Phụng vụ

Có Thánh lễ kèm Chầu Mình Thánh Chúa không?

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,984
  • Ngày đăng: 24/03/2022 14:58:56
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

 

Hỏi: Một trong các cha xứ của giáo xứ chúng tôi đã từng nói rằng trong một Thánh Lễ có chầu Mình Thánh Chúa đi theo, việc ban phép lành và nghi thức giải tán cuối lễ không được thực hiện, bởi vì phép lành sẽ được thực hiện với việc giơ cao hào quang, và rằng Thánh Lễ không hoàn thành cho đến sau khi chầu Mình thánh, khi lời "Ite Missa est" (Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an) được nói. Còn các cha xứ khác của giáo xứ chúng tôi, kể cả cha xứ hiện nay, chưa bao giờ nghe nói về điều này trước đó. Xin cha vui lòng làm sáng tỏ điều này. - J.M., Sydney, Australia

 

chau-minh-thanh.jpg

 

Đáp: Trước tiên, tôi nghĩ rằng cần phải nói rõ rằng các qui định hiện nay không hề nói đến một "Thánh Lễ kèm chầu Mình Thánh Chúa”. Điều này có nghĩa rằng không được phép đặt Mình Thánh Chúa cuối Thánh lễ với mục đích duy nhất là ban phép lành.

 

Chỉ được phép đặt Mình Thánh Chúa sau hiệp lễ, tốt hơn với một Bánh Thánh được truyền phép trong thánh lễ ấy, nếu có thời gian dài hay ngắn đề chầu Minh Thánh hoặc Rước kiệu Thánh Thề tiếp sau Thánh lễ ấy.

 

Trong trường hợp này, vì không có phép lành chung được ban trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ, việc không ban phép lành cuối lễ như thế là đúng.

 

Trong trường hợp có chầu Mình Thánh Chúa liên tục sau Thánh Lễ, phải giữ nghi thức sau đây:

 

- Mình Thánh Chúa được đặt ngay sau phần rước lễ.

 

- Linh mục đọc lời nguyện kết thúc. Việc ban phép lành và nghi thức giải tán được bỏ.

 

- Linh mục và người giúp lễ xếp hàng ở phía trước bàn thờ, bái gối và quỳ xuống.

 

- Hát một bài thánh ca thờ lạy, Mình Thánh Chúa được xông hương như trong các lần chầu Mình Thánh bình thường, và các linh mục và người giúp lễ quỳ gối một lát và cầu nguyện riêng.

 

- Tất cả bái gối và quay trở về phòng thánh trong thinh lặng. Việc Chầu Thánh Thể vẫn tiếp tục trong một thời gian nữa, sau đó phép lành được ban qua việc giơ cao hào quang.

 

Câu "Ite Missa est" (Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an) không được nói, vì Thánh Lễ đã kết thúc trước đó với lời nguyện kết thúc rồi. Nó được bỏ qua cách đơn giản.

 

Nguyễn Trọng Đa,

(Theo Zenit)

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,213)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh GIACÔBÊ và PHILIPPHÊ Tông Đồ (Thế kỷ thứ I) (02/05/2024 07:29:38 - Xem: 9,365)

Giáo hội tôn kính hai vị tông đồ này trong cùng một ngày, vì vào thế kỷ thứ V, xác các thánh được đưa về Rôma với nhau và đặt ở đền thờ các thánh tông đồ.

Thánh Giuse NGUYỄN VĂN LỰU, Trùm họ (1790 -1854) (01/05/2024 07:52:13 - Xem: 4,469)

Chào đời năm 1790 tại họ Cái Nhum, tỉnh Vĩnh Long. Ngay từ thời niên thiếu, cậu Giuse Nguyễn Văn Lựu đã được hấp thụ một nền giáo dục gia đình Công Giáo đạo đức.

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2024 07:50:01 - Xem: 2,000)

Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2024 07:47:10 - Xem: 2,263)

Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2024 07:36:19 - Xem: 2,073)

Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2024 06:17:22 - Xem: 2,144)

Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2024 08:34:01 - Xem: 1,752)

Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2024 07:29:07 - Xem: 2,243)

Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2024 07:31:40 - Xem: 2,876)

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7