Giáo hội Việt Nam

Đức Thánh Cha Phanxicô và Bài Giảng Về Năm Ngón Tay

  • In trang này
  • Lượt xem: 956
  • Ngày đăng: 13/02/2023 15:15:26

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có chuyến thăm mục vụ tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo từ ngày 31/01 đến 04/02. Vào ngày 02/02 ngài đã có cuộc gặp gỡ 65.000 người trẻ và giáo lý viên từ khắp mọi miền đất nước đổ về sân vận động Kinshasa, thủ đô Congo. Cuộc gặp gỡ ấy được mô tả là hết sức sinh động, tràn ngập tiếng cười, tiếng hát, và những điệu múa tưng bừng.

 

 

ĐGH gặp gỡ người trẻ tại Congo

 

Đức Thánh Cha đã trò chuyện với các bạn trẻ bằng thứ ngôn ngữ dung dị, sinh động, nhưng không kém phần sâu sắc. Ngài nói với người trẻ: “Thiên Chúa đã đặt quà tặng sự sống, tương lai xã hội và tương lai đất nước vĩ đại của các con trong tay các con… Các con mơ tới một tương lai mới, tương lai ấy sẽ được sinh ra từ bàn tay các con, và hòa bình sẽ đến từ bàn tay các con”.

 

Muốn thế, người trẻ phải làm gì? Hãy nhìn vào bàn tay mình. 

 

Ngón cái: gần trái tim nhất, tượng trưng cho lời cầu nguyện. Cầu nguyện thường bị coi như xa rời những vấn đề cụ thể của đời sống, nhưng lại là “nhân tố căn bản của tương lai”. Đức Thánh Cha thách thức các bạn trẻ: “Các con có muốn lấy việc cầu nguyện làm bí mật của các con, như nguồn nước làm tươi mát linh hồn, như vũ khí các con mang theo, như bạn đồng hành của các con mỗi ngày không?”

 

Ngón trỏ: tượng trưng cho đời sống cộng đồng vì nó chỉ vào những người khác. “Cộng đồng là con đường giúp chúng ta cảm thấy tốt về chính mình và trung thành với ơn gọi đích thực của mình”. Đức Thánh Cha cảnh giác người trẻ về nguy cơ sống cô lập hoặc tham gia những “cộng đồng giả hiệu”.

 

Ngón giữa: cao hơn các ngón khác, tượng trưng cho sự liêm chính. Kitô hữu phải là người được đánh giá cao về đời sống đạo đức, nhất là sự liêm chính. Vì thế Đức Thánh Cha cảnh giác người trẻ đừng để mình bị vướng vào mạng lưới tham nhũng, thay vào đó, hãy trở thành “những người làm biến đổi xã hội, những người biến cái ác thành cái thiện, hận thù thành tình yêu”.

 

Ngón đeo nhẫn: là ngón tay khó đưa lên cao, tượng trưng cho sự khiêm tốn và cần thiết phải tha thứ. Ngài nói: “Tha thứ không có nghĩa là quên đi quá khứ, nhưng là không để nó lặp lại nữa”, và ngài nhấn mạnh: “Những người biết tha thứ là những người kiến tạo tương lai”.

 

Ngón út: nhỏ nhất, tượng trưng cho lời mời gọi trở nên nhỏ bé và phục vụ. Dù người trẻ có thể nghĩ rằng những việc tốt tôi làm được chỉ là giọt nước rơi vào biển cả, chẳng thay đổi được gì, nhưng Đức Giáo hoàng khuyến khích người trẻ: “Chúa Giêsu nói rằng phục vụ là sức mạnh biến đổi thế giới”.

 

Hãy nhìn vào bàn tay, đón nhận và sống những bài học từ bàn tay: cầu nguyện, cộng đoàn, liêm chính, khiêm tốn, phục vụ. Đó sẽ là những bàn tay xây dựng tương lai mới tươi đẹp cho tất cả mọi người.

 

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

giaophanmytho.net

 

Bài cùng chuyên mục:

Lắng nghe Thánh Thần - Đức Cha Phêrô (25/09/2023 07:51:47 - Xem: 18)

Chúng ta cùng cầu nguyện với và cầu nguyện cho các tham dự viên để họ mở lòng đón nhận ơn soi sáng của Thánh Thần, và cách cầu nguyện đơn sơ nhưng rất hiệu quả là lần chuỗi Mân Côi.

Các bài hát gợi ý Chúa Nhật 26 TN năm A (24/09/2023 09:52:05 - Xem: 130)

Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (22/09/2023 08:08:19 - Xem: 685)

Tham gia là một trong ba yếu tố căn bản của Giáo hội hiệp hành. Ở đó, mọi người đều bình đẳng, cộng tác tùy theo ơn gọi của mình và phục vụ lẫn nhau

Tân Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Huế (22/09/2023 07:19:18 - Xem: 437)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, hiện nay là Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Huế.

Thư ngỏ gửi cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận Huế (22/09/2023 06:22:34 - Xem: 479)

Phần tôi, Giuse Nguyễn chí Linh, tôi sẽ đến tuổi hưu (tròn 75 tuổi) vào cuối năm 2024 theo quy định của giáo luật điều 401.

Hội đồng Giám mục: Hội nghị thường niên kỳ II/ 2023 - Ngày III (22/09/2023 05:25:58 - Xem: 192)

Sáng nay, 21 tháng 9, Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi đã chủ tế Thánh lễ kính thánh Matthêu, khởi đầu ngày làm việc thứ III của Hội nghị.

Hội đồng Giám mục: Hội nghị thường niên kỳ II/ 2023 - Ngày II (20/09/2023 17:28:58 - Xem: 635)

Ngày làm việc thứ II của Hội nghị thường niên kỳ II được bắt đầu với cử hành Phụng vụ Giờ Kinh Sáng và Phụng vụ Thánh Thể.

Hội đồng Giám mục bắt đầu Hội nghị thường niên kỳ II/ 2023 (19/09/2023 10:43:43 - Xem: 723)

Hội nghị thường niên kỳ II/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam được tổ chức từ ngày 18 đến 22 tháng 9 năm 2023 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung thành và sáng tạo - Đức Cha Phêrô (18/09/2023 08:35:30 - Xem: 260)

Giáo thuyết chân chính chỉ có thể là ánh sáng, người dẫn đường, một nẻo đường chắc chắn và niềm vui cho tâm hồn.

Các bài hát gợi ý Chúa nhật 25 TN năm A (17/09/2023 08:16:15 - Xem: 570)

Kính thưa quý cha và bạn đọc, nhằm giúp các ca đoàn hát đúng với Phụng vụ của các ngày lễ, Ban Thánh nhạc giáo phận xin gửi đến bạn đọc các bài hát gợi ý

  • Bài viết mới
    • Chứng biếng ăn tâm thần

      Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...

    • Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người

      Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.

    • Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A

      Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

    • Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa

      Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...

    • Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A

      Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

    • Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được

      Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.

    • Cha là ai? Mẹ là ai?

      Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...

    • Từ bỏ nỗi sợ

      Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...

    • Bệnh sĩ

      Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...

    • Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha

      Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy...

    Câu chuyện chiều thứ 7