Có gì nơi sự từ biệt?
- In trang này
- Lượt xem: 2,216
- Ngày đăng: 21/06/2022 09:36:02
CÓ GÌ NƠI SỰ TỪ BIỆT?
Khi từ biệt là điều tự nhiên vượt quá vòng tròn cuộc sống, thì cái chết thật sự chỉ là một phần của bí nhiệm nghịch lý, phong phú và khôn tả của tình yêu.
Từ biệt có thể rất khó khăn. Khi người chúng ta yêu thương đi xa, luôn có nỗi buồn, nhất là khi người thân yêu ra đi trong cái chết.
Nhưng từ kinh nghiệm, chúng ta biết rằng, đến cuối cùng, từ biệt không hẳn là cái chết nhưng là sự chuyển biến. Nó chấm dứt một cách hiện diện với người khác và mở đường cho một cách hiện diện khác, chỉ vừa mới khởi đầu và về lâu dài sẽ có lợi hơn cho yêu thương.
Chuyện này có vẻ hơi mơ hồ. Nhưng không phải thế. Chúng ta trải nghiệm chuyện này trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, một cô gái vừa tốt nghiệp trung học, cô dọn ra sống tự lập, cô đi xa nhà. Với cha mẹ, như thế là rất đau lòng. Đứa con gái bé bỏng bây giờ không còn bé bỏng nữa, và lời từ biệt con khi ra xe đi về, sau khi đã giúp con ổn định chỗ ở mới sẽ ghi khắc trong lòng chúng ta, con không còn bé bỏng và không còn là của mình nữa. Một điều gì đó căn bản đã thay đổi, và có thể thật khó để buông bỏ hình ảnh cô con gái một thời ở trong lòng bố mẹ. Nhưng cô bé nhỏ đó đâu đã chết. Cuộc sống của cô bây giờ mở ra với những chuyện phong phú mới, cô sẽ có bước tiến mới và quan trọng để trưởng thành, dù cho bước tiến đó thay đổi hình ảnh cô bé trong tâm hồn chúng ta.
Bây giờ con gái đã rời nhà và sống tự lập, hình ảnh đó sẽ như thế nào trong lòng bố mẹ? Nghịch lý thay, cô bé lại càng hiện diện với bạn hơn bao giờ hết, dù là theo cách khác. Bây giờ là người trưởng thành, cô có thể mang lại cho bạn những gì mà khi còn nhỏ sống chung, cô đã không thể đem lại. Con cái còn nhỏ có thể khơi lên trong lòng cha mẹ một tình thương đặc biệt, nhưng con cái lớn tuổi có thể khơi lên một điều khác, cũng vô cùng phong phú. Chính vì thế mà mọi cô bé cậu bé cuối cùng cần nói với bố mẹ mình những lời mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trong đêm trước khi tử nạn, “Thầy đi thì tốt hơn cho các con” – Nếu không đi xa, con sẽ luôn là đứa con nhỏ trong nhà, nhưng nếu con đi xa, con sẽ về lại nhà như người trưởng thành, đem lại cho bố mẹ một sự phong phú mới.
Cuối cùng sự chia ly lạnh lẽo lúc từ biệt có thể nhường chỗ cho một hội tụ ấm áp hơn, sâu sắc hơn và không còn phụ thuộc vào sự gần gũi về mặt thể lý. Một lời từ biệt chân thành chính là sự chuyển biến, chứ không phải kết thúc.
Điều này cũng đúng trong sự chia ly nhói lòng hơn của cái chết. Chúng ta không mất người thân yêu, mà là trải nghiệm một sự chuyển biến trong sự hiện diện của họ. Ở tang lễ, chúng ta cảm nghiệm sự chuyển biến của sự hiện diện và mối quan hệ giống như của người cha người mẹ thấy con mình lớn lên và dọn ra ngoài sống. Ở tang lễ, dĩ nhiên, cảm xúc dâng trào hơn, nhưng động lực vẫn như nhau. Một sự xoay chuyển tận căn đang diễn ra. Trong cái chết, thường phải mất một thời gian, có lẽ vài năm chúng ta mới nhận ra được đây là một chuyến biến, chứ không phải cái chết. Xin cho tôi đưa ra một ví dụ.
Năm tôi 23 tuổi, trong vòng ba tháng, cả cha và mẹ tôi lần lượt qua đời. Họ chưa cao tuổi lắm, chỉ mới 62 và 58. Tôi và các anh chị em vẫn còn trẻ, quá trẻ (theo đánh giá của chúng tôi) để chấp nhận nổi chuyện này. Do dó, ban đầu, cái chết của cha mẹ làm cho chúng tôi cảm thấy lạnh lẽo, cay đắng, chứ không thấy được sự chuyển biến. Tuy nhiên, thời gian hàn gắn dần, và cuối cùng, chúng tôi vượt qua được. Trong trường hợp của chúng tôi, thời gian chữa lành là vì cuối cùng chúng tôi bắt đầu nhận ra sự hiện diện của cha mẹ một lần nữa, theo một cách phong phú và sâu sắc hơn cả trước khi ông bà mất. Họ đã đi xa, nhưng họ quay lại, phong phú hơn, nồng ấm hơn và sâu sắc hơn.
Trong lời từ biệt ở bữa tiệc ly, Chúa Giêsu bảo các môn đệ đừng sợ, đừng đau buồn quá vì Ngài ra đi. Ngài nhắc đi nhắc lại, “Thầy đi thì tốt cho anh em hơn. Nếu Thầy không đi, Thầy không thể gửi Thần Khí đến”. Chúa Giêsu cũng như cô con gái rời nhà để bắt đầu cuộc sống mới và nói lời từ biệt làm cha mẹ đau lòng, nhưng lời từ biệt đó nằm trong bối cảnh, bây giờ cô sẽ có thể hiện diện với họ theo một cách khác và rất phong phú. Từ biệt không phải là cái chết, nhưng là sự chuyển biến.
Từ biệt và tạm biệt, kể cả lời vĩnh biệt ở tang lễ, không phải là những đoạn tuyệt phi tự nhiên đi ngược lại dự định của Thiên Chúa và cách của những mối quan hệ tăng tiến. Dĩ nhiên có thể như thế, khi lời từ biệt hay tạm biệt xuất phát từ giận dữ, thù ghét, xâm hại hay bạo lực. Tuy nhiên, khi từ biệt là điều tự nhiên vượt quá vòng tròn cuộc sống, thì cái chết thật sự chỉ là một phần của bí nhiệm nghịch lý, phong phú và khôn tả của tình yêu.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:

Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn (27/09/2023 05:51:14 - Xem: 80)
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không thành công.

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (20/09/2023 09:49:54 - Xem: 522)
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.

Ađam và Evà có thật hay không? (14/09/2023 08:03:09 - Xem: 324)
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không?

Năm cách để tìm kiếm ân sủng trong cuộc sống của bạn (11/09/2023 07:19:58 - Xem: 294)
Ân sủng của Thiên Chúa và Tình bạn thân thiết của Ngài trong tâm hồn chúng ta có giá trị hơn toàn bộ vũ trụ được tạo dựng.

Đừng sợ nên Thánh! (06/09/2023 14:04:58 - Xem: 329)
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh cho chúng ta sự thật này: Nên thánh không phải là chuyện độc quyền. Nghĩa là ai cũng có thể nên thánh và được mời gọi nên thánh giữa đời.

5 câu hỏi thường gặp về việc xưng tội (04/09/2023 08:57:36 - Xem: 371)
Tại sao có người gọi là xưng tội, một số gọi là hòa giải, và một số khác gọi đó là sám hối? Tôi có cần phải xưng tội trước khi rước lễ không?

Chân dung Linh mục (29/08/2023 14:12:17 - Xem: 369)
Theo cái nhìn truyền thống dựa trên các năng quyền thì linh mục là người đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, được trao ban các năng quyền như quyền hiến thánh...

Cơn sốt nội tâm (23/08/2023 07:16:52 - Xem: 388)
Lạy Chúa! Xin đến xoa dịu tất cả những gì đang khuấy động trong con và dạy con biết dừng lại. Xin nhìn vào “cơn sốt nội tâm” đôi khi làm con đau khổ.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 95 - Thời đại 5G mà còn cầu nguyện à? (18/08/2023 08:24:12 - Xem: 372)
Là người trẻ luôn bận rộn: điện thoại, mạng xã hội, việc làm, cà phê, lễ hội, v.v. làm sao có thể để tâm đến việc gặp gỡ Thiên Chúa?

Tôi có quá lo lắng về con mình không? (14/08/2023 08:04:34 - Xem: 274)
Khi nói đến các quy tắc, thì vấn đề lớn hơn là: Mục tiêu mà bạn muốn dành cho bọn trẻ là gì? Mục tiêu nuôi dạy con cái của bạn là gì?
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ