KINH TỐI & THÁNH LỄ ONLINE

Chương trình học hỏi về Thượng hội đồng Giám mục 16(bài 16)

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,373
  • Ngày đăng: 20/03/2022 19:03:16

CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI

VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI – 2023

 

GIỚI THIỆU

 

Chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi chủ đề Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI, 2023. Chương trình học hỏi gồm các bài học do Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận soạn dựa trên hai tài liệu chính: 1/ “Tài liệu chuẩn bị”; 2/ “Cẩm nang” thực hành. Đây là hai tài liệu Toà Thánh gởi cho các giáo phận nghiên cứu, học hỏi để góp ý cho THĐGM: các bài 2-13: dựa trên “Cẩm nang” thực hành; các bài 14-16: dựa trên “Tài liệu chuẩn bị”;

 

Ước mong những bài học ngắn gọn này sẽ giúp anh chị em trong giáo phận Long Xuyên chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của chủ đề THĐGM và góp ý tích cực cho THĐGM.

 

                                                    Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận

 

BÀI 16

NỀN TẢNG KINH THÁNH CỦA GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

 

Thần Khí Thiên Chúa soi sáng và ban sức sống cho việc “cùng nhau cất bước hành trình” của Giáo hội cũng chính là Thần Khí hoạt động trong sứ vụ của Đức Giêsu, được hứa ban cho các Tông đồ và các thế hệ môn đệ hằng biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần không chỉ duy trì tính liên tục của Tin Mừng, mà còn làm sáng tỏ Mạc Khải trong sự mới mẻ của nó và soi dẫn các quyết định cần thiết của Giáo hội theo thời gian (x. Ga 14,25-26; 15,26-27; 16,12-15). Hai “hình ảnh” trong Kính Thánh như nền tảng cho tiến trình xây dựng Giáo hội hiệp hành của THĐGM XVI:

 

1/ Hình ảnh thứ nhất: “Khung cảnh động đồng”

Toàn bộ Tin Mừng cho thấy việc mạc khải luôn diễn ra trong một khung cảnh cộng đồng. Trong khung cộng đồng đó, trước hết, nhân vật chủ đạo khởi xướng là chính Chúa Giêsu, Ngài rao giảng và tỏ lộ những dấu chỉ về Nước Thiên Chúa đang đến “không thiên vị người nào” (x. Cv 10,34), nhưng Ngài đặc biệt chú ý đến những người ‘xa cách” Thiên Chúa và những người bị cộng đồng “loại trừ” (người tội lỗi và người nghèo); nhóm nhân vật thứ hai chính là đám đông dân chúng (đủ mọi hạng người), những người đi theo Chúa dù với những mục đích khác nhau; nhóm nhân vật thứ ba là một số người theo Chúa cách minh nhiên với động cơ ngay lành, sống đúng với danh xưng “người môn đệ” Chúa, trong số này nổi bật nhất là các Tông đồ. Không ai trong ba tuyến nhân vật này có thể rời khỏi khung cảnh mạc khải này với lý do:

 

- Nếu Chúa Giêsu vắng mặt và ai đó thế chỗ, Giáo hội sẽ trở thành một thứ giao kèo giữa các Tông đồ và đám đông. Kết quả của của việc đối thoại giữa họ không gì khác là những âm mưu mang tính chính trị.

 

- Nếu không có các Tông đồ (những người được Chúa Giêsu trao quyền và Chúa Thánh Thần chỉ dạy), thì mối tương quan chân lý Tin Mừng sẽ bị phá vỡ và đám đông sẽ chỉ còn thấy Chúa Giêsu như một nhân vật huyền thoại hay chỉ là một ý thức hệ.

 

- Nếu không có đám đông, mối tương quan giữa các Tông đồ và Chúa Giêsu sẽ suy thoái thành một thứ tôn giáo mang hình thức giáo phái và quy về chính mình. Và như thế, việc loan báo Tin Mừng sẽ mất đi ánh sáng của nó, vốn chỉ đến từ Thiên Chúa, Đấng tự tỏ mình cho nhân loại và cho từng người để ban ơn cứu độ cho họ.

 

Ngoài ra, còn một loại nhân vật phản diện thêm vào, mang đến khung cảnh này sự chia rẽ quỷ quyệt giữa ba tuyến nhân vật kia. Nó được biểu hiện dưới những hình thức nghiêm ngặt của tôn giáo, bó buộc gắt gao của luân lý… hoặc dưới những hình thức quyến rũ của một thứ khôn ngoan chính trị thế gian. Để thoát khỏi các mưu chước lừa dối của “tuyến nhân vật thứ tư” này, cần phải thường xuyên hoán cải. Biểu trưng cho sự hoán cải là câu chuyện về viên đại đội trưởng Cornêliô (x. Cv 10), rồi đến những quyết định quan trọng của “Công đồng” Giêrusalem (x. Cv 15), dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần. Đây là điểm tham chiếu chủ yếu của Giáo hội hiệp hành.

 

2/ Hình ảnh thứ hai: “Kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần”

Bởi kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần qua biến cố liên quan đến viên đại đội trưởng Cornêliô, Tông đồ Phêrô và cộng đoàn sơ khai nhận ra nguy cơ đặt ra những giới hạn không chính đáng trong việc chia sẻ đức tin. Ông Cornêliô là người ngoại giáo, sĩ quan cấp thấp của quân đội Roma chiếm đóng. Thế mà ông lại chuyên cần cầu nguyện và hay bố thí, nghĩa là vun trồng mối tương quan với Thiên Chúa và chăm lo cho người chung quanh. Bất ngờ biến cố xảy ra cho ông và gia đình, khi họ được một thiên sứ đến và thúc giục ông cho người tới Giaphô mời Tông đồ Phêrô đến. Cũng chính lúc đó, Phêrô được thị kiến: Có tiếng nói ra lệnh cho ông giết và ăn các con vật, trong đó có những loài bị coi là không thanh sạch. Phêrô thẳng thừng từ chối: “Lạy Chúa, không thể được!” (Cv 10,14). Dù nhận biết Thiên Chúa đang nói với mình, ông vẫn kiên quyết từ khước, vì lệnh này phá bỏ những điều luật của Torah từ xưa tới giờ, vốn là cốt yếu đối với căn tính tôn giáo của ông. Song song đó, nếu ông chấp nhận, thì ông phải “vượt ranh” để chấp nhận các dân tộc khác, điều trước giờ chưa từng xảy ra.

 

Trong khi Phêrô đang bối rối với thị kiến, thì gia nhân của ông Cornêliô đến, Thần Khí cho Phêrô biết họ là những kẻ chính Ngài sai đến. Phêrô đã đón nhận và nói: “Tôi đây chính là người các ông đang tìm” (Cv 10,21). Thực lòng mà nói, đây là một cuộc hoán cải thực sự, một cuộc vượt qua đau đớn nhưng mang lại vô vàn hoa trái, vượt qua mọi rào cản của văn hóa và tôn giáo. Phêrô đã chấp nhận đi vào tương giao với dân ngoại, ăn chung với họ, điều đã luôn bị cấm. Chính trong sự gặp gỡ tha nhân, tiếp đón họ, đồng hành với họ, bước vào nhà họ mà ngài nhận ra ý nghĩa của thị kiến của mình: không có người nào là bất xứng dưới mắt Thiên Chúa, và sự khác biệt do được tuyển chọn không hàm ý một sự ưu tiên mang tính loại trừ, nhưng là việc phục vụ và trở nên chứng ta ở tầm mức toàn thế giới.

 

Cornêliô và Tông đồ Phêrô, cả hai cùng lôi kéo người khác vào hành trình hoán cải của mình, làm họ trở thành bạn đồng hành, để tạo ra những cộng đồng, phá bỏ các rào cản và thúc đẩy các cuộc gặp gỡ. qua sự chia sẻ kinh nghiệm của Cornêliô, Phêrô lắng nghe, để rồi lên tiếng “bênh vực” và làm chứng cho sự gần giữ của Chúa, Đấng đến gặp gỡ từng người hầu giải thoát họ khỏi những gì cầm giữ họ trong sự dữ và làm băng hoại nhân tính họ (x. Cv 10,38). Cũng thế, chính tại Giêrusalem, khi bị các tín hữu thuộc giới cắt bì (Do Thái) trách cứ và tố cáo ông đã vi phạm những qui định truyền thống (x. Cv 11,3), Phêrô đã kể lại những gì đã xảy đến với ông. Điều này đã giúp cho những người đang đối thoại với ông, lúc đầu rất hung hăng và cố chấp, chịu lắng nghe và đón nhận những gì đã xảy ra.

 

Tóm lại, chính nhờ lắng nghe Chúa Thánh Thần và phân định trong chân lý bởi Kinh Thánh, Giáo hội có những quyết định đúng đắn trong hành trình của mình và thực hiện đúng muốn của Thiên Chúa.

 

Kết: Có thể nói “khung cảnh cộng đồng” trong công cuộc rao giảng của Chúa Giêsu cho thấy tính hiệp hành đã có ngay từ đầu với sự hiện diện của ba tuyến nhân vật làm thành cộng đồng: Chúa Giêsu, các môn đệ và đám đông; loại trừ bất cứ tuyến nào trong ba tuyến đó đều làm biến dạng cộng đồng. Đàng khác, tính hiệp hành cũng biểu lộ qua câu chuyện viên đại đội trưởng Cornêliô và Phêrô. Câu chuyện đó cho thấy dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo hội đón nhận và đồng hành với hết mọi người, không loại trừ ai.

 

Câu hỏi:

1/ Khung cảnh cộng đồng của mạc khải gồm những ai?

2/ Kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần giúp Giáo hội điều gì?

 

Bài cùng chuyên mục:

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Năm 28/03/2024 (28/03/2024 12:20:20 - Xem: 14)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Tư 27/03/2024 (27/03/2024 12:11:53 - Xem: 22)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Ba 26/03/2024 (26/03/2024 10:47:10 - Xem: 40)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Hai 25/03/2024 (25/03/2024 12:08:44 - Xem: 34)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Chúa Nhật 24/03/2024 (24/03/2024 14:15:52 - Xem: 48)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Thánh Lễ dành cho người già, đau bệnh ngày 23/03/2024 (23/03/2024 13:50:12 - Xem: 45)

Thánh lễ Chúa Nhật sẽ được trực tuyến vào lúc 18 giờ Thứ Bảy, ngày 23/03/2024, tại Toà Giám Mục Long Xuyên.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Bảy 23/03/2024 (23/03/2024 13:49:27 - Xem: 32)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Sáu 22/03/2024 (22/03/2024 12:11:10 - Xem: 42)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Năm 21/03/2024 (21/03/2024 12:10:07 - Xem: 44)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Giờ Kinh Gia Đình - Thứ Tư 20/03/2024 (20/03/2024 12:05:54 - Xem: 44)

Giờ kinh Gia đình sẽ được trực tuyến tại Tòa Giám mục Long Xuyên vào lúc 19h00 tối hàng ngày trong tuần.

Bài viết mới