Giáo hội toàn cầu

ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức

  • In trang này
  • Lượt xem: 521
  • Ngày đăng: 23/11/2023 06:19:19

ĐTC kêu gọi: “Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho mối quan tâm chung của chúng ta về sự hiệp nhất”.

 

 

Trong thư gửi Đức Thánh Cha hôm 6/11/2023, bốn nữ học giả - nhà thần học luân lý Katharina Westerhorstmann, nhà thần học Marianne Schlosser, triết gia Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz, và nhà báo Dorothea Schmidt - đã bày tỏ “mối lo ngại” của họ về những diễn biến trong con đường công nghị của Giáo hội ở Đức, nơi họ đã rời bỏ. Họ bày tỏ sự nghi ngờ và lo ngại về kết quả của Con đường Công nghị Đức đã được ký kết trong những tháng gần đây.

 

Tiến trình này có sự tham gia của 230 đại biểu, bao gồm các giám mục, linh mục và giáo dân, được chia thành các nhóm làm việc, tập trung vào các vấn đề như chúc lành cho các cặp đồng tính, thay đổi luân lý tính dục, luật độc thân linh mục, quyền lực giáo sĩ, chống tệ nạn lạm dụng, vai trò của phụ nữ, đặc biệt chú ý đến chức phó tế nữ và khả năng thụ phong linh mục cho phụ nữ.

Tất cả các chủ đề này đã được tổng hợp trong bốn tài liệu được trình bày vào tháng 3.

 

Thư trả lời của Đức Thánh Cha

Đáp lại, Đức Thánh Cha đã trả lời bằng một lá thư đề ngày 10/11, được gửi đến 4 nữ học giả, Đức Thánh Cha đã viết ra những quan ngại của mình, điều đã được bày tỏ trong những dịp trước đó. Ngài thừa nhận rằng ngài cũng lo ngại “về vô số bước có thể cảm nhận được mà qua đó phần lớn Giáo hội địa phương này tiếp tục có nguy cơ rời xa con đường chung của Giáo hội hoàn vũ”.

 

Việc thành lập một ủy ban công nghị

Bốn cựu đại biểu của Con đường Công nghị đặc biệt quan tâm đến ý tưởng thành lập một ủy ban công nghị “nhằm chuẩn bị giới thiệu một hội đồng điều hành và ra quyết định”.

 

Đề cập đến điều này trong thư của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng một cơ quan như vậy, “như được nêu trong văn bản liên quan của quyết định, không thể hòa hợp với cơ cấu bí tích của Giáo hội Công giáo”.

 

Sau đó, ngài nhắc lại rằng việc thành lập tổ chức này “đã bị Tòa Thánh cấm bằng một lá thư đề ngày 16/1/2023, được tôi đặc biệt phê chuẩn”.

 

Lá thư gửi Dân Chúa ở Đức vào năm 2019

Trong thư, Đức Thánh Cha cũng nhắc lại Lá thư gửi Dân Chúa ở Đức, được công bố vào ngày 29/6/2019: một tài liệu dài 10 trang chia thành 13 điểm, trong đó Giám mục Roma kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Đức hãy đi theo con đường đúng đắn, con đường của Tin Mừng, mà không rơi vào sự trôi dạt theo chủ nghĩa chức năng hoặc giảm thiểu thành những ý thức hệ.

 

Lá thư cũng được đề cập trong tuyên bố của Tòa Thánh vào ngày 21/7/2021, làm rõ rằng con đường công nghị không thể đưa ra các quyết định mang tính giáo lý. Thư nêu rõ rằng nó không có “thẩm quyền bắt buộc các giám mục và tín hữu” phải tuân theo “các hình thức quản trị mới cũng như các cách tiếp cận giáo lý và đạo đức mới”, đồng thời thư kết thúc với hy vọng rằng các đề xuất về con đường của Đức có thể hợp nhất vào con đường hiệp hành của Giáo Hội hoàn vũ.

 

Cầu nguyện, sám hối và thờ phượng, và đi ra để gặp gỡ anh chị em

Nhắc lại tài liệu quan trọng của mình, Đức Thánh Cha viết trong thư gửi bốn nữ học giả Đức rằng ngài vẫn tin rằng “Chúa sẽ chỉ đường cho chúng ta”. “Thay vì tìm kiếm ‘sự cứu rỗi’ trong các ủy ban luôn thay đổi và, với tính tự quy chiếu nhất định, thì thảo luận về các chủ đề tương tự, trong Thư gửi Dân Chúa ở Đức, tôi muốn nhấn mạnh đến nhu cầu cầu nguyện, sám hối và thờ phượng, và mời gọi cởi mở và đi ra để gặp gỡ anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người bị bỏ rơi trước ngưỡng cửa nhà thờ, trên đường phố, trong nhà tù và bệnh viện, quảng trường và thành phố”.

 

Đức Thánh Cha kết thúc với lời cảm ơn các nữ học giả Westerhorstmann, Schlosser, Gerl-Falkovitz và Schmidt vì công việc thần học và triết học đã thực hiện cũng như vì “chứng tá đức tin” của họ.

Ngài kêu gọi: “Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho mối quan tâm chung của chúng ta về sự hiệp nhất”.

 

Các cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma

Liên quan đến con đường đồng nghị, vào ngày 26/7 vừa qua, tại Vatican đã diễn ra cuộc gặp giữa Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, một số người đứng đầu các Bộ của Giáo triều Roma và các đại diện của Hội đồng Giám mục Đức.

 

Cuộc họp là sự tiếp nối của cuộc đối thoại được khởi xướng từ chuyến thăm ad limina của các giám mục Đức vào tháng 11/2022, trong đó các vấn đề thần học và kỷ luật nảy sinh từ Con đường Công nghị đã được thảo luận.

 

Một năm trước, 62 giám mục người Đức đã gặp Đức Thánh Cha trong khoảng một tuần. Đồng thời, họ đã gặp Đức Hồng Y Parolin và những người đứng đầu các Bộ khác trong một cuộc họp liên bộ chưa từng có, được chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Georg Bätzing của Limburg, xác định là “một trường hợp khẩn cấp của việc hiệp hành”.

 

Tại một cuộc họp với báo chí tại Học viện Augustinianum ở Roma để tường thuật về tiến trình, Đức cha Bätzing nói rằng ngài “nhẹ nhõm” trước những cuộc nói chuyện này, trong đó - ngài nhấn mạnh – “mọi thứ, mọi thứ” đã được đặt lên bàn: những lời chỉ trích, những yêu cầu , những đề xuất, “những mối quan ngại từ Roma” và những bối rối.

 

Trên hết, các cuộc gặp gỡ vào tháng 11/2022 với Đức Thánh Cha và Giáo triều là một cơ hội để làm rõ rằng các giám mục Đức không có ý định thực hiện một cuộc “ly giáo”. Đức cha Bätzing nói: “Chúng tôi là Công giáo và chúng tôi muốn tiếp tục như vậy”.

 

Vatican News

Bài cùng chuyên mục:

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 21)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 17)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 162)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 309)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 738)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 428)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 251)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 258)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 265)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi (01/04/2024 07:45:35 - Xem: 287)

Lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7