bạn cũng không cần định nghĩa tình yêu làm gì, cho bằng hãy sống với nó. Tình yêu là sống động và cần trải nghiệm; khi đó chúng ta sẽ biết tại sao con người không thể sống nếu không có tình yêu. Là người Công giáo, tôi và bạn cũng không thể sống hạnh phúc bình an nếu vắng bóng Thiên Chúa.

 

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

 

[1] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013), 1: AAS 105 (2013), 1019. Xem Bản tiếng Viêt tại: http://www.giaoly.org/vn/tong-huan-niem-vui-cua-tin-mung-i/.

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 81)

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 284)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 243)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 224)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 290)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 403)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 394)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 376)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 116 – Vài cách cầu nguyện (29/02/2024 08:18:50 - Xem: 273)

Câu hỏi: Xin chia sẻ giúp con vài cách cầu nguyện phù hợp với môi trường sinh viên? Con cảm ơn nhiều.

Năm lời khuyên để đạt được và duy trì sự bình an trong tâm hồn (26/02/2024 05:34:39 - Xem: 440)

Có nhiều lý do dẫn đến sự bất an nhưng chẳng có lý do nào là tốt cả. Chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ, nhưng điều này thực sự là không thể.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7