Dành chỗ đứng cho giáo dân, ĐTC thúc bách Giáo hội
- In trang này
- Lượt xem: 6,959
- Ngày đăng: 13/05/2021 08:37:16
Ngày thứ ba 11 tháng 5, qua một tự sắc Đức Phanxicô đã thành lập “thừa tác vụ giáo lý viên giáo dân”. Một biện pháp giúp xác định lại vị trí của giáo dân trong Giáo hội bị cho là quá quy về giáo sĩ.
Đây không phải chỉ vài lời, nhưng những lời này sẽ thay đổi sâu đậm Giáo hội công giáo từ bên trong. “Tôi thành lập thừa tác vụ giáo lý viên giáo dân.” Tự sắc được Đức Phanxicô ký ngày 11 tháng 5, câu ngắn này ở cuối Tự sắc cổ kính, Antiquum Ministererium, có tác dụng mở ra một thừa tác vụ mới cho giáo dân. Sau khi mở rộng thừa tác vụ chức giúp lễ và chức đọc sách cho phụ nữ vào tháng 1, bây giờ Đức Phanxicô công nhận chỗ đứng của hàng trăm ngàn giáo lý viên giáo dân, “rất đông” và “có năng lực”, họ đã thực hiện một “sứ mệnh không thể thay thế trong việc trao truyền và đào sâu đức tin.”
Việc thể chế hóa chức năng này, đã được Đức Phaolô VI hình dung vào năm 1972, trên thực tế chưa bao giờ được theo sát trong Giáo hội công giáo. Thường được đồng hóa với các Giáo hội của các nước phía Nam, các thừa tác vụ này chưa bao giờ thực sự phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nửa thế kỷ sau, bây giờ Đức Phanxicô mời gọi các giám mục một cách rõ ràng và chắc chắn hơn để chức vụ được thiết lập này “có hiệu quả”.
Ngài xin các giám mục kêu gọi giáo dân nam nữ có “đức tin sâu đậm” và “trưởng thành nhân bản” tham gia “tích cực vào đời sống của cộng đồng kitô hữu”, trong tinh thần “tiếp nhận, quảng đại và hiệp thông trong tình huynh đệ”. Và xin các giám mục cung cấp cho họ một “đào tạo phù hợp với Kinh thánh, thần học, mục vụ và sư phạm”.
Thay đổi cơ bản văn hóa
Đây thực sự là một thay đổi văn hóa cơ bản, trong một Giáo hội được đánh dấu từ thời Trung cổ qua sự hiện diện đông đảo của các linh mục. Linh mục Dòng Tên người Ý Cesare Giraudo nhắc lại: “Chúng ta là những người thừa kế của một thời phong phú các linh mục, thời mà giáo dân luôn bị gạt sang một bên. Đây là cả một thay đổi hoàn toàn, rất sâu đậm về mặt não trạng.” Theo nhà thần học người Ý, lời nhấn mạnh này của Đức Phanxicô là lời ngài muốn “thúc bách một Giáo hội quá giáo quyền”, lời mời gọi mạnh mẽ cho người công giáo để có những phương thức hoạt động mới, ở tầm tay của giáo dân.
Giám mục Vincent Dollmann, giáo phận Cambrai thừa nhận: “Trong những thế kỷ gần đây, nhiều sứ mệnh khác nhau đã nằm trong tay các linh mục nhờ vào số lượng đông đảo của họ.” Giám mục Hervé Giraud, giáo phận Sens-Auxerre cho biết: “Các giám mục và linh mục tập trung quá nhiều quyền lực, họ đi xa với chức năng đầu tiên của họ.” Theo giám mục Dollmann, chức thừa tác vụ đặc biệt dành riêng cho giáo dân này, giúp cho chức tư tế tìm lại được “tính đặc thù của mình.” Một giám mục nói: “Đức Phanxicô làm cho chúng ta ý thức, mọi chuyện không xoay quanh thừa tác vụ của linh mục.” Khi cổ động cho các thừa tác viên giáo dân này, giáo hoàng cũng giúp xác định lại vai trò của linh mục.
“Một cơ hội phải được nắm bắt”
Nhưng làm thế nào để đảm bảo sáng kiến này của Đức Phanxicô không là bức thư chết trên địa bàn, khi nó đã không thành công trong những năm 1970, sau lời kêu gọi của Đức Phaolô VI? Linh mục Giraudo trả lời: “Tình trạng thiếu linh mục đã thấy rõ ở nhiều nước phương Tây. Và để sống, cộng đồng cần nhiều thừa tác viên. Còn ở các quốc gia truyền giáo, Giáo hội đã thử nghiệm các cách làm việc để có thể tái tạo, đặc biệt là trong việc đào tạo giáo lý viên.”
Theo nhà thần học Arnaud Join-Lambert, việc Đức Phanxicô thúc bách thừa tác vụ giáo dân này là “cơ hội cần nắm bắt, với điều kiện là chúng ta phải vượt qua hai cạm bẫy” Bắt đầu với “sức ì” vốn có trong bất kỳ tổ chức nào, huống chi là trong Giáo hội công giáo. Giám mục Giraud lên tiếng: “Cá nhân tôi, câu hỏi về thừa tác vụ này có vẻ thúc ép tôi, nhưng tôi mong muốn hành động theo tinh thần tập thể với các giám mục khác.” Theo thần học gia Arnaud Join-Lambert, rủi ro thứ hai là: giảm thiểu các thừa tác vụ mới này như một cách diễn giải lại đơn giản về các vai trò vốn đã có.
Mở ra một viễn cảnh
Trên địa bàn, các giám mục dường như quyết tâm nắm bắt lời mời gọi này của Đức Phanxicô. Ở giáo phận Yonne, giám mục Hervé Giraud đã nghĩ đến một người để đề nghị vào chức thừa tác vụ giáo lý viên mới: “Điều này chỉ có thể liên quan đến một số lượng người rất nhỏ”, theo ngài, đây không phải là “phần thưởng” nhưng là “phục vụ tất cả mọi người”.
Theo các giám mục được báo La Croix phỏng vấn, viễn cảnh mà Đức Phanxicô mở ra vượt xa thừa tác vụ giáo lý viên giáo dân. Giám mục Hervé Giraud nhấn mạnh: “Những lo ngại xung quanh chữ thừa tác vụ đã được cất bỏ, như thế sẽ giúp chúng ta hiểu được, đây là một ơn của Chúa chứ không phải ơn huệ từ tổ chức nội bộ .”
Giám mục Dollmann ghi nhận: “Điều này mở ra nhiều con đường cho tôi, đây là cơ hội để mọi thứ không tập trung vào bí tích Thánh Thể. Mọi người có thể nuôi dưỡng Chúa Giêsu bằng lời của Chúa.” Giám mục Dollmann tự hỏi cách nào để gởi các tín hữu tham gia vào việc tổ chức tang lễ, ngài nói: “Làm trong tinh thần không thể chế hóa quá mức các chức năng này.” Một cách cảnh giác với hình thức giáo sĩ hóa giáo dân, chống lại điều mà Đức Phanxicô đã cảnh báo rõ ràng trong tự sắc.
Khuyến khích giáo dân dấn thân, nhận biết họ, khuyến khích họ nhưng không tái sản xuất mô hình giáo sĩ mà Đức Phanxicô đã kêu gọi vượt lên từ đầu triều giáo hoàng của ngài: hơn nữa, chính điểm quan trọng mà Đức Phanxicô cố gắng đạt được trong tự sắc của ngài, ngài khuyến khích một thừa tác vụ giáo lý viên “được hoàn thành dưới hình thức hoàn toàn thế tục, không rơi vào bất kỳ biểu hiện nào của giáo sĩ hóa.”
“Một ơn gọi giáo dân đích thực”
Chính xác để tránh sai lầm này, hồng y Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc âm hóa, trong ngày giới thiệu quyết định của giáo hoàng tại Rôma, xem các thừa tác vụ mới này là “ơn gọi giáo dân đích thực, có thể phát triển trong suốt cuộc đời.” Về cơ bản, các thừa tác vụ được thiết lập này không chỉ đơn thuần là thừa nhận các mục vụ đã được giáo dân làm trong giáo xứ hay giáo phận của họ.
Giáo sư thần học Arnaud Join-Lambert phân tích: “Thể chế này được thực hiện nhờ một phụng vụ phong phú, nhấn mạnh đây là sứ mệnh theo kiểu ơn gọi, đến từ Thiên Chúa.” Rất nhiệt tình trước sáng kiến này, ông nói: “Thừa tác vụ mới này có thể thay đổi nhiều điều trong sự hiểu biết về Giáo Hội, được tạo nên từ tất cả những người đã được rửa tội cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng và đức tin.”
Dù sao Đức Phanxicô đã muốn đi đến cùng và không để quyết định này bị chôn vùi. Vào cuối sắc lệnh được công bố ngày thứ tư, 11 tháng 5, ngài xin tất cả giám mục tiếp nhận tự sắc này, thiết lập trong từng quốc gia các khóa đào tạo thích hợp. Đối với Bộ Phụng tự, ngài xin công bố một “nghi thức thể chế” của thừa tác vụ giáo dân mới này. Và xin làm “trong thời hạn sớm nhất có thể.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)
Bài cùng chuyên mục:
Một số nhận xét về 21 vị hồng y được Đức Thánh cha bổ nhiệm (09/10/2024 07:17:48 - Xem: 154)
Nhiều báo chí đưa ra những nhận xét việc Đức Thánh cha Phanxicô tuyên bố, triệu tập Công nghị vào ngày thứ Sáu, ngày 08 tháng Mười Hai tới đây, để bổ nhiệm thêm 21 hồng y mới.
Đức Thánh Cha công bố danh sách các Tân Hồng Y ngày 06/10/2024 (07/10/2024 05:42:10 - Xem: 452)
Đức Thánh Cha đã thông báo danh sách 21 Tân Hồng y ngài sẽ trao mũ trong Công nghị ngày 8/12, lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Tóm tắt Thượng Hội đồng: Ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình vào ngày 07/10 (05/10/2024 05:20:19 - Xem: 194)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa được trùng tu đã tổ chức buổi họp báo để làm sáng tỏ buổi khai mạc Phiên họp thứ Hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI về Hiệp hành.
ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục (03/10/2024 05:52:43 - Xem: 278)
Sáng thứ Tư ngày 2/10/2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Phần hai của Thượng Hội đồng Giám mục
ĐTC Phanxicô trả lời chỉ trích bình luận của ngài về phụ nữ trong bài phát biểu tại Đại học Louvain (02/10/2024 05:30:24 - Xem: 369)
Đức Thánh Cha nói rằng những phê bình này đến từ một “trí óc chậm hiểu”, cố tình hiểu sai lập trường của ngài.
Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027: “Hãy can đảm! Thầy đã thắng thế gian.” (30/09/2024 08:39:24 - Xem: 217)
Ngày 24 tháng 9 tại Vatican đã diễn ra buổi họp báo công bố chủ đề và logo của Đại hội Giới trẻ Thế giới Seoul 2027.
Diễn văn của ĐTC Phanxicô trong buổi gặp giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ Bỉ (29/09/2024 09:43:41 - Xem: 176)
Đức Thánh Cha tập trung suy tư vào ba cụm từ: loan báo Tin Mừng, niềm vui và lòng thương xót.
ĐTC Phanxicô gặp cộng đoàn Công Giáo Luxembourg (27/09/2024 07:29:29 - Xem: 253)
Chiều ngày 26/9/2024 Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với cộng đoàn Công giáo Luxembourg tại Nhà Thờ Chính Toà Notre-Dame.
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ (27/09/2024 07:27:39 - Xem: 206)
Sáng thứ Năm 26/9, chưa đầy 2 tuần sau chuyến tông du nước ngoài thứ 45 đến Châu Á và châu Đại Dương, Đức Thánh Cha đã bắt đầu chuyến tông du thứ 46 đến Luxembourg và Vương quốc Bỉ.
Indonesia khánh thành tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới (25/09/2024 04:31:08 - Xem: 538)
Trong cuộc viếng thăm Indonesia hồi đầu tháng 9 vừa qua, tại Tòa Sứ thần ở Jakarta, Đức Thánh Cha đã làm phép một tượng thu nhỏ của tượng nguyên bản 61 mét.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...