Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Đi tu – người tu sĩ có bớt là người hơn?

  • In trang này
  • Lượt xem: 7,174
  • Ngày đăng: 14/05/2021 10:40:20

ĐI TU - NGƯỜI TU SĨ CÓ BỚT LÀ NGƯỜI HƠN

 

Đi tu, người tu sĩ có bớt là người hơn? Nó tùy thuộc vào cách người đó biết ôm lấy tất cả những đau khổ của thế giới và đặt để nó trọn vẹn vào một thế giới rộng lớn hơn.

 

 

Vào những năm đầu thế kỷ XXI, ta vẫn đang chứng kiến một trong những hiện tượng lạ nhất trong hiện sinh của con người, một nhóm nhỏ tách mình ra khỏi đời sống thường lệ để tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời mình trong một thứ niềm tin nào đó, vào một hệ giá trị nào đó rất lạ lùng, lắm khi điên rồ, có khi cũng tầm thường, vô định. Người ta gọi là tu sĩ. Nhưng, liệu họ có đang chạy trốn bổn phận với thế giới, họ có bớt là người hơn khi tìm kiếm một thứ hạnh phúc dường như chẳng ăn nhập gì với trăn trở của thế giới?

 

Triết gia Simone Weil trong một bức thư dài gửi cho linh mục Purin lý giải về lý do bà dù rất muốn gia nhập Ki-tô giáo, nhưng vẫn không thể bước qua ngưỡng cửa ấy, bởi vì bà thấy rằng “dù thế nào, khi con hình dung một cách cụ thể về việc con sắp bước vào Giáo Hội, thì không có ý nghĩ nào làm con khổ sở hơn ý nghĩ rằng con tự tách mình ra khỏi những người lương dân đang khốn khổ… thiên mệnh của con là sống giữa họ, cùng mang với họ một ít sắc mầu, tan biến giữa họ… để yêu thương họ như họ là”. Như thế, nguy cơ của việc tách biệt là ta chẳng bao giờ có thể kinh nghiệm được cái giằng xé của con người thời đại, những tâm trạng lo lắng họ phải nếm trải từ lúc rạng đông tới buổi chiều tà, từ nơi chợ búa đến hành lang nhà thương. Sự thiếu vắng kinh nghiệm hiện sinh của con người thời đại có thể làm cho một người bớt người hơn.

Tràn ngập những chỉ trích cho hàng giáo sĩ, tu sĩ vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba này, dường như cho thấy đi tu có khi chỉ là phương tiện chỉ để làm cho con người bớt là người hơn, bớt đồng cảm hơn với nỗi đau của đồng loại. Đi tu có khi chỉ nới rộng khoảng cách giữa người với người ngày càng xa vời. Cái vỏ bọc đạo đức, và sự an toàn của một đời sống không còn bận tâm đến cơm áo gạo tiền đôi lúc xóa luôn khỏi cảm thức của nhiều tu sĩ cái sự thật : tu sĩ là con người, chỉ là con người thôi.

 

Nhưng những chỉ trích lắm khi đúng ấy, không làm phai nhạt cái vẻ đẹp tự thân của đời sống tu trì. Đúng hơn, những chỉ trích phải là chiếc dao gọt rửa tất cả những sần sùi trên thân đời sống tu trì. Trong cái ngột ngạt của một thế giới bị tục hóa, ta thấy thế giới ấy cần lắm những con người có thể hiến thân cho một hạnh phúc trọn vẹn, một niềm tin không hề lay chuyển vào con đường họ theo đuổi, cần lắm những con người trả lại vẻ đẹp cho thế giới Thiên Chúa đã từng gọi là đẹp. Thế giới này cần lắm những Gioan Thánh Giá biết liên lỉ tìm đến kết hợp thâm sâu với Chúa Giêsu chịu đóng đinh để biến đời sống thần bí thành khao khát của biết bao tâm hồn say đắm Thiên Chúa, cần lắm những gương mặt khác lạ nhưng hết sức đơn sơ như Têrêsa hài đồng Giêsu để biến thế giới thành một vườn hoa xinh đẹp, hay như một Têrêsa Calcuta tìm kiếm Chúa Giêsu trong những người nghèo nhất, để người nghèo lại tìm thấy tình yêu trong thế giới dường như đã đẩy họ vào chân tường.

 

Tôi thử hỏi, những ưu tư của Simone Weil cùng lắm chỉ khuyến khích cho con người gần nhau trong cái nếm trải cách hiện sinh của nhau, mà chẳng thể đưa nhau tới một lối thoát đầy hy vọng trong đời sống con người. Nhưng, một lần nữa, thực sự, sự thánh thiện của đời tu, phải được định nghĩa lại. Đúng hơn, sự thánh thiện ấy phải chạm đến được những vết thương của nhân loại, những cái chết không thể đếm xuể của đại dịch covid, những cơn đau không thể hiểu trọn của các bệnh nhân ung thư,… chạm đến biết bao nhiêu người đang cô đơn trong thế giới, và chạm đến chính những người anh chị em của tôi. Sự thánh thiện ấy phải được tái khám phá lại trong khuôn mặt của người Samari nhân hậu chứ không phải của người Pharisiêu và người thông luật đi qua cái thân phận đau khổ của nạn nhân, vốn bị thế giới tục hóa hành hạ và bỏ lại bên đường. Đền thờ đích thực mà người tu sĩ phải tìm kiếm là nơi những đau khổ của con người, nơi đó có Chúa Giêsu! nơi đó, họ mới tìm thấy ý nghĩa của đời tu.

 

Đi tu, người tu sĩ có bớt là người hơn? Nó tùy thuộc vào cách người đó biết ôm lấy tất cả những đau khổ của thế giới và đặt để nó trọn vẹn vào một thế giới rộng lớn hơn. Họ có thể làm người trọn vẹn hơn, cũng có thể bớt là người hơn!

Maria Trang Trịnh

(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Đôi điều về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (24/07/2024 06:17:43 - Xem: 117)

Phải chăng Chúa Cha có trước rồi đến Chúa Con rồi tới Chúa Thánh Thần? Có đoạn Kinh Thánh nào để cho Hội Thánh xác tín điều này ạ?

Quan niệm của thánh Augustinô về ý nghĩa thực sự của bình an (20/07/2024 08:43:22 - Xem: 221)

Vậy bình an là gì? Đó là sự tĩnh lặng mà chúng ta cảm nghiệm được khi chúng ta hướng tình yêu của mình, qua nhân đức, tới Thiên Chúa.

Những trợ giúp cho đời sống khiết tịnh trong đời tu (09/07/2024 07:32:58 - Xem: 538)

Đừng để mình có quá nhiều tự do. Trong tâm trí luôn giữ ý ngay lành, tâm hồn bình thản, biết tạo niềm vui nội tâm, sống lạc quan.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 130 - Nghiện Internet, tìm sự quân bình (29/06/2024 07:19:17 - Xem: 259)

Nghiện Internet đúng là không tốt. Tuy nhiên, chính con và nhiều người trẻ thật khó thoát ra. Không biết có cách nào để quân bình trong việc lên mạng Internet.

Vài chú ý giúp người trẻ nên thánh thiện (26/06/2024 07:42:12 - Xem: 331)

Với ơn của Chúa, hẳn là người trẻ có thể hoàn thiện chính mình mỗi ngày khuôn theo những giá trị Tin mừng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 128 - Sống đạo trong gia đình khác tôn giáo (22/06/2024 07:21:01 - Xem: 365)

Tình yêu vợ chồng, dù là cùng đạo hay khác đạo, luôn cần phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 129 - Không kết hôn vì sợ đổ vỡ (17/06/2024 07:44:59 - Xem: 319)

Con thấy cuộc sống hôn nhân có quá nhiều mong manh dễ đổ vỡ, con sợ mình đi vào vết xe đổ nhiều gia đình. Con có ý định không kết hôn, xin cho con những lời khuyên?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 127 - Thử và Thật! (10/06/2024 06:51:01 - Xem: 282)

Con thấy trào lưu này đang lan nhanh và người trẻ cũng khó cưỡng lại lối sống này. Không biết chúng con phải làm sao để có thể đương đầu với trào lưu này?

Những điều mỗi cô gái thực sự nên biết (29/05/2024 07:17:02 - Xem: 616)

Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen giải thích rằng: “Vẻ đẹp bên ngoài không bao giờ chạm đến tâm hồn, nhưng vẻ đẹp của tâm hồn lại phản ánh lên khuôn mặt.”

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 126 - Làm ăn chân chính (26/05/2024 18:38:43 - Xem: 284)

Con nghe nhiều bạn sinh viên Công giáo chia sẻ những khó khăn của người Công giáo khi làm ăn kinh tế. Công bằng, trong sáng và làm chứng trong môi trường doanh nghiệp, công ty và thương trường thực sự khó.

Bài viết mới