Giáo hội Công giáo Lào ngày nay
- In trang này
- Lượt xem: 1,170
- Ngày đăng: 04/11/2023 14:32:25
Trong một cuộc trò chuyện với hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, vào cuối tháng 10 vừa qua, tháng Truyền giáo, Đức cha Andrew Souksavath Nouane Asa, Đại diện Tông tòa Giáo phận Pakse ở Lào kể lại kinh nghiệm truyền giáo của ngài ở một quốc gia với số tín hữu vẫn còn khiêm tốn nhưng đầy sức sống.
Một Giáo hội nhỏ bé nhưng năng động
Đức cha bắt đầu như sau: “Tinh thần truyền giáo, hoạt động loan báo Tin Mừng qua việc đi đến các làng và thăm các gia đình Công giáo, hoặc nói về Chúa Giêsu cho những người chưa biết Chúa, với niềm vui trong tâm hồn nhưng cũng không thiếu mệt mỏi vì phải đi bộ hoặc đi xe máy trong rừng hoặc miền núi, đó là điểm đặc biệt của các Kitô hữu ở Lào, một đất nước nhỏ bé thuộc Đông Nam Á. Khi nghĩ về cuộc sống của mình với tư cách là một người đã được rửa tội, rồi là một linh mục và bây giờ là một giám mục, tôi luôn nghĩ về sứ vụ truyền giáo, năng động, không bao giờ đứng yên, luôn hoạt động để mang Tin Mừng đến với mọi thụ tạo. Ở Lào, chúng tôi không biết làm cách nào khác ngoài cách này. Cuộc sống của chúng tôi là truyền giáo mỗi ngày và trong mọi hoàn cảnh. Đơn giản, ít phương tiện, nhưng lại có niềm vui lớn lao khi được như thế. Theo nghĩa này, tôi có thể nói Giáo hội Lào chúng tôi đang hòa hợp sâu sắc và thực hành tông huấn Evangelii Gaudium-Niềm Vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Theo Đức cha Andrew, nét đặc biệt của “đàn chiên bé nhỏ” tín hữu Lào là ở vùng ngoại vi xa xôi nhất của Giáo hội Công giáo trên thế giới. Mọi người thường phải đối diện với sự cô lập, và mới được thay đổi gần đây nhờ chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài của nhà nước, cùng với những khó khăn về giao tiếp vẫn còn tồn tại ở đất nước. Tại một đất nước có 51.000 người Công giáo trong tổng số 7,3 triệu dân và được chia thành bốn Hạt Đại diện Tông tòa: Viêng Chăn, Pakse, Luang Prabang, Savannakhet, trải nghiệm này, trong sự đơn giản và trực tiếp, có một giá trị phổ quát và một mô hình cho tất cả các cộng đoàn Công giáo.
Ơn gọi linh mục
Vị Đại diện Tông tòa kể lại lịch sử ơn gọi của ngài: “Tôi sinh năm 1972 tại thị trấn Pakse, gần nơi ở của Giám mục, trong một gia đình Công giáo. Trước đây cha mẹ tôi đã gặp các nhà truyền giáo và đã được rửa tội. Ông tôi đã giúp đỡ các linh mục người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), như chuẩn bị bữa ăn và trong các hoạt động mục vụ. Cha mẹ tôi rất sùng đạo. Mỗi Chúa nhật, chúng tôi đều đi tham dự Thánh lễ và sau đó nói về Lời Chúa. Mẹ tôi luôn hỏi tôi: Cha đã nói gì trong bài giảng? Lời nào trong Tin Mừng còn đọng lại trong tâm hồn con? Chúng tôi còn cầu nguyện ở nhà. Hạt giống đức tin lớn lên trong tôi. Tôi bắt đầu phục vụ bàn thờ, và cùng tháp tùng các linh mục đi đến các ngôi làng để cử hành các bí tích, nói chuyện và thăm các gia đình trong khu vực. Công việc truyền giáo đó thực sự đã truyền cảm hứng nơi tôi. Ơn gọi linh mục của tôi ngày càng thấm nhuần tinh thần truyền giáo: ra đi, gặp gỡ, an ủi, làm điều tốt cho những người nghèo nhất ở xa”.
Đức cha tiếp tục: “Thỉnh thoảng cha xứ hỏi tôi: Ai sẽ tiếp tục công việc này? Và tôi cũng tự hỏi mình điều đó. Lời mời gọi trở thành linh mục của Chúa đã từ từ hiện lên trong tâm hồn tôi, nhưng không rõ ràng lắm. Chắc chắn động lực truyền giáo qua sự dấn thân cho người khác thu hút tôi. Một ngày đẹp trời, linh mục hỏi tôi: Con muốn làm gì? Con muốn giúp đỡ Giáo hội như thế nào? Con muốn trở thành giáo lý viên, giáo viên hay linh mục? Tôi đáp: ‘Dạ con đây’ và chọn bắt đầu theo học ở tiểu chủng viện. Khi khoảng 16 tuổi, tôi đến sống trong nhà của Giám mục. Tôi học, làm việc với các linh mục, chứng kiến cuộc sống của các ngài, và điều đó mang lại cho tôi niềm vui và sự bình an. Đó là những dấu chỉ công việc của Chúa trong tâm hồn tôi. Sau hai năm, khi tốt nghiệp cấp 3, tôi nhận được học bổng của chính phủ để tiếp tục học đại học và dạy tiếng Anh. Việc học của tôi vẫn tiếp tục”.
Đức cha cho biết thêm, cùng lúc đó, ngài đã thấy công việc mục vụ của các linh mục và nữ tu, những người rất ít trong một khu vực rộng lớn. Sau khi tốt nghiệp trung học, Đức cha người Pháp Pierre-Antonio-Jean Bach, nguyên Đại diện Tông tòa Savannakhet, người thường xuyên đến thăm các vị mục tử ở Pakse, đã đề nghị giúp ngài sang Canada để học, hoàn thành việc học để hướng tới chức linh mục.
Đức cha đã theo học triết học và thần học ở Vancouver và sau đó tại Chủng viện Thánh Giuse ở Edmonton. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của cộng đoàn Edmonton, Đức cha đã hoàn thành việc học và nói sẽ mãi mãi biết ơn họ vì điều đó. Trong quá trình học, Đức cha đã gặp được những linh mục tốt lành, những người đã truyền cảm hứng cho hành trình ơn gọi sau này.
Sau khi học xong, linh mục tương lai trở về quê hương và ước mong đóng góp nhiều nhất có thể. Năm 2006, thầy phó tế được thụ phong linh mục ở Kamphaeng, tại giáo xứ Thánh Giuse, gần Pakse, nơi có 300 gia đình Công giáo sinh sống. Có các nhà truyền giáo, nữ tu và tín hữu tham dự Thánh lễ. Theo ngài, đó là một lễ kỷ niệm đẹp, một hồng ân tuyệt vời từ Thiên Chúa.
Hoạt động mục vụ
Từ đó, tân linh mục bắt đầu cuộc sống của một linh mục quản xứ. Năm 2006 chỉ có ba linh mục trong hạt đại diện, một trong số đó đã rất lớn tuổi. Các linh mục được giao phó việc chăm sóc những người Công giáo rải rác khắp khu vực, lúc đó có khoảng 17.000 người. Cha được phân công khoảng 10 trạm truyền giáo.
Đức cha kể tiếp: “Tôi đến những ngôi làng nơi có người Công giáo quy tụ lại với nhau, đến cả những nơi khó tiếp cận trên núi hoặc trong rừng. Ở một số nơi có 20 gia đình Công giáo, ở những nơi khác có tới 50 gia đình. Tôi luôn luôn di chuyển! Ngày nay công việc cũng không thay đổi: có 64 trạm truyền giáo trong Hạt đại diện Pakse, đôi khi có những nhà nguyện nhỏ bằng gỗ để thờ phượng. Ở đó, các gia đình bản địa tụ họp để cầu nguyện và nghe Lời Chúa, thường do một giáo lý viên hướng dẫn. Công việc mà tôi thực hiện, trước đây cũng như bây giờ, là cử hành các Bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh lễ và tiến hành dạy giáo lý với sự cộng tác của các giáo lý viên, trong đó mỗi trạm truyền giáo có một hoặc hai giáo lý viên. Hiện nay các giáo lý viên vẫn rất quan trọng vì họ thường xuyên theo dõi đời sống đạo của người dân ở các làng quê. Họ là điểm tham chiếu liên tục”.
Đức cha Andrew Souksavath Nouane Asa nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của tôi, hôm qua và hôm nay, là dừng lại, lắng nghe và ở bên mọi người. Tôi luôn sống niềm vui phục vụ. Tôi cảm nghiệm được tình cảm, sự ấm áp của con người, lòng hiếu khách, tôi cảm thấy như ở nhà trong mỗi làng quê. Tôi là ai, tại sao họ lại đối xử tử tế và quan tâm với tôi như vậy, tôi tự hỏi. Họ là những người bản địa, những người nông dân, những người ít học nhưng có ánh mắt trong sáng. Những người kiên trì trước khó khăn và tin tưởng vào Thiên Chúa. Những người sống đức tin như kho báu cần được giữ trong lòng, và họ đã làm như vậy, ngay cả trong những khó khăn hay bách hại trong quá khứ”.
Ngài giải thích, cuộc sống của một linh mục quản xứ luôn luôn chuyển động: thờ lạy Thánh Thể, cầu nguyện, cử hành các Bí tích. Dần dần, quyền tự do hoạt động cũng được mở rộng hơn. Hiện nay các linh mục có thể tự do đi lại và chỉ xin phép khi tụ tập đông người, không có khó khăn hay trở ngại nào trong việc phục vụ hàng ngày.
Đức cha giãi bày: “Sau khi trở thành Giám mục, tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều điều. Lễ tấn phong Giám mục cũng diễn ra vào Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngày 15/8/2022, tại nhà thờ Thánh Giuse ở làng Kamphaeng, cách thành phố Pakse khoảng 30 km về phía bắc. Đó là giáo xứ nơi tôi đã lớn lên. Các Giám mục Lào và Campuchia đã đến, và vị Đại diện Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam cũng có mặt ở đó. Tôi được Đức Maria che chở. Tôi cảm thấy tôi đã được cộng đoàn đồng hành và hỗ trợ”.
Giáo phận đại diện Tông toà Pakse ngày nay
Ngày nay giáo xứ đã mở rộng bao gồm toàn Giáo phận đại diện Tông toà, trải dài khắp bốn tỉnh hành chính dân sự ở miền nam Lào. Tất cả có 22.000 tín hữu và 10 linh mục đều là người địa phương. Thỉnh thoảng, các nhà truyền giáo từ nước ngoài hoặc từ Viêng Chăn đến thăm và hỗ trợ Giáo hội nhỏ bé. Các dòng nữ như Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn và Dòng Mến Thánh Giá phục vụ trong Hạt đại diện và giúp đỡ các linh mục.
Giáo hội có hơn 100 giáo lý viên, đó là sức mạnh và là hồng ân lớn lao. Nhiều người trẻ sống ở những nơi khác nhau trong khu vực. Bốn giáo xứ đã được thành lập. Và như đã đề cập, có hơn 64 trạm truyền giáo.
Về đời sống linh mục, Đức cha Andew cho biết trong Giáo phận đại diện Tông toà Pakse của ngài, các linh mục sống tình huynh đệ hỗ trợ lẫn nhau và nhận được sự trợ giúp từ phía cộng đoàn. Ơn gọi linh mục có tiến triển: hiện đã có hai phó tế đang chuẩn bị được chịu chức linh mục và 12 chủng sinh trẻ ở Savannakhet. Có một số bạn trẻ đến xin ở lại với phục vụ, Đức cha và các linh mục đón tiếp và đang đồng hành với họ trên hành trình đức tin và ơn gọi.
Đức cha kết luận: “Chúng tôi là một Giáo hội nhỏ sống kinh nghiệm hiệp hành trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi lắng nghe mọi người và do đó củng cố cộng đoàn và giúp cộng đoàn ý thức. Chúa Thánh Thần luôn tỏ mình ra và không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên. Thật tốt khi được gặp Chúa và phó thác bản thân cho Người”.
Ngọc Yến - Vatican News
Bài cùng chuyên mục:
Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị phong 21 Hồng y (08/12/2024 09:49:21 - Xem: 136)
Vatican News (07/12/2024) - Vào lúc 4 giờ chiều thứ Bảy ngày 7/12, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị phong 21 Hồng y mới. Đây là công nghị phong Hồng y lần thứ 10 trong hơn 11 năm Đức Thánh Cha Phanxicô lãnh đạo Giáo hội.
Đời sống đạo của người Ý trong bối cảnh Năm Thánh sắp tới (07/12/2024 09:09:14 - Xem: 120)
Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý đã đề cập đến “vùng xám” của đời sống đạo của người Ý, mời gọi đối diện với “vùng xám” một cách trung thực
Động tác lạ đánh dấu lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris (05/12/2024 17:52:18 - Xem: 538)
Nghi thức mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ bắt đầu vào ngày 7-12-2024 với một động tác lạ lùng gậy giám mục của mình, Đức cha Ulrich, Tổng giám mục Paris, sẽ gõ ba lần vào cửa nhà thờ chính tòa.
Thánh giá Năm Thánh 2025 (04/12/2024 05:54:04 - Xem: 282)
Thánh giá chính thức của Năm Thánh 2025, biểu tượng trung tâm của cuộc hành hương Năm Thánh, đã được công bố.
Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh sẽ là cơ hội hoán cải cho mọi người (03/12/2024 18:19:29 - Xem: 96)
Viết lời tựa cho cuốn sách “Năm Thánh Hy vọng”, Đức Thánh Cha mơ về một thế giới hoà bình,
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sẽ được phong chân phước (27/11/2024 11:59:11 - Xem: 642)
Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ ban hành sắc lệnh liên quan đến tiến trình phong chân phước cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
Kinh Năm Thánh 2025 (26/11/2024 08:23:36 - Xem: 485)
Bản dịch Kinh Năm Thánh được thực hiện bởi Linh mục Giuse Lê Công Đức và đã được Đức Giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn phê chuẩn
Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 211)
DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 164)
Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 520)
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
-
Sự dịu dàng là bí mật của lòng chung thủy
Linh mục François Potez đồng hành với các cặp chuẩn bị hôn nhân trong suốt 35 năm, theo linh mục sự dịu dàng là chìa khóa của tình chung...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất