Cuộc chiến đấu thiêng liêng nhiều cam go
- In trang này
- Lượt xem: 851
- Ngày đăng: 17/02/2024 16:44:12
CUỘC CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG NHIỀU CAM GO
Thiên Chúa còn mách nhỏ với chúng ta điều này: “Con đừng chủ quan, vì Ma quỷ rất giỏi kế hoãn binh.” Nhiều khi mình tự tin vào chính mình chính là lúc Ma quỷ vùng lên.
Chúng ta đang ở trong Mùa Chay. Đây là thời gian của chiến đấu thiêng liêng. Tin mừng Chúa Nhật 1 Mùa Chay hôm nay (Mc 1,12-15) đề cập đến một trận chiến nhiều cam go. Nơi đây, chúng ta không chiến đấu một mình. Chúng ta chiến đấu trong hy vọng chiến thắng. Nếu chiến đấu mới mong phần chiến thắng. Nếu ngược lại, chắc chắn sẽ thất bại.
Để hiểu thêm về trận chiến trong Tin mừng hôm nay, chúng ta đi vào ba điểm ngắn dưới đây:
1/ Cuộc chiến 40 đêm ngày
Chính Thần Khí dun dủi Chúa Giêsu bước vào hoang địa để ăn chay, cầu nguyện và chiến đấu trong 40 đêm ngày. Thánh sử Máccô dùng chữ “ἔρημον- erēmon” mà Tiếng Việt dịch là “hoang địa”. Từ này cũng có thể dịch là sa mạc, nơi khô cằn, chỗ không người, vùng hoang vắng. “Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do”[1] – như đầu đề sứ điệp Mùa Chay năm nay. Khung cảnh này gợi nhớ lại hình ảnh 40 năm ròng rã dân Chúa đi trong sa mạc. Ý nghĩa của những năm tháng này là để Chúa thanh lọc dân: từ một dân tội lỗi đến một thế hệ thánh thiện. “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ.” (Xh 20,2).
Cũng vậy, Mùa Chay là thời gian để chúng ta ăn chay và hãm mình. Đây là Mùa rút lui vào hoang địa để nhìn lại ba tương quan: tôi với Thiên Chúa, tôi với tha nhân và tôi với chính mình. Tiếc rằng khi nhìn lại, Ma quỷ thường đến quấy rối và thách thức chúng ta, chịu Xa-tan cám dỗ. Vì lý do này, đôi khi chúng ta cảm thấy ngao ngán bước vào cuộc chiến thiêng liêng. Nhưng ai can đảm thực hành Mùa Chay, thiên sứ hoặc ân sủng Chúa cũng ngập tràn trong tâm hồn mỗi người.
2/ Ơn Chúa trong cuộc chiến
Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta không cô đơn. Thiên Chúa luôn ở cùng và chiến đấu với chúng ta. Ma quỷ rất vui mừng nếu chúng ta không bắt tay với Thiên Chúa. Ngược lại chúng rất bối rối hoang mang nếu ta đứng về phía Thiên Chúa. Dấu chỉ cho điều này là thiên sứ đến bày binh bố trận giúp chúng ta. Thật khó để thấy được bàn tay của Thiên Chúa trong cuộc chiến này; tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con người. Ngài luôn có cách để giúp con người thắng Ma Quỷ. Cuộc chiến này dai dẳng cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, nhưng chúng ta đã và sẽ chiến thắng nhiều lần. Càng gần gũi và dùng ơn Chúa tốt, chúng ta càng đỡ vất vả hơn trong cuộc chiến. Ước gì trong bốn mươi ngày Chay Thánh này, các tín hữu mở lòng, nguyện cầu để thấy được cách thức chiến đấu “trăm trận trăm thắng” của Thiên Chúa.
Một trong những chiến thuật của Ma quỷ rủ rỉ vào tai chúng ta rằng: “Mày luôn phải chiến đấu một mình.” Câu thần chú này khiến chúng ta nản lòng. Ngược lại, Thiên thần Chúa lại nhắc nhớ mỗi người rằng: “Bạn đừng sợ, vì Thiên Chúa đang ở với bạn. Ngài có sức mạnh và tình yêu để giúp bạn chiến thắng Ma quỷ!” Như thế trong cuộc chiến này, chúng ta thấy Ma Quỷ và Thiên Chúa là hai chiến tuyến, hai phương trời cách biệt. Chúng ta đang đứng ở giữa. Tùy mình chọn bên nào để chiến đấu? Nếu muốn hạnh phúc bình an, muốn sự sống thì chọn bên Thiên Chúa để chiến đấu chống lại sức công phá của Quỷ ma. Bằng cách nào?
3/ Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng
Điểm cuối cùng này nhấn mạnh đến lối nẻo của chúng ta chiến đấu. Thiên Chúa cũng “bó tay” nếu chúng ta không chịu sám hối và tin vào Tin mừng. Tiếng Việt thật hay khi dùng chữ sám hối! Sự sám hối (poenitentia) hay còn được gọi là sự ăn năn hoặc sự thống hối là việc một người ăn năn tội lỗi của mình. Hành động này thôi thúc chúng ta sửa mình, làm mới lại cách ăn nết ở. Điều này rất dễ nhận ra, nhưng vô cùng khó sửa. Mùa Chay là cơ hội vàng để chúng ta tập chiến thắng chính mình trước. Một trong những cách thế sửa dễ nhất đó là đến với Bí tích Hòa giải. Nơi đây Thiên Chúa sẽ tha thứ mọi lỗi lầm của ta. Với tâm hồn trong sạch này, chúng ta đủ sức để tiếp tục đối diện với kẻ thù là Ma quỷ.
Cách thứ hai hữu hiệu cũng không kém đó là tin vào Tin mừng. Gọi là Tin mừng vì Chúa Giêsu đã đến với từng người để đưa con người về với Thiên Chúa. Ngài muốn cứu độ bạn và tôi. Tin Mừng còn ghi lại những lời hứa, những bài giảng và những mặc khải của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Khi tin vào Tin Mừng, tin vào Thiên Chúa, chúng ta thủ đắc được những vũ khí thiêng liêng cần thiết để chống trả lại Ma quỷ.
Với hai vũ khí trên đây, dĩ nhiên Ma quỷ vẫn không tha cho chúng ta. Chúng thường xuyên lui tới để khiêu chiến. Ước sao bạn và tôi đừng quên hai vũ khí này. Nhất là đừng lơ là trong cuộc chiến thiêng liêng này. Thiên Chúa còn mách nhỏ với chúng ta điều này: “Con đừng chủ quan, vì Ma quỷ rất giỏi kế hoãn binh.” Nhiều khi mình tự tin vào chính mình chính là lúc Ma quỷ vùng lên. Trong ý nghĩa này, thánh Phaolô trải nghiệm rằng: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh.” (2Cr 12,10). Hãy mạnh mẽ trong Thiên Chúa, vì Chúa là sức mạnh của đời tôi (Tv 117,14-15).
Lạy Chúa Giêsu, xin ở với con trong hoang mạc. Xin chiến đấu với con. Mỗi khi Mùa Chay về, con lại van nài sự can đảm hoán cải, phát xuất từ việc tiến lên khỏi cảnh nô lệ. Với vũ khí là đức tin và đức ái, con vững bước trong cuộc đấu thiêng liêng này. Sau cùng, con tin Đức tin, đức ái và đức cậy dẫn con tiến về phía trước, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Amen.
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
—-
[1] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/su-diep-mua-chay-2024-cua-duc-thanh-cha-phanxico-xuyen-qua-sa-mac-thien-chua-dan-ta-toi-tu-do-54395
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 424)
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 414)
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 670)
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 449)
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 553)
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 07:45:13 - Xem: 565)
Lời Đức Giêsu khiển trách người Do Thái cũng là lời khuyên chúng ta lo tu luyện lại bản thân từ bên trong, chứ đừng lo phê phán người khác.
Cần làm gì khi đối diện với các xung đột nội tâm? (24/08/2024 10:04:30 - Xem: 264)
Bạn hãy mạnh dạn thưa những lời đó với Đức Giê-su và tâm sự với Ngài về tất cả những cảm xúc đang có ở trong tâm hồn.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 21 TN năm B - 2024 (19/08/2024 15:01:39 - Xem: 556)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thách thức các môn đệ tin vào Người và đón nhận lời hứa của Người về bánh trường sinh.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 năm B - 2024 (19/08/2024 10:43:32 - Xem: 640)
Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc.
Đức Trinh nữ Maria có giọng nói như thế nào? (14/08/2024 07:54:41 - Xem: 359)
Người ta có thể tưởng tượng được âm sắc giọng nói của Đức Trinh Nữ Maria không? Nơi Mẹ, người ta nghe thấy sự thanh khiết siêu nhiên của Mẹ
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm...
-
Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi
Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!
-
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên...
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học