Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 21 Thường niên C

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,168
  • Ngày đăng: 19/08/2022 05:42:57

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN, NĂM C

 

 

1/ BA ĐIỀU NGẠC NHIÊN

Đức Giám Mục Fulton J. Sheen, Đấng đáng kính nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ có ba điều ngạc nhiên trên Thiên Đàng. Điều ngạc nhiên đầu tiên là: Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy nhiều người mà chúng ta nghĩ họ được ở trên Thiên đàng lại không có ở đó. Điều ngạc nhiên thứ hai: Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy những người mà chúng ta không bao giờ nghĩ được ở trên Thiên đàng lại đang ở đó. Đó là vì Thiên Chúa xét xử ý định của con người và ban thưởng cho họ một cách công minh. Điều ngạc nhiên thứ ba: Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chính chúng ta cũng ở trên Thiên đàng! Vì việc chúng ta lên Thiên đàng chủ yếu là ơn sủng của Thiên Chúa, chúng ta ngạc nhiên rằng một cách nào đó, Thiên Chúa đã “ra khỏi cách thế của Ngài” để cứu chúng ta, đơn giản vì chúng ta có thiện chí và nỗ lực hợp tác với ơn sủng của Ngài.

 

2/ CỬA HẸP CỦA THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY

Một trong những tấm gương lớn nhất đã bước qua cửa hẹp để đạt đến với sự thánh thiện là thánh  Gioan Maria Vianney. Khi còn là một chủng sinh, ngài luôn là người bị xếp cuối bảng trong lớp của mình. Với tiếng Pháp và tiếng Latinh, ngài là người đội sổ của lớp. Ngài đã không làm được các bài nghiên cứu Thần học. Vì vậy, ngài được yêu cầu rời khỏi chủng viện. Sau đó, ngài được dạy Thần học riêng và được chịu chức linh mục năm 1815. Ba năm sau ngài được bổ nhiệm đến giáo xứ Ars, một giáo xứ, mà sự thực là không có ai đến nhà thờ. Tuy nhiên một vài năm sau, người ta từ khắp nơi bắt đầu hành hương đến Ars. Ngài trở thành cha linh hướng được nhiều người tìm đến nhất.

* Đây là một ví dụ về việc đảo ngược. Thánh Gioan Maria Vianney là người cuối cùng nhưng bây giờ ngài là bổn mạng của các linh mục. Điều gì đã tạo nên điều kỳ diệu đó? Ngài được ân sủng Chúa chạm vào. Phép lạ này sẽ xảy ra cho bất cứ ai cố gắng đi vào bằng cửa hẹp. (Cha Bobby Jose).

 

3/ BẤT NGỜ

“Thiên hạ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”! Một người đàn ông đã chết và đi lên thiên đàng. Thánh Phêrô gặp anh ta ở cổng, dẫn anh ta vào trong và đưa anh đi tham quan nơi này một vòng. Tại một điểm nọ, họ đến một khu đất được bao quanh bởi một bức tường cao. Khi họ đi ngang qua đó, thánh Phêrô nói: “Hãy giữ yên lặng khi bạn đi qua nơi này.” Người đàn ông hỏi: “Tại sao ạ?” Thánh Phêrô trả lời: “Sợ rằng chúng ta có thể làm phiền những người bên trong.” Người đàn ông hỏi: “Ai ở bên trong?” Thánh Phêrô nói, “Những người không Công giáo.”

 * Bạn thấy đấy, những người công giáo nghĩ rằng họ là những người duy nhất trên Thiên đàng. Quả thực, nếu họ biết có những người khác trên Thiên đàng, chắc họ sẽ rất thắc mắc. Thiên đàng không phải là một câu lạc bộ tư nhân. (John Pichappilly trong The Table of the Word; trích dẫn bởi cha Botelho).

 

4/ TRÊN THIÊN ĐÀNG

Theo một người kể chuyện ẩn danh, ba người chết đã tìm thấy nhau trước Cổng Thiên Đàng. Khi được thánh Phêrô hỏi họ đã làm gì để được vào cửa, người đầu tiên trả lời: “Con là một bác sĩ và con đã giúp nhiều người khỏi bệnh.” Thánh Phêrô nhận ông lên Thiên đàng và hỏi người thứ hai tương tự: “Tại sao con được vào đây?” Đáp lại, cô ấy giải thích: “Con là một luật sư và con đã bảo vệ quyền lợi của nhiều người vô tội.” Thánh Phêrô nói: “Chào mừng con đã được đến ngôi nhà vĩnh cửu của con”. Sau đó, ngài đặt câu hỏi tương tự cho ứng cử viên thứ ba, người này trả lời: “Con là quản trị viên của một Tổ chức Y tế và con đã cố gắng điều chỉnh chi phí chăm sóc sức khỏe ở mức tối thiểu.” Sau một lúc suy nghĩ, thánh Phêrô quyết định, ngài nói: “Con có thể vào, nhưng con chỉ có thể được ở lại ba ngày!”

* Câu chuyện về ba người được vào cõi đời đời minh họa sự thật rằng lời nói và việc làm của chúng ta trên dương thế có hậu quả vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa là Thiên đàng có thể chiếm được từ bất kỳ cố gắng nào của con người. Hạnh phúc vĩnh cửu sẽ mãi mãi là hồng ân của Chúa. Tuy nhiên, nó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng không ngừng. (Patricia Datchuck Sánchez).

 

5/ CỬA HẸP

Hàng nghìn hàng nghìn cậu bé lớn lên với trái bóng rổ và mơ về một vị trí trong Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia – cấp bậc chuyên nghiệp. Nhưng chỉ một số ít được chọn mỗi năm. Thật buồn cho những thanh niên, thiếu nữ có tài thể thao mà bị loại bỏ! Hàng nghìn hàng nghìn doanh nghiệp mới được thành lập mỗi năm, nhưng chỉ một số ít người trong xã hội thành công trong công việc. Càng lên cao, các con số càng nhỏ hơn. Hàng nghìn hàng nghìn cặp vợ chồng trẻ mỗi năm đứng trước bàn thờ trong các nhà thờ để cam kết tình yêu của họ với nhau, nhưng có lẽ, một nửa số cuộc hôn nhân này sẽ kết thúc bằng ly hôn. Nhiều cặp vợ chồng ở cùng nhau chỉ vì sự thuận tiện, hoặc để xuất hiện hoặc vì con cái, chứ không còn tình yêu. Ước tính chỉ có khoảng 10 phần trăm sẽ tìm thấy sự viên mãn thực sự trong cuộc hôn nhân của họ. Cánh cửa dẫn đến cuộc sống thành công là một cánh cửa hẹp.

* Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nhắc chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: “Hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì có nhiều người tìm cách vào mà không thể được.” – Để sống thành công đòi hỏi phải có những lựa chọn khó khăn. Làm sao Đức tin Kitô giáo lại có thể đòi hỏi ít hơn?

 

6/ THIÊN TÀI

Có người từng nói với Paderewski, nghệ sĩ dương cầm vĩ đại rằng: “Thưa ông, ông là một thiên tài.” Ông ta trả lời: “Thưa bà, trước khi tôi là một thiên tài, tôi đã là một người làm việc cực nhọc.” Ông nói tiếp: “Nếu một ngày nào đó tôi bỏ qua việc luyện tập, chính tôi nhận thấy điều đó; nếu tôi bỏ tập hai ngày, các nhà phê bình sẽ nhận thấy điều đó; nếu tôi bỏ lỡ ba ngày, gia đình tôi nhận thấy điều đó; nếu tôi bỏ lỡ bốn ngày, khán giả của tôi sẽ nhận thấy điều đó. Cũng có thông tin cho rằng sau một trong những buổi hòa nhạc tại Fritz Kreisler, một phụ nữ trẻ đã nói với ông rằng: “Tôi sẽ cống hiến cả cuộc đời mình để có thể chơi đàn hay như vậy”. Paderewski trả lời: “Đó là những gì tôi đã làm.”

* Cửa thì hẹp. Tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể “trôi dạt” vào Nước Chúa được? Đời sống Kitô hữu là sự phấn đấu không ngừng để làm theo ý Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã nói. Chúng ta phải cố gắng vì có những thế lực xấu bên trong chúng ta và xung quanh chúng ta, luôn kéo chúng ta xuống.

 

7/ CỔNG HẸP

Bạn đã bao giờ ở giữa đám đông đang di chuyển về phía cổng vào một trận bóng đá lớn chưa? Lúc đầu, lối vào có vẻ rộng và mở cho tất cả mọi người, nhưng một khi bạn bắt đầu đi vào trong, bạn nhận ra ra rằng cánh cổng không rộng chút nào. Cánh cổng rộng thu hẹp xuống một cửa quay, nơi bạn bước vào từng người một, và người gác cổng nói: “Vui lòng giữ vé của riêng bạn.”

* Vì vậy, Chúa Giêsu mô tả cánh cửa dẫn đến Nước Trời. Nó bắt đầu rộng và mở cho tất cả – nhưng sau đó là cuộc đấu tranh để đi qua cánh cửa hẹp: từng người một và giữ tấm vé của riêng bạn.

 

8/LÀ CHÍNH MÌNH

Vào năm 1933, Carl Jung đã nhận xét trong cuốn sách của mình, Modern Man in Search of a Soul (Con Người hiện đại trong việc tìm kiếm một linh hồn), rằng không dễ để sống một cuộc đời theo khuôn mẫu của Chúa Kitô, nhưng càng khó hơn là sống cuộc đời mình như Chúa Kitô đã sống cuộc đời của Người. Câu hỏi dành cho các Kitô hữu ngày nay không phải là: “Chúa Giêsu sẽ làm gì?” vì Người đã không đặt chúng ta ở đây để sống cuộc đời của Người như một bản sao, nhưng để sống cuộc đời của chúng ta trong Người. Không ai có thể sống cho tôi, hoặc chết cho tôi, đó là vấn đề. Chúa đã không trao cuộc sống của tôi cho bạn hoặc cuộc sống của bạn cho một ai khác. Không ai ngoài bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về nó. Điều này được viết về Zusya – Giáo sĩ già của Annitol – rằng ngay trước khi chết, ông đã tập hợp các đệ tử xung quanh mình và nói: “Khi tôi chết và đứng trước Thẩm phán của tôi, Chúa sẽ không nói với tôi: ‘Zusya, tại sao con lại không như Môisen?’ Không! Chúa sẽ nói với tôi: “Zusya, ít nhất con phải là Zusya…vậy tại sao con không phải là con?”

 

9/NHỚ TÊN

 “Tôi nói cho bạn biết, tôi không biết bạn đến từ đâu!”: Đã bao nhiêu lần có ai đó đến gần bạn và nói: “Bạn có nhớ tôi không?” Bạn đứng đó và nhìn sâu vào mắt họ, nhưng có lẽ mãi mãi bạn không thể nhớ về người đó. Bạn moi móc đầu óc để tìm một số manh mối, nhưng không tìm được bất kỳ tơ mối nào. Cuối cùng, với một nụ cười, người đó nói: “Tôi đã tham dự tiệc cưới của Tuấn và Nga tám năm trước, và bạn đã làm chứng trong hôn lễ đó. Tôi nghĩ chắc chắn bạn sẽ nhớ đến tôi.” – Đó không phải là quá tự tin sao? Làm thế nào mà bạn có thể nhớ được tên của một người đã dự tiệc cưới năm năm trước? Vâng, đôi khi mọi người mong đợi điều đó từ bạn và tôi, và đôi khi chúng ta cũng mong đợi điều đó từ những người khác.

* Nhưng Chúa Giêsu cảnh báo những ai không làm theo ý của Người rằng Người sẽ không nhận ra họ vào ngày Phán xét cuối cùng.

Lm Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

 

Bài cùng chuyên mục:

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 634)

Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 418)

Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 531)

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 07:45:13 - Xem: 551)

Lời Đức Giêsu khiển trách người Do Thái cũng là lời khuyên chúng ta lo tu luyện lại bản thân từ bên trong, chứ đừng lo phê phán người khác.

Cần làm gì khi đối diện với các xung đột nội tâm? (24/08/2024 10:04:30 - Xem: 254)

Bạn hãy mạnh dạn thưa những lời đó với Đức Giê-su và tâm sự với Ngài về tất cả những cảm xúc đang có ở trong tâm hồn.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 21 TN năm B - 2024 (19/08/2024 15:01:39 - Xem: 535)

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thách thức các môn đệ tin vào Người và đón nhận lời hứa của Người về bánh trường sinh.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 năm B - 2024 (19/08/2024 10:43:32 - Xem: 624)

Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc.

Đức Trinh nữ Maria có giọng nói như thế nào? (14/08/2024 07:54:41 - Xem: 342)

Người ta có thể tưởng tượng được âm sắc giọng nói của Đức Trinh Nữ Maria không? Nơi Mẹ, người ta nghe thấy sự thanh khiết siêu nhiên của Mẹ

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 20 TN năm B - 2024 (14/08/2024 05:35:03 - Xem: 590)

Những ai nhận ra Chúa Giêsu trong Thánh Thể thì cũng nhận ra Ngài nơi anh chị em đau khổ, đói khát, bệnh tật hay tù đày.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 20 TN năm B - 2024 (14/08/2024 05:25:48 - Xem: 543)

Gioan chương sáu là lời giải thích đơn giản của Chúa Giêsu về mặc khải của Chúa về Bánh Hằng Sống được ban cho con người.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7