Giáo hội toàn cầu

ĐTC gửi sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,790
  • Ngày đăng: 27/01/2022 17:13:14

 

Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 56, có chủ đề “Hãy lắng nghe bằng con tim”, được công bố ngày 23/01, ngày lễ kính nhớ thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng các nhà báo, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh những điểm quan trọng: lắng nghe bằng con tim, lắng nghe là điều kiện giao tiếp tốt, và lắng nghe trong Giáo hội.

 

Lắng nghe bằng con tim

Trích dẫn sách Đệ Nhị Luật “Nghe đây, hỡi Israel!” (Đnl 6, 4), Đức Thánh Cha nói từ Kinh Thánh chúng ta học được rằng lắng nghe không chỉ mang ý nghĩa của một nhận thức âm học, nhưng là sự liên kết đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Chính vì thế Thánh Phaolô khẳng định “Có đức tin là nhờ nghe giảng” (Rm 10, 17).

 

Đức Thánh Cha cảnh báo: “Chúng ta có đôi tai, nhưng nhiều khi ngay cả những người có thính giác tốt vẫn không có khả năng lắng nghe người khác, do họ bị điếc nội tâm, điều tệ hại hơn điếc thể lý. Thực tế, lắng nghe không chỉ liên quan đến thính giác nhưng đến toàn thể con người, như Thánh Augustinô mời gọi hãy lắng nghe bằng con tim. Vì thế, để có thể truyền thông tốt, trước hết cần phải lắng nghe chính mình, với những nhu cầu của chính mình, những nhu cầu đã được khắc sâu trong mỗi người”.

 

Lắng nghe là điều kiện giao tiếp tốt

Đức Thánh Cha nói đến thực tế xã hội hiện nay là trong nhiều cuộc đối thoại  chúng ta không giao tiếp gì cả. Chúng ta chỉ đợi cho người khác nói xong để áp đặt quan điểm của mình. Đây không phải là đối thoại thực sự, mà là một cuộc độc thoại có hai tiếng nói. Trái lại, một cuộc giao tiếp thực sự là cả hai, tôi và người kia đều “đi ra” hướng về nhau.

 

Vì thế, lắng nghe là bước đầu tiên không thể thiếu của đối thoại và giao tiếp tốt. Người ta không thể làm truyền thông nếu không lắng nghe trước và không thể trở thành một nhà báo tốt nếu không có khả năng lắng nghe. Hơn thế nữa, cần phải lắng nghe nhiều nguồn để có độ chính xác của thông tin muốn truyền tải. Và điều đặc biệt là phải lắng nghe kiên nhẫn, điều này không dễ, như Đức Hồng y Agostino Casarli, một nhà ngoại giao lớn của Toà Thánh đã nói về “tử đạo của kiên nhẫn”. Đối với Đức Hồng y, trong các cuộc đàm phán cần lắng nghe và được lắng nghe kiên nhẫn để đem lại lợi ích tốt nhất có thể trong điều kiện tự do bị giới hạn.

 

Lắng nghe trong Giáo hội

Đức Thánh Cha đi đến điểm cuối cùng liên quan đến việc lắng nghe trong Giáo hội. Ngài mời gọi trong Giáo hội, mọi người cần phải lắng nghe người khác và lắng nghe nhau, vì đây là món quà quý giá nhất mà các tín hữu có thể dành cho nhau. Và điều này phải được thể hiện cụ thể trong hoạt động mục vụ, như Thánh Tông đồ Giacôbê khuyên: “Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói” (Gc 1, 19). Dành thời gian để lắng nghe người khác là cử chỉ đầu tiên của bác ái.

 

Hướng đến tiến trình hiệp hành của toàn thể Giáo hội đang thực hiện, Đức Thánh Cha mời gọi: “Chúng ta hãy cầu nguyện để đây là một cơ hội tuyệt vời cho mọi người lắng nghe nhau. Thực tế, hiệp thông không phải là kết quả của các chiến lược và chương trình, nhưng được xây dựng trong sự lắng nghe nhau. Như trong một dàn hợp xướng, sự hiệp nhất không đòi hỏi phải giống nhau, đơn điệu nhưng là sự đa dạng của các giọng khác nhau. Mỗi người khi hát cần lắng nghe người khác để tạo nên sự hoà hợp tổng thể. Sự hoà hợp các giọng ca là ý tưởng của nhà soạn nhạc, nhưng hiện thực nó thì phụ thuộc vào mỗi giọng ca. Trong Giáo hội, Thánh Thần là nhà soạn nhạc.

Nguồn: Vatican News

Ngọc Yến - Vatican News

Bài cùng chuyên mục:

Quy định mới về các hiện tượng siêu nhiê (18/05/2024 05:39:39 - Xem: 64)

Bộ Giáo lý Đức tin công bố những quy định mới về các hiện tượng siêu nhiên và có hiệu lực vào ngày 19/5/2024.

Năm Thánh 2025: Quy định về ban ân xá (14/05/2024 23:19:16 - Xem: 206)

Các tín hữu, những người hành hương của niềm hy vọng, sẽ có thể nhận được Ân Xá Năm Thánh do Đức Thánh Cha ban nếu họ thực hiện một cuộc hành hương đạo đức

Những ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 (11/05/2024 19:09:37 - Xem: 212)

Sắc chỉ, được chia thành 25 điểm, bao gồm các lời kêu gọi và đề xuất, những ước mơ của ngài trong Năm Thánh 2025.

Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 (11/05/2024 19:07:20 - Xem: 140)

Hiện diện tại buổi cử hành với Đức Thánh Cha, có khoảng 50 Hồng y, 40 Giám mục, 100 linh mục và rất đông các tín hữu.

Ủy nhiệm thư Đức Thánh Cha gửi các cha xứ tham gia Cuộc gặp gỡ quốc tế các cha xứ với Thượng hội đồng (11/05/2024 06:37:14 - Xem: 220)

Chúng tôi cần sự giúp đỡ của anh em để tiếp tục lắng nghe tiếng nói của các cha xứ trước Khoá họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục.

Đức Thánh Cha chính thức công bố Sắc chỉ về Năm Thánh 2025 (10/05/2024 21:00:04 - Xem: 254)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sắc chỉ có tựa đề “Spes Non Confudit,” có nghĩa là “Niềm Hy vọng không làm thất vọng”.

Khảo sát cho thấy ĐTC Phanxicô được người dân Philippines rất tin tưởng (09/05/2024 21:41:34 - Xem: 320)

Đức Thánh Cha Phanxicô nổi lên như một trong những nhân vật đáng tin cậy nhất của người dân Philippines; ngài nhận được sự ủng hộ từ 71% dân số.

Ngày 9/5 ĐTC Phanxicô sẽ công bố Sắc chỉ Năm Thánh 2025 (07/05/2024 21:32:12 - Xem: 388)

Ngày 9/5/2024, tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong buổi cử hành Kinh Chiều II Lễ Chúa Lên trời, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh 2025.

Nguồn gốc Năm Thánh: Giữa lời ngôn sứ và thực tại. Giữa hồng ân và niềm hy vọng (07/05/2024 06:39:08 - Xem: 234)

Nghi thức đầu tiên và quan trọng nhất của Năm Thánh là mở Cửa Thánh. Năm Thánh 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 24/12/2024

Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Cha xứ (03/05/2024 21:48:45 - Xem: 420)

Tôi khuyến khích anh em, với tư cách là cha xứ, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa để trở thành những người xây dựng một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo,

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7