Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 2 mùa Vọng năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 801
  • Ngày đăng: 06/12/2023 07:11:11

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG, NĂM B

 

Chúng ta phải tìm kiếm một đời sống mới tốt hơn nơi chúng ta đã đánh mất, và chúng ta đã đánh mất nó từ nơi Chúa; vậy thì chúng ta phải đến với Chúa để tìm kiếm.

 

 

1/ HÃY ĐỂ CHO CHÚA TÌM CHÚNG TA

Một vị hiệu trưởng gọi điện thoại đến nhà của một trong những giáo viên của ông để tìm hiểu lý do tại sao hôm nay anh ta không đi dạy học. Ông được một em nhỏ chào đón: “Xin chào?” trong điện thoại di động của bố cháu.

Hiệu trưởng hỏi: “Bố cháu có ở nhà không?”.

-“Có”, đứa trẻ trả lời.

Hiệu trưởng lại hỏi: “Bác có thể nói chuyện với bố cháu được không?”.

-“Không,” giọng nhỏ đáp lại.

Hiệu trưởng hỏi tiếp: “Mẹ của cháu có ở đó không?”.

-“Có,” câu trả lời gửi đến.

-“Bác có thể nói chuyện với bà ấy được không?”

Một lần nữa, giọng nói nhỏ lầm rầm: “Không!”

-“Được rồi,” hiệu trưởng nói, “Có ai ngoài mẹ cháu không?”

-“Có,” đứa trẻ đáp ngay: “Một cảnh sát.”

-“Một viên cảnh sát? Bây giờ bác có thể nói chuyện với cảnh sát không?”

-“Không, ông ấy đang bận,” đứa trẻ rành mạch đáp.

-“Bận bịu chuyện gì?”, hiệu trưởng hỏi.

Câu trả lời của đứa trẻ là: “Trò chuyện với Bố, Mẹ và người lính cứu hỏa.”

-“Lính cứu hỏa? Có hỏa hoạn trong nhà hay sao?” hiệu trưởng hỏi giật.

-“Không,” đứa trẻ lí nhí.

-“Vậy thì cảnh sát và lính cứu hỏa đang ở đó làm gì?”

Vẫn bình tĩnh, giọng nói đứa trẻ đáp lại với một tiếng cười khúc khích nhẹ: “Họ đang tìm tôi!”

*Sẽ khá khó khăn cho “những người cứu hộ” tìm được đứa trẻ nếu nó cứ tiếp tục trốn tránh họ. Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả kêu gọi người dân miền Giuđêa hãy ra ngoài một không gian rộng mở để Chúa tìm thấy họ. Chúng ta có thể ví lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả giống như người lính cứu hỏa gọi đứa trẻ bị lạc mất. Đứa trẻ phải rời khỏi nơi ẩn náu của mình và đi ra ngoài để cảnh sát có thể tìm thấy.

 

2/ “XIN LỖI, TÔI KHÔNG NHẬN RA BÀ!”

Một phụ nữ trung niên trải qua kinh nghiệm cận tử trong phòng phẫu thuật. Bà ấy hỏi Chúa có phải mình sắp chết không. Chúa nói “không” và cho biết rằng bà còn sống được thêm 30 đến 40 năm nữa. Với tất cả tiền bạc tích lũy được trong những năm đóng bảo hiểm nhân thọ, bà ấy quyết định tận dụng chúng bằng cách tiếp tục ở lại bệnh viện để thực hiện một “sự thay đổi hoàn hảo.” Bà gọt mặt, hút mỡ, nâng ngực và làm thon gọn vùng bụng. Bà thậm chí còn thay đổi màu tóc của mình thành màu vàng bạch kim. Bà mau chóng trở thành một phụ nữ “hiện đại”, bà tự hào ra khỏi bệnh viện, nhưng bị ngay một chiếc xe cứu thương chạy quá tốc độ đâm chết ở lối cổng vào. Tại Cửa Thiên Đàng, bà gặp mặt Chúa và nói với Ngài, “Sao Chúa nói rằng con còn sống 30 đến 40 năm nữa?” Chúa trả lời, “Xin lỗi, tôi không biết bà.”

*Người Do Thái không nhận ra Gioan Tẩy Giả, không biết ông là sứ giả hay là chính Đấng Messia

 

3/ “TẠO SỰ KHÁC BIỆT CHO MÀY!”

Ngày nọ, một người đàn ông đi bộ dọc theo bờ biển. Khi nhìn xuống bãi biển, anh thấy một cậu bé đang đưa tay xuống cát, nhặt một thứ gì đó và rất nhẹ nhàng ném nó xuống biển. Khi đến gần hơn, anh ấy gọi: “Chào buổi sáng, chàng trai trẻ! Cậu đang làm gì đấy?”

Người thiếu niên dừng lại, nhìn lên và trả lời: “Tôi đang ném các con sao biển xuống biển.”
– Tại sao bạn lại ném sao biển xuống biển?”, người đàn ông hỏi.
– “Mặt trời mọc và thủy triều đang rút xuống nhanh. Nếu tôi không ném chúng xuống biển, chúng sẽ chết khô.”
– “Nhưng, cậu không biết rằng có hàng dặm bãi biển ở đây và biết bao sao biển nằm rải rác dọc theo đó. Cậu không thể tạo ra sự khác biệt nào đâu!”

Cậu bé lịch sự lắng nghe. Sau đó, cậu quỳ xuống, tiếp tục nhặt một con sao biển khác và ném nó xuống biển, nổi lềnh bềnh trên những cơn sóng dữ dội, và cao giọng… “Tạo sự khác biệt cho mày!”

*Mùa vọng là thời gian để tạo ra sự khác biệt trong chính cuộc sống của tôi.

 

4/ TÌM CHIẾC CHÌA KHÓA MẤT

Một người hàng xóm nhìn thấy Nasuruddin quỳ bò trên hai tay và đầu gối của mình thì hỏi: “Ông đang tìm cái gì vậy, Mullah?”

-“Chìa khóa của tôi.”

Rồi cả hai người đều quỳ xuống tìm kiếm. Một lúc sau, người hàng xóm mới hỏi: “Ông đã đánh mất nó ở đâu?”

-“Ở nhà.”

-“Lạy Chúa! Vậy tại sao ông lại tìm kiếm ở đây?”

-“Vì ở đây sáng hơn!”

*Chúng ta phải tìm kiếm một đời sống mới tốt hơn nơi chúng ta đã đánh mất, và chúng ta đã đánh mất nó từ nơi Chúa; vậy thì chúng ta phải đến với Chúa để tìm kiếm. Trong Mùa Vọng này, chúng ta cần phải đi vào kinh nghiệm sa mạc thiêng liêng, để cảm nghiệm Thiên Chúa, Đấng đang ở đây giữa chúng ta.

 

5/ LÀM CẠN CHIẾC CỐC

Trong truyền thống Thiền tông miền Viễn Đông có câu chuyện về một vị giáo sư một ngày nọ đến thăm đại sư Nan-In. “Chào Sư phụ!”, vị giáo sư nói, “xin dạy tôi những điều cần thiết để tôi có một cuộc sống hạnh phúc. Tôi đã nghiên cứu Sách Thánh, tôi đã đến thăm những người thầy vĩ đại nhất trong xứ sở này, nhưng tôi chưa tìm ra câu trả lời. Xin chỉ giáo cho tôi”.

Vào lúc này, Nan-In bắt đầu phục vụ trà cho khách của mình. Ông ta rót đầy cốc của khách rồi tiếp tục rót và rót, chủ ý để cho trà bắt đầu trào ra vành cốc và khắp bàn, nhưng ông vẫn cứ rót, cho đến khi nước trà chảy thành dòng trên sàn. Vị giáo sư vẫn theo dõi điều này cho đến khi ông không thể kiềm chế được nữa, mới la to: “Quá đủ rồi! Dừng lại! Đừng rót nữa!”.

 -“Giống như chiếc cốc này”, Nan-In nói, “ông có quá nhiều định kiến, ​​suy đoán và bận tâm của riêng mình. Làm sao tôi có thể chỉ đường cho ông trừ khi trước tiên ông phải làm cạn chiếc cốc của tâm hồn?”

*Chúng ta cần dọn sạch tâm hồn khỏi tất cả những thứ không cần thiết và có hại trong những tuần Mùa Vọng này. Hãy làm sạch nó bằng những tâm tình thống hối và cầu nguyện như Gioan Tẩy Giả kêu gọi.

 

6/ “HÃY QUÊN ANH ẤY ĐI”

Có một sự việc thú vị và kích thích suy nghĩ từ thánh Laurensô xứ Ả Rập. Khi băng qua sa mạc trong một cơn bão cát mù mịt, Laurensô đột nhiên nhận thấy rằng một người trong nhóm của mình đã bị bỏ lại phía sau vì bị lạc. Quay sang nhóm, ngài hỏi, “Jasmine đâu?”

-“Quên anh ta đi,” một trong những người dẫn đường nói, “anh ta không chỉ bị bệnh mà còn là kẻ vô dụng!”

Chẳng nói chẳng rằng, Laurensô một mình dũng cảm quay trở lại tìm kiếm người bạn đồng hành đã mất của mình, thậm chí phải chịu rủi ro về tính mạng. Chắc chắn ngài sẽ không yên lòng cho đến khi Jasmine được truy tìm và tái hợp với nhóm.

*Việc Laurensô từ chối bỏ rơi Jasmine đã mất thực sự là một hình ảnh đáng cảm phục; nó nhắc nhở chúng ta về sự quan tâm không ngừng và ân cần của Chúa đối với tất cả chúng ta, những người đã hư mất vì tội.

 

7/ HƯỚNG VỀ CHÚA

Sự quan tâm không mệt mỏi của Thiên Chúa đối với chúng ta được thể hiện một cách hùng hồn nơi cuộc đời các vị thánh, những người luôn nỗ lực tìm kiếm những con chiên lạc và quan tâm đến nhu cầu của những người xung quanh. Thánh Louis IX, vua nước Pháp vào thế kỷ 13, là một mẫu gương hoàn hảo. Triều đại 52 năm của ông vẫn được coi là một trong những thời kỳ hoàng kim nhất của nước Pháp. Ông hiểu rằng Thiên Chúa không đặt ông làm vua để ông có thể vui hưởng bản thân, nhưng để ông thể hiện lòng tốt của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Ông thường đi bộ qua các đường phố trong thành phố để phân phát bố thí cho từng nhóm người. Ông cũng đến các bệnh viện và nhà dành cho những người sắp chết và tự mình chăm sóc những trường hợp đau nặng nhất. Đôi khi, ông mời hai mươi người vô gia cư đến bàn ăn hoàng gia của mình, mà sự bẩn thỉu và mùi hôi thối của họ khiến ngay cả những người lính cận vệ của ông cũng phải ghê tởm. Một lần, khi đang ở ngoài, ngài nghe thấy tiếng rên rỉ từ xa của một người cùi, đó là lời cảnh báo phải tránh xa người bệnh. Nhưng vua Louis đã đi thẳng về phía âm thanh thay vì tránh xa nó và ôm lấy người đàn ông dị dạng gớm ghiếc. Ông đặc biệt chú ý đến việc quản lý tư pháp, đưa ra những cải cách lâu dài trong hệ thống pháp luật. Người viết tiểu sử về  ông thậm chí còn kể về việc đôi khi ông rời Thánh lễ buổi sáng và đi ra ngoài dưới gốc cây sồi gần bìa rừng. Ông sẽ ở đó cả ngày để nghe các khiếu nại và vụ án của thường dân, xử lý một cách nhanh chóng và công bằng để họ không phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc tuân theo các thủ tục tòa án phức tạp.

* Vua Louis luôn hiện diện với thần dân của ông, vì ông nhận ra rằng Thiên Chúa luôn hiện diện với ông. Và Thiên Chúa cũng hiện diện với chúng ta, luôn chờ đợi chúng ta. (E-Priest).

 

8/ DỌN ĐƯỜNG

Về mặt văn hóa, Alexander Đại đế đã truyền bá ngôn ngữ Hy Lạp ra hầu hết thế giới văn minh ba thế kỷ trước Công nguyên. Sau đó nó được chọn như một ngôn ngữ chính thức để truyền đạt Tin Mừng. Về mặt chính quyền, người La Mã đã trang bị một hệ thống luật pháp giúp Tin Mừng có thể phát triển một cách tương đối ổn định. Về mặt giao thông, hệ thống đường sá của người La Mã khiến việc đi lại của các nhà truyền giáo trở nên rất khả thi. (Ernest White.) – Bạn có nghĩ rằng khi Alexander đang mở rộng đế chế của mình, ông  có ý tưởng nào về việc Chúa đang sử dụng ông để dọn đường cho Hài Nhi Bêlem không? Bạn có cho rằng khi người La Mã xây dựng những con đường giúp thương mại trên toàn thế giới, họ có biết rằng họ đang chuẩn bị đường đi cho Vua của các vị vua không? Khi Hoàng đế Augustô ban hành sắc lệnh đòi hỏi tất cả thế giới phải bị đánh thuế và mỗi người phải được ghi danh vào thành phố của mình, bạn có nghĩ rằng ông ta có ý tưởng về việc ông đang tham gia vào việc ứng nghiệm một lời tiên tri cổ xưa về Đấng Messia sẽ sinh ra ở Bêlem? Vào thời điểm Gioan rao giảng trong hoang địa: “Hãy dọn đường Chúa, hãy san phẳng các nẻo đường…” thì Thiên Chúa đã chuẩn bị hàng ngàn năm để tạo ra những điều kiện thích hợp cho sự ra đời của Con Ngài. Sau đó, vào thời điểm viên mãn, Chúa Kitô đã ra đời. Và bây giờ, khoảng 2000 năm sau, Ngài đang mời gọi chúng ta đi theo Con Ngài cho đến tận ngày tận cùng thế giới.

Lm. Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 407)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 396)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 228)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 424)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 280)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 618)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 703)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 259)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 519)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7